Allah (swt) phán:
{Hỡi
những ai có đức tin! Hãy kiên nhẫn, hãy tuyệt đối kiên nhẫn, hãy kiên quyết
chịu đựng và hãy kính sợ Allah, mong rằng các ngươi được thành đạt.} (Chương 3
– A-li ‘Imran, câu 200).
Sabr (kiên nhẫn chịu đựng): trong việc tuân lệnh Allah (swt) và Thiên sứ của Ngài (saw), trong việc tránh xa những điều tội lỗi và trái lệnh Allah (swt) và Thiên sứ của Ngài (saw), và trong việc đối mặt với những tai họa, những biến cố, những chuyện không lành được Allah(swt) an bài và định đoạt.
Học giả Arra-ghib Al-Asfaha-ni nói về những ý nghĩa của sự kiên nhẫn được nói trong câu Kinh này:
{Hãy
kiên nhẫn}: kiềm hãm ham
muốn và cảm xúc của bản thân để đi theo lý trí và giáo luật.
{Hãy tuyệt đối kiên nhẫn}: hãy chiến
thắng những kẻ ngoại đạo bằng sự kiên nhẫn chịu đựng bởi lẽ họ không có lòng
kiên nhân mạnh mẽ hơn các ngươi (hỡi những người có đức tin).
{Hãy
hãy kiên quyết chịu đựng}: hãy kiên trì trong chiến đấu và quyết không lùi bước
khi chạm trán kẻ thù. Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Một
ngày quyết chiến đấu cho con đường chính nghĩa của Allah tốt hơn cả thế gian và
những gì trong đó” (Albukhari).
{Và
quả thật TA (Allah) sẽ thử thách các ngươi với những điều sợ hãi, sự đói khát,
mất mát tài sản, thiệt hại tính mạng và thất bát mùa màng, hoa quả. Nhưng hãy
báo tin vui cho những người biết kiên nhẫn.} (Chương 2 –
Albaqarah, câu 155).
{Chỉ
những người kiên nhẫn chịu đựng mới hưởng trọn phần thưởng của mình, không cần
phải tính sổ.} (Chương
39 – Azzumar, câu 10).
{Và
chắc chắn ai kiên nhẫn và biết tha thứ thì quả thật đó mới là sự quyết định của
mọi việc.} (Chương 42 -
Al-shura, câu 43).
{Này
hỡi những người có đức tin! Hãy cầu xin sự cứu giúp (của Allah) bằng sự kiên
nhẫn và lễ nguyện Salah. Quả thật, Allah luôn ở cùng với những ai biết kiên
nhẫn chịu đựng.} (Chương 2
– Albaqarah, câu 153).
Hãy cầu xin Allah (swt) sự cứu giúp và phù hộ bằng sự
kiên nhẫn và lễ nguyện Salah; ở đây trong câu Kinh này chỉ để cập đến lễ nguyện
Salah mà không nói đến những hình thức thờ phượng khác mặc dù trong tất cả các
hình thức đều có sự kiên nhẫn, nguyên nhân là vì Allah(swt) muốn nhấn mạnh
tầm quan trọng và thiêng liêng của lễ nguyện Salah. Có Hadith ghi lại rằng mỗi
khi Thiên sứ của Allah (saw) gặp phải điều gì khó khăn, nan
giải hoặc những chuyện phiền lòng thì Người tìm đến lễ nguyện Salah.
{Và
chắc chắn TA thử thách các ngươi cho đến khi TA biết rõ ai là người trong các
ngươi đã chiến đấu anh dũng và kiên trì, và TA thử thách tình trạng của các
ngươi.} (Chương
47 – Muhammad, câu 31).
Allah (swt) thử thách các ngươi hỡi những người có
đức tin bằng cách Ngài ra lệnh cho các ngươi đi chiến đấu Jihad cũng như ra
lệnh cho các người thi hành những điều khó khăn và gian truân khác mục đích để
Ngài công khai những ai kiên nhẫn chịu đựng trong việc tuân lệnh Ngài và những
ai nghịch lại lệnh của Ngài trong số các ngươi.
Hadith số 25: Ông Abu
Malik Al-Harith bin A’sim Al-Ash’ary thuật lại rằng Thiên sứ của
Allah (saw) nói:
“Giữ
vệ sinh là một phần của đức tin man, lời ‘Alhamdulillah’ sẽ làm đầy chiếc
cân, lời ‘Subha-nallah’ và ‘Alhamdulillah’ sẽ phủ đầy trời đất, lễ nguyện salah
sẽ là ánh hào quang, Sadaqah sẽ là bằng chứng, sự kiên nhẫn chịu đựng sẽ là ánh
sáng và Kinh Qur’an sẽ là lời biện hộ hoặc là lời tố cáo. Quả thật, mỗi con
người cứ ra đi vào buổi sáng để bán linh hồn của mình hoặc là y sẽ giải thoát
cho nó hoặc y sẽ hủy diệt nó” (Muslim).
Chiếc cân là một
công cụ dùng để xác định mức lượng của đồ vật về sự nặng nhẹ, nhiều ít của nó
... Nói về chiếc cân ở Ngày Sau thì một số học giả nói rằng đó là một chiếc cân
thực sự dùng để cân trọng lượng của các việc làm của các bề tôi của Allah (swt),
hoặc là các việc làm sẽ được ban cho hình thể để cân hoặc là sẽ cân các tờ ghi
chép các việc làm để xác định sự nặng nhẹ của các việc làm tốt và xấu.
Lễ nguyện Salah là ánh hào quang có nghĩa
là lễ nguyện Salah sẽ là ánh sáng dẫn đường cho chủ nhân của nó trên con đường
chân lý ở cõi đời này và soi rọi cho chủ nhân của nó đi qua chiếc cầu Sirat ở
Ngày Sau để đến vơi Thiên Đàng. Ibnu Umar thuật lại lời của Thiên
sứ (saw) về lễ nguyện Salah:
“Ai
chu đáo giữ gìn và duy trì nó thì nó sẽ trở thành ánh sáng, bằng chứng và sự
cứu rỗi cho y vào Ngày Phục Sinh, còn ai không giữ gìn và duy trì nó thì y sẽ
không có ánh sáng, không có bằng chứng và sự cứu rỗi vào Ngày Phục Sinh và vào
Ngày đó y sẽ ở cùng với Qa-run, Fir’aun, Hamaan và Ubai bin Khalaf ” (Ahmad).
Sadaqah là bằng chứng có nghĩa
là điều để chứng minh cho đức tin man của một người bề tôi.
Sabr (sự kiên nhẫn chịu đựng) là ánh sáng: ánh sáng mạnh
hơn ánh hào quang, nó như một chiếc đèn pha soi rọi trong bóng tối và chốn u
mê.
Kinh Qur’an sẽ là lời biện hộ hoặc là lời
tố cáo: nếu người bề
tôi thực hiện và chấp hành theo mệnh lệnh của Nó, tránh xa những điều Nó nghiêm
cấm thì Nó sẽ biện hộ cho y trước Allah (swt); còn nếu người bề tôi không chấp
hành theo mệnh lệnh của Nó, không tránh xa những điều Nó nghiêm cấm thì Nó sẽ
tố cao y trước Allah (swt). Một Hadith được mam Ahmad ghi lại qua lời thuật
của Abu Ama-mah rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Các
ngươi hãy đọc Qur’an bởi quả thật Nó sẽ đến cầu xin ân xá cho các ngươi vào
Ngày Phục Sinh”.
Quả thật, mỗi con người cứ ra đi vào buổi
sáng để bán linh hồn của mình hoặc là y sẽ giải thoát cho nó hoặc y sẽ hủy diệt
nó: giải thoát có nghĩa là giải cứu nó khỏi
sự trừng phạt của Allah (swt) bằng sự tuân lệnh và thờ phượng Ngài, còn hủy
diệt có nghĩa là khiến nó rơi vào Hỏa Ngục qua các hành vị tội lỗi, bất tuân và
trái nghịch mệnh lệnh của Allah (swt).
* Bài học từ Hadith:
- Hadith cho biết ân phúc của những lời tụng niệm
“Zikir”.
- Hadith thúc người bề thực hiện nhiều lễ nguyện Salah
bởi vì nó là ánh hào quang dẫn đường cho người Muslim một cách an toàn trên thế
gian, và bởi vì nó ngăn những việc làm tội lỗi và trái lệnh.
- Làm Sadaqah nhiều là bằng chứng chứng minh sự trung
thực trong đức tin man và khlaas (sự thành tâm).
- Hadith cho biết ân phúc của sự kiên nhẫn chịu đựng.
- Qur’an là hiến pháp của người Muslim, tất cả mọi giáo
luật, mọi giáo lý, mọi giáo điều đều phải trở về với Nó.
- Mỗi con người sống trên thế gian này cần phải lao động,
phải làm để không trở thành vô nghĩa, và người Muslim nên biết tận dụng tuổi
đời của mình trong việc tuân lệnh Allah (swt).
Hadith số 26: Ông Abu
Sa’eed Sa’ad bin Sinaan Al-Khudri thuật lại: Những người
Al-Ansar (cư dân Madinah) cứ đến xin Thiên sứ của Allah (saw) và Người
đã cho họ, rồi họ đến xin Người thì Người cứ cho họ, Người cho họ hết những gì
Người có được. Người (saw) nói với họ khi mà Người đưa hết
mọi thứ cho họ với chính đôi tay của người:
“Những
gì tốt đẹp có được ở nơi Ta thì Ta không bao giờ chừa nó lại mà không cho các
người; ai đi xin vì quá túng quẩn (sợ bản thân làm bậy) thì Allah sẽ ban bổng
lộc cho y trở nên trong sạch và an lòng; ai e ngại không xin vì thấy mình đủ
thì Allah sẽ cho y giàu có (mở những cánh cửa bổng lộc cho y để y tìm kiếm); và
ai kiên nhẫn chịu đựng thì Allah phù hộ cho y thêm kiên nhẫn chịu đựng; và điều
tốt nhất mà ai đó được ban cho chính là lòng kiên nhẫn chịu đựng” (Albukhari,
Muslim).
* Bài học từ Hadith:
- Hadith cho thấy
sự rộng lượng của Thiên sứ (saw) cũng như phẩm chất cao đẹp của
Người.
- Sự giàu có không phải là nhiều của cải vật chất mà sự
giáu có là giáu có ở tâm hồn và tấm lòng.
- Hadith kêu gọi con người nên biết hài lòng và có lòng
tự trọng, bởi lòng tự trọng là danh dự của một người.
- Đức tính tốt đẹp nhất và cao quý nhất trong phẩm chất
đạo đức là lòng kiên nhẫn chịu đựng.
Hadith số 27: Ông Abu
Yahya Suhaib bin Sinaan thuật lại lời của Thiên sứ (saw):
“Thật
đáng ngạc nhiên cho mọi sự việc của người có đức tin rằng lúc nào họ cũng đạt
được điều tốt lành, và đặc ân này chi dành riêng cho họ: Khi họ gặp điều lành
họ tạ ơn Thượng Đế thì Ngài sẽ ban thêm điều tốt và ghi nhận ân phước cho họ;
còn khi họ gặp điều không tốt lành, họ kiên nhẫn chịu đựng thì họ cũng sẽ được
đền bù điều tốt và được ghi nhận ân phước” (Muslim).
* Bài học từ Hadith:
- Hadith cho thấy rằng cuộc sống của người Muslim mặc dù
có bằng phẳng, có gập ghềnh, có điều tốt lành và có điều dữ nhưng tất cả đều là
sự tốt lành và ân phước cho họ ở nơi Allah (swt).
- Người có đức tin trọn vẹn luôn tạ ơn Allah (swt) khi
gặp được điều tốt lành và luôn kiên nhẫn chịu đựng khi đối mặt với nghịch cảnh
và điều không tốt lành; rồi họ gặt hái được điều tốt đẹp ở cả hai cõi. Riêng
người thiếu đức tin man thì mỗi khi họ gặp điều chẳng lành thì họ than khóc
và oán trách, và điều đó làm cho họ trở nên không nhận thức được ân huệ của
Allah(swt) và càng ngày càng rời xa Ngài hơn.
Hadith số 28: Ông Anas bin Malik thuật lại rằng khi bệnh tình của Thiên sứ (saw) trở nên nặng hơn, nhìn thấy Thiên sứ khó nhọc trong cơn đau thì Fatimah đã nói: Thiệt khổ thân cha quá rồi! Thiên sứ của Allah (saw) bảo Fatimah:
“Sau
ngày hôm nay cha của con sẽ không còn phải khổ nữa đâu”.
Rồi khi Thiên sứ của Allah (saw) lìa trần
thì Fatimah nói:
“Cha
ơi, Thượng Đế sẽ đáp lại lời cầu xin của cha! Cha ơi, Thiên Đàng Firdaus sẽ là
nơi ở của cha! Cha ơi, thông tin cái chết của cha sẽ được đưa đến đại Thiên
Thần Jibril!”.
Khi Thiên sứ của Allah (saw) được chôn
chất thì Fatimah nói với các Sahabah:
“Linh
hồn các người sẽ tốt lành vì đã rải đất lên Thiên sứ của Allah (saw)” (Albukhari).
* Bài học từ Hadith:
- Được phép
nhắc đến người chết về những phẩm chất tốt đẹp và điều tốt lành của họ.
- Hadith cho thấy sự kiên nhẫn và chịu đựng của Thiên
sứ (saw) về cơn đau và mê sản của cái chết.
Hadith số 29: Ông Abu Zaid Usa-mah bin Zaid bin Ha-rithah thuật lại: Con gái (Zaynap) của Thiên sứ (saw) đã cử người đến báo cho Người rằng con trai của bà đang hấp hối và kêu Người đến chứng kiến. Thiên sứ của Allah (saw) gởi lời Salam và nói:
“Quả
thật những gì Ngài đã lấy và những gì Ngài đã cho đều là của Ngài, tất cả đều
có thời hạn ấn định ở nơi Ngài, hãy kiên nhẫn chịu đựng và hy vọng ân phước”.
Bà Zaynap lại cử người đến gặp Thiên sứ của Allah (saw) lần nữa
và thề rằng Người phải đến chỗ bà. Thế là Người đứng dậy và đi, cùng với Người
có Sa’ad bin Ubadah, Mu’azd bin Jabal, Ubai bin Ka’ab, Zaid bin Thabit và một
số các vị Sahabah khác (cầu xin Allah (swt) hài lòng về họ). Khi đến nơi,
người ta bế đứa bé lên cho Thiên sứ của Allah (saw) và đặt nó
vào lòng của Người, lúc đó, cơ thể Người rung lên và đôi mắt Người ngấn lệ.
Sa’ad nói khi nhìn thấy Người khóc: Thưa Thiên sứ
của Allah, thế này là sao? Người nói:
“Đây
là lòng trắc ẩn mà Allah đã đặt nó trong trái tim của các bề tôi của Ngài, và
quả thật Allah chỉ thương xót người bề tôi nào có lòng thương xót” (Albukhari,
Muslim).
* Bài học từ Hadith:
- Được phép gọi những người có phúc đến chỗ của người
đang hấp hối để mong sự cầu nguyện của họ.
- Hadith kêu gọi tình yêu thương và lòng nhân từ đối với
tạo vật của của Allah(swt) đặc biệt là đối với con người.
- Hadith như một lời nhắc nhở không nên để trái tim chai
cứng và đôi mắt thì vô cảm.
- Được phép khóc thương cho người thân, bạn bè đã ra đi
trở về với Allah(swt), nhưng không vật vã, khóc than, oán trách và gào thét kêu
la.
- Hadith kêu gọi người bề tôi phải kiên nhận chịu đựng
khi có sự mất mát tài sản và con cái, và hãy hi vọng ân phước nơi Allah(swt) về
những tai họa Ngài đã giáng xuống.
Hadith số 30: Ông
Suhaib thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) kể:
“Ở
thời trước các ngươi có một vị vua, vị vua này có một thầy phù thủy riêng,
chuyên phục vụ cho ông. Khi thầy phù thủy này đã già, ông ta nói với nhà vua:
Quả thật, thần bây giờ đã lớn tuổi, xin bệ hạ tìm một cậu bé gởi cho thần để
thần truyền lại phép thuật. Thế là nhà vua đã chọn một cậu bé để làm truyền
nhân của lão phù thủy. Trên tuyến đường đến chỗ của lão phù thủy, cậu bé phải
đi ngang qua chỗ của một vị tu sĩ. Mỗi khi đi ngang qua chỗ của vị tu sĩ thì
cậu bé thường ngồi lại để nghe vị tu sĩ này giảng đạo, cậu bé rất thích nghe
lời giảng đạo của vị tu sĩ. Cứ như vậy, trước khi đến chỗ của lão phù thủy thì
cậu bé đều ghé qua chỗ của vị tu sĩ để nghe ông giảng đạo, và cậu bé thường bị
lão phù thủy đánh đòn do thường xuyên đến trễ. Cậu bé than phiền điều đó với vị
tu sĩ và vị tu sĩ bảo cậu bé: Nếu con sợ lão phù thủy thì con hãy nói rằng lý
do trễ là do gia đình và nếu con sợ người nhà thì con hãy nói lý do trễ là do
lão phù thủy. Sự việc cứ diễn ra như thế cho đến một ngày nọ, trên đường đi có
một con vật khổng lồ xuất hiện, nó gây trở ngại mọi người. Lúc đó, cậu bé nói
với lòng: ngày hôm nay mình sẽ biết rõ trong hai người, lão phù thủy hay vị tu
sĩ, ai là người tốt nhất và ai là người của chân lý? Thế là cậu bé lấy một cục
đá và nói: Lạy Thượng Đế, nếu việc của người vị tu sĩ là điều yêu thích đối với
Ngài hơn là việc của lão phù thủy thì Ngài hãy giết chết con vật này để mọi
người đi lại bình thường và không bị cản trở nữa. Nói xong, cậu bé liền ném vào
con vật và giết chết con vật đó và để mọi người đi qua. Cậu bé kể lại sự việc
cho vị tu sĩ nghe thì vị tu sĩ nói: này con trai của ta, ngày hôm nay con đã
trở nên tốt hơn ta; quả thật, ta thấy điều sẽ xảy ra với con, chắc chắn con sẽ
bị thử thách, và nếu con bị thử thách thì chớ tìm đến ta. Và cậu bé có thể chữa
khỏi chứng mù mắt và bệnh hủi và cậu thường bốc thuốc chữa các chứng bệnh khác
cho mọi người.
Một vị quan thần của nhà vua mắc chứng bệnh
mù, nghe đồn rằng cậu bé có thể chữa khỏi chứng mù mắt nên ông tìm đến cậu bé,
ông mang theo nhiều quà cáp, ông nói với cậu bé: Những món đồ này sẽ là của cậu
nếu cậu chữa cho tôi sáng mắt trở lại. Cậu bé nói: Quả thật tôi không thể ban
sự khỏi bệnh cho ai cả mà chính Allah Tối Cao mới là Đấng ban cho sự khỏi bệnh,
bởi quả thật tôi tin nơi Allah Tối Cao, tôi cầu xin Ngài và Ngài cho tôi khỏi
bệnh. Thế là vị quan đó đã tin nơi Allah và được Allah Tối Cao ban cho khỏi
bệnh. Rồi ông ta đến ngồi nơi mà ông thường ngồi trong lúc họp triều cùng với
nhà vua. Nhà vua hỏi ông ta: Ai đã mang lại ánh sáng cho ngươi vậy? Ông trả
lời: Thượng Đế của tôi. Nhà vua bảo: Ngươi có một vị Chúa khác ngoài ta à? Vị
quan đó trả lời: Đó là Allah, Ngài là Chúa của tôi và là Chúa của Ngài. Thế là,
nhà vua đã mang ông ta đi trừng phạt, nhà vua đã hành hạ ông ta cho đến khi ông
chỉ ra cậu bé. Nha vua cho quân lính mang cậu bé đến, nhà vua nói với cậu bé:
này con trai ta, ta đã nghe về phép thuật của con, con có thể chữa khỏi cho
bệnh mù và phong cùi, và con còn có thể chữa khỏi nhiều căn bệnh khác nữa. Cậu
bé nói: Quả thật, tôi không thể chữa khỏi bệnh cho một ai cả mà chính Allah Tối
Cao mới là Đấng ban cho sự khỏi bệnh. Nhà vua cho người mang cậu bé đi hành hạ
và bắt phạt đau đớn cho đến khi cậu bé chỉ ra vị tụ sĩ. Nhà vua cho quân lính
mang vị tu sĩ đó đến, nói: Ngươi hãy từ bỏ tôn giáo của ngươi. Vị tu sĩ không
làm theo, thế là nhà vua bảo quân lính mang một cái cưa đến, bắt vị tu sĩ để
lên giá cưa và cưa đứt đầu của vị tu sĩ; tiếp tục nhà vua ra lệnh mang vị quan
thần đến và bảo: ngươi hãy từ bỏ tôn giáo của ngươi, vị quan thần không tuân
theo, nhà vua đặt y lên giá cưa và cưa đứt đầu; sau đó nhà vua ra lệnh cho quân
lính mang cậu bé đến, nhà vua nói với cậu bé: ngươi hãy từ bỏ tôn giáo của
ngươi, cậu bé không làm theo, nhà vua ra lệnh cho quân lính mang cậu bé lên một
đỉnh núi nọ và căn dặn: khi lên tới đỉnh núi hãy bảo cậu ta từ bỏ tôn giáo của
cậu ta, nếu cậu bé không chịu từ bỏ tôn giáo của cậu ta thì các ngươi ném cậu
ta xuống dưới núi. Nhóm quân lính chấp hành mệnh lệnh của nhà vua mang cậu bé
leo lên đỉnh núi, khi leo đến đỉnh núi, cậu bé cầu nguyện nói: Lạy Allah, xin
Ngài hãy ngăn cản họ với những gì Ngài muốn. Thế là quả núi chấn động làm cả
nhóm quân lính rơi hết xuống núi. Cậu bé quay lại tìm đến nhà vua, nhà vua nói
với cậu bé: Họ đã làm gì ngươi? Cậu bé nói: Allah Tối Cao đã ngăn họ. Nhà vua
lại ra lệnh cho một nhóm quân lính khác mang cậu bé lên một chiếc thuyền và đưa
cậu bé ra ngoài biển khơi và căn dặn: nếu cậu bé không chịu từ bỏ tôn giáo của
cậu bé thì các ngươi hãy thả cậu bé xuống biển. Nhóm quân lính nghe theo lệnh
mang cậu bé ra đi, cậu bé cầu nguyện nói: lạy Allah xin Ngài hãy ngăn họ lại
với những gì Ngài muốn. Thế là Allah làm cho họ chìm thuyền và cứu cậu bé. Cậu
bé lại quay về tìm đến nhà vua. Nhà vua nói với cậu bé: họ đã làm gì ngươi? Cậu
bé nói: Allah Tối Cao đã ngăn họ. Quả thật, ngài không thể giết chết được tôi
trừ phi ngài làm theo điều tôi chỉ bảo ngài. Nhà vua nói: đó là gì? Cậu bé nói:
ngài hãy cho tập hợp mọi người lại trên một ngọn đồi, ngài treo tôi lên trên
thân cây chà là, ngài hãy dùng một cây tên trong bao đựng tên của tôi, rồi ngài
đặt cây tên chính giữa cung tên rồi nói: Bismillah Rabbi Al-Gulam (Nhân danh
Allah, Thượng Đế của cậu bé). Nhà vua làm như lời của cậu bé và bắn tên đi, mũi
tên trúng vào vùng thái dương của cậu bé và cậu bé lấy tay đặt ở vùng thái
dương của cậu và cậu bé chết. Lúc bấy giờ, mọi người đều nói: Tôi tin tưởng nơi
Thượng Đế của cậu bé. Nhà vua ra lệnh đào một cái hào và cho đốt lửa trong đó,
nhà vua nói: ai không từ bỏ tôn giáo của y thì ta sẽ quẳng kẻ đó vào trong hố
lửa. Tất cả mọi người nói: ông cứ quẳng chúng tôi vào theo ý của ông. Thế là
nhà vua đã cho ném lần lượt từng người vào trong cái hố lửa đó. Đến lượt một
người phụ nữ trên tay bế một đứa trẻ đang còn nằm nôi, người phụ nữ này đã chân
chừ nhảy vào trong hố lửa vì nghĩ đến đứa con bé bổng vô tội .. nhưng đứa trẻ
còn nằm nôi đó đã cất lên tiếng nói: mẹ ơi, hãy kiên nhẫn chịu đựng, bởi quả
thật mẹ đang ở trên điều chân lý. Thế là người mẹ đã nhảy vào trong hố lửa” (Muslim).
* Bài học từ Hadith:
- Được phép nói dối trong chiến tranh và trong lúc cứu
bản thân trước sự hủy diệt.
- Người có đức tin bị thử thách để chứng thực đức tin(swt)man
cũng như để khẳng định lời nói chân lý.
- Hy sinh bản thân cho con đường chính nghĩa của Allah
Tối Cao và trong việc công khai và tuyên bố điều chân lý.
- Quả thật, Allah Tối Cao thể hiện điều chân lý và ban
thắng lợi cho những người của chân lý, Ngài đánh bại điều bất công và sai quấy.
- Trong Hadith cho chúng ta biết rằng một người được phép
hy sinh tính mạng nếu điều đó mang lại sự cải thiện cho tôn giáo nói chung.
- Trong câu chuyện này đã khẳng định phép màu của Qur’an
bởi vì Nó đã thông điệp về những điều không nhìn thấy trong quá khứ đã bị lịch
sử lãng quên. Đó là lời Kinh mà Allah(swt) phán kể trong chương 85 –
Al-Buruj:
{Đám
người Ukhdud thật đáng nguyền rủa. Lửa bằng củi đốt. Chúng ngồi bên trên
cái hào nhìn ngắm. Và chúng chứng kiến những gì mà chúng đang làm đối với những
người có đức tin. Và điều khiến chúng hận thù họ chỉ vì họ tin tưởng nơi Allah,
Đấng Uy quyền tối cao và đáng ca ngợi. Ngài là Đấng chế ngự và vận hành trời
đất, và Allah là Nhân chứng cho mọi sự việc.} (Chương 85, câu
4 – 9).
- Giảng đạo và làm rõ một vấn đề bằng những câu chuyện là
phương pháp hiệu quả nhất, đây là phương pháp của Kinh Qur’an.
Hadith số 31: Ông Anas
bin Malik thuật lại: Thiên sứ của Allah (saw) đi ngang
qua một người phụ nữ đang ngồi khóc bên một ngôi mộ thì Người bảo:
“Hãy kính sợ Allah và hãy kiên
nhẫn chịu đựng”.
Người phụ nữ đó nói: Ông hãy tránh xa tôi
ra, cứ mặc kệ tôi, bởi vì ông không gặp phải chuyện đau buồn giống như tôi nên
không biết nó như thế nào. Có lời bảo người phụ nữ đó: Đó là Nabi (saw) đấy.
Thế là bà đến nhà của của Thiên sứ (saw) nhưng bà không thấy
bất cứ người canh gác nào trước cửa nhà của Người, bà nói với Thiên sứ của
Allah (saw): Tôi thực sự đã không biết Người. Thiên sứ
của Allah (saw) nói với người phụ nữ đó:
“Quả
thật, sự kiên nhẫn chịu đựng là ở cú sốc đầu tiên” (Albukhari).
Trong lời dẫn của Muslim thì có nói thêm “Người phụ nữ khóc cho đứa con nhỏ của bà”.
* Lời của Thiên sứ nói với người phụ nữ “Hãy kính sợ Allah và hãy kiên nhẫn chịu đựng”:
học giả Al-Qurtubi nói: Hadith cho thấy người phụ nữ đã khóc một cách vượt mức
bình thường gần như thái quá trong biểu hiện cảm xúc.
* Bài học từ Hadith:
- Sự không kiên nhẫn chịu đựng phủ nhận lòng Taqwa (lòng
kính sợ Allah và sự ngoan đạo).
- Kiên nhẫn chịu đựng được khen ngợi ở người chủ thể của
nó là lúc vừa gặp phải cú sốc chứ không phải vào thời điểm sau đó bởi lẽ thời
gian sẽ làm nguôi ngoai và quên đi chuyện đau buồn.
- Sự khiêm tốn của Thiên sứ (saw) và tấm
lòng nhân hậu của Người đối với những người không hiểu biết.
- Phải kêu gọi, khuyên bảo nhau làm điều đúng và ngăn cản
những điều sai.
- Hadith là bằng chứng cho thấy dược phép viếng thăm mộ đối
với phụ nữ, bởi vì nếu không được phép thì Người (saw) đã cấm
người phụ nữ đó.
Hadith số 32: Ông Abu Huroiroh thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Allah,
Đấng Tối Cao phán rằng: Phần thưởng mà TA dành cho người bề tôi của TA ở nơi TA
khi mà TA đã lấy mất đi người thân thương nhất của y không gì khác là hơn Thiên
Đàng” (Albukhari).
* Bài học từ Hadith:
- Một trong những biến cố đau thương nhất xảy đến cho con
người là mất đi người thương yêu nhất của mình.
- Người Kafir (người vô đức tin) cho dù có làm việc thiện
thế nào thì cũng không gặt hái được điều gì ở nơi Allah (swt) vào Ngày Sau
bởi vì không có đức tin man.
Hadith số 33: Bà
A’ishah thuật lại rằng bà đã hỏi Thiên sứ của Allah (saw) về bệnh
dịch hạch, Thiên sứ của Allah (saw) cho bà biết:
“Đó là một sự trừng phạt mà Allah Tối Cao gởi xuống cho ai
Ngài muốn, đồng thời Allah lấy nó làm hồng phúc cho những người có đức tin: bất
cứ ai mắc bệnh dịch hạch, y ở lại trong xứ của y một cách kiên nhẫn chịu đựng
cùng với niềm hy vọng ân phước (nơi Allah), y biết rằng việc y mắc phải căn
bệnh đó là sự định đoạt và an bài từ nơi Allah dành cho y, thì y sẽ được ban ân
phước giống như ân phước của người chết Shaheed” (Albukhari).
Ibnu Alaan nói: Nếu người có đức tin luôn hy vọng ân
phước từ nơi Allah(swt), y nhận thức được rằng việc y mắc phải bệnh dịch hạch
đều do sự an bài của Allah(swt), cho dù y có cố trốn tránh thì cũng không
thoát, y không cảm thấy chán nản và buồn phiền, y lúc nào cũng tin nơi Thượng
Đế của y dù trong lúc khỏe mạnh hay trong lúc bệnh hoạn; thì y sẽ được ban
phước giống như ân phước của người Shaheed.
Một số học giả nói: Quả thật sự kiên nhẫn chịu đựng cho
căn bệnh dịch hạch sẽ tránh được sự trừng phạt nơi cõi mộ.
* Bài học từ Hadith:
- Ai bị mắc phải căn bệnh dịch tại một nơi nào đó thì y
đừng rời khỏi nơi đó để không mang dịch bệnh đến những nơi khác.
- Ân phước của Shaheed không giới hạn ở việc đi chiến đấu
Jihad nơi sa trường, mà còn bao gồm nhiều trường hợp khác nữa: người mắc bệnh
dịch, người chết chìm, người chết do mang thai, người chết cháy, người bệnh
chướng bụng, ...
Hadith số 34: Ông Anas
bin Malik thuật lại: Tôi đã nghe Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Quả
thật Allah – Đấng Tối Cao phán: Khi TA giáng họa lấy đi đôi mắt của
người bề tôi của TA nhưng y kiên nhẫn chịu đựng thì TA sẽ đền bù lại cho y
Thiên Đàng” (Albukhari).
* Bài học từ Hadith:
- Thiên sứ của Allah (saw) đặc biệt
nói đến đôi mắt vì đôi mắt là bộ phận yêu thích nhất đối với con người.
- Thiên Đàng là phần đền bù to lớn hơn bởi vì sự hưởng
thụ của đôi mắt sẽ biến mất khi cuộc sống trần gian không còn, nhưng sự hưởng
thụ nơi Thiên Đàng thì vĩnh hằng.
{Chỉ
những người kiên nhẫn chịu đựng mới hưởng trọn phần thưởng của mình, không cần
phải tính sổ.} (Chương 39 -
Al-Zumar, câu 10).
Hadith số 35: Ông Ataa'
bin Abu Rabaah thuật lại rằng ông bn
Abbas đã từng bảo ông: Anh có muốn tôi
chỉ cho ông thấy một người phụ nữ sẽ là cư dân nơi Thiên Đàng không?
Tôi trả lời có. Ông ấy nói: Người phụ nữ da đen này đã đến gặp Thiên sứ của
Allah (saw) và
bảo: Quả thật tôi bị chứng động kinh và tôi thường cởi bỏ quần áo của mình mỗi
khi phát bệnh, xin Người hãy cầu xin Allah(swt) cho tôi. Thiên sứ của
Allah (saw) nói:
“Nếu
cô kiên nhẫn chịu đựng thì cô sẽ được Thiên Đàng còn nếu cô muốn cầu xin, Ta sẽ
cầu xin Allah cho cô khỏi bệnh”.
Người phụ nữ đó nói: Tôi sẽ kiên nhẫn chịu
đựng, nhưng quả thật tôi hay cởi bỏ quần áo trên người mỗi khi phát bệnh vậy
xin Người hãy cầu xin Allah(swt) đừng để tôi cởi bỏ
quần áo khỏi người nữa, thế là Thiên sứ của Allah (saw) đã
cầu xin cho người phụ nữ đó mỗi khi phát bệnh không còn cởi bỏ quần áo khỏi
người nữa. (Albukhari, Muslim).
* Bài học từ Hadith:
- Sự kiên nhẫn chịu đựng về những tai họa cũng như những
điều không tốt lành được an bài trên thế gian sẽ hưởng được Thiên Đàng.
- Điều trị bệnh tật bằng sự Du-a (cầu nguyện Allah) cùng
với niềm hy vọng tha thiết và chân thành là phương pháp chữa bệnh hiệu quả.
- Chọn lấy tinh thần nhiệt quyết tốt hơn khi thấy một
người có khả năng chịu đựng một điều gì đó mang lại thêm nhiều ân phước.
Hadith số 36: Ông Abu
Adurrahman Abdullah bin Mas’ud thuật lại: Giống như tôi đang xem Thiên sứ
của Allah (saw) kể về hình ảnh của một vị Nabi trong số các vị Nabi
(cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho họ), Người bị cộng đồng của Người
đánh đập làm chảy máu, Người lấy tay lau máu trên mặt và nói:
“Lạy
Allah, xin Ngài hãy tha thứ cho cộng đồng của bề tôi, bởi quả thật họ không
biết” (Albukhari, Muslim).
Cụm từ “Kể về hình ảnh của một vị Nabi” trong Hadith:
theo sự thuật lại của Ubai bin Amru Allaythi thì vị Nabi đó chính là Nuh; còn
Al-Qurtubi thì nói rằng quả thật Thiên sứ của Allah (saw) chính là
người kể và người được kể, có nghĩa Thiên sứ của Allah kể về chính mình.
* Bài học từ Hadith:
- Sự kiên nhẫn chịu đựng của các vị Nabi trên con đường
truyền bá và kêu gọi thiên hạ trở về với Allah(swt).
- Phẩm chất đạo đức cao quý và tấm lòng nhân hậu của các
vị Nabi. Và sự nhân hậu và đức hạnh chỉ có ở những người biết kiên nhẫn và được
ban cho phần phúc lớn như Allah(swt) đã phán:
{Và
không ai được phú cho lòng nhân hậu đó ngoại trừ những người thực sự kiên nhẫn,
và không ai được phú cho bản chất cao đẹp đó ngoại trừ người có phúc phần lớn
(được vào Thiên Đàng).} (Chương 41 – Fussilat, câu 35).
Hadith số 37: Ông Abu Saeed Al-Khudri và ông Abu Huroiroh thuật
lại rằng Nabi (saw) nói:
“Không
một điều gì người muslim gặp phải từ những sự khổ cực, đau bệnh, buồn phiền
cũng như những rủi ro mà không được Allah xóa đi tội lỗi cho dù chỉ là việc đạp
phải một cái gai đi chăng nữa” (Albukhari, Muslim).
* Bài học từ Hadith:
- Những bệnh tật, mất mát, thiệt hại, buồn phiền, đau
thương mà Allah(swt) giáng xuống cho người có đức tin là chỉ nhằm để xóa đi
tội lỗi cho y.
- Người bề tôi có đức tin nơi Allah(swt) phải kiên
nhẫn chịu đựng trong mọi hoàn cảnh bởi điều đó mang lại kết quả tốt đẹp cho bản
than y.
{Và
quả thật TA (Allah) sẽ thử thách các ngươi với những điều sợ hãi, sự đói khát,
mất mát tài sản, thiệt hại tính mạng và thất bát mùa màng, hoa quả. Nhưng hãy
báo tin vui cho những người biết kiên nhẫn.} Al-Baqarah: 155
(Chương 2).
Hadith số 38: Ông(swt)bn
Mas-ud thuật lại, ông nói: Tôi vào thăm
Thiên sứ của Allah (saw) khi Người bị sốt nặng và tôi nói: Thưa Thiên sứ của Allah, quả thật Người bị
sốt nặng quá. Người (saw) bảo:
“Phải
rồi, Ta đang phải chịu cơn sốt bằng cả cơn sốt của hai người”.
Tôi nói: Thế thì có phải Người sẽ được hai
ân phước đúng không? Nabi (saw) bảo:
“Đúng thế đấy, mỗi người Muslim gặp họa
từ một chiếc gai cho đến những gì to tát hơn đều được Allah xóa đi những tội
lỗi cho y và làm cho các tội lỗi rơi khỏi cơ thể y giống như những chiếc lá rơi
rụng từ thân cây của nó.” (Albukhari,
Muslim).
* Còn trong một lời dẫn khác được Albayhaqi ghi lại rằng
ông Abu Sa’eed thuật lại: Tôi vào thăm Thiên sứ của Allah (saw) lúc Người
lên cơn sốt, tôi đặt tay mình lên bên trên vải len thì tôi thấy cái nóng của
cơn sốt ở trên vải len. Tôi nói: Thưa Thiên sứ của Allah, cơn sốt của Người
thật nóng quá. Người (saw) nói:
“Toàn
thể các vị Nabi chúng ta là như thế, cơn đau được nhân đôi lên giống như ân
phước được nhân đôi”.
* Bài học từ Hadith:
- Ân phước được ban cho qua nhiều dạng tai họa cùng với
sự kiên nhẫn.
- Các vị Nabi là những người chịu nhiều tai họa và bị
nhiều thử thách nhất trong nhân loại, bởi vì họ là những người có tinh thần
kiên nhẫn mạnh mẽ nhất và đức tin(swt)man trọn vẹn nhất và bởi vì Allah(swt) đã
lấy họ làm tấm gương cho nhân loại.
Hadith số 39: Ông Abu
Huroiroh thuật lại rằng
Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Người
nào mà Allah muốn ban cho y điều tốt thì Ngài khiến y gặp nạn” (Albukhari).
* Bài học từ Hadith:
- Tai họa, biến cố, và những điều rủi ro không phải là
điều xấu cho những người có đức tin mà đó chỉ là thứ Allah(swt) muốn tốt
cho họ: hoặc là Ngài dùng nó để xóa đi tội lỗi hoặc là Ngài dùng nó để ban thêm
ân phước.
- Người có đức tin hãy nên lạc quan trong bất cứ mọi hoàn
cảnh của cuộc sống.
Hadith số 40: Ông Anas bin Malik thuật lại Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Khi
ai đó trong các người gặp phải tai họa thì y đừng có ý muốn chết, mà nếu như
hoàn cảnh khiến y phải làm thế thì y hãy nói:
(Ollo-humma ahyini ma ka-nat
alhaya-tu khoiron li wa tawaffani
i-zha ka-nat alwafa-tu khoiron li).
(Lạy Thượng Đế, xin Ngài hãy để bề tôi
sống nếu cuộc sống là điều tốt cho bề tôi và xin Ngài hãy để bề tôi chết nếu
cái chết là điều tốt cho bề tôi)” (Albukhari,
Muslim).
* Bài học từ Hadith:
- Phó thác cho Allah(swt) trong việc lựa chọn sự
sống hay cái chết.
- Cấm sự ước muốn và nghĩ đến cái chết khi gặp phải tai
họa trên thế gian, mà hãy kiên nhẫn trên những sự an bài của Allah(swt) và
cầu xin Ngài sự an lành và phó thác cho Ngài.
- Tuy nhiên, không phải là điều Makruh nếu như mong muốn
được chết vì nỗi nhớ Allah(swt), hoặc mong muốn chết Shaheed trên con đường
chính nghĩa của Allah(swt) hoặc mong muốn chết để được chôn trong vùng đất
thiêng liêng hoặc lo sợ Fitnah cho tôn giáo.
Hadith số 41: Ông Abu
Abdullah Khabbab bin Al-Arat t thuật lại: Chúng tôi đến than
phiền với Thiên sứ của Allah e, (trong một lời dẫn khác thì nói:
chúng tôi đến than phiền với Thiên sứ của Allah về việc chúng tôi đang chịu cảnh
đàn áp dữ dội từ phía người thờ đa thần), lúc đó Thiên sứ của Allah (saw) đang nằm
gối đầu trên chiếc khăn quấn đầu của Người dưới bóng mát của Ka’bah. Chúng tôi
nói: Chẳng lẽ Người không cầu xin Allah giúp chúng tôi, chẳng lẽ Người không
cầu nguyện cho chúng tôi sao? Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Quả
thật, có một người đàn ông trước thời các ngươi bị người ta đào hố và ném y
xuống đó, rồi người ta mang cưa ra và cưa người đó ra làm hai từ đỉnh đầu
xuống, họ lấy chiếc lược sắt cào hết thịt ra khỏi xương của anh ta. Nhưng điều
đó không làm anh ta từ bỏ đạo của mình. Ta thề bởi Allah rằng tôn giáo này
(Islam) chắc chắn sẽ được hoàn thiện tốt đẹp và (sẽ được vững mạnh) đến nỗi một
người đi đường từ San’aa đến Hadramaut sẽ không phải lo sợ bất cứ điều gì ngoại
trừ Allah ngay cả con sói đi cùng với con cừu của y. Tuy nhiên, các ngươi luôn
vội vã và hấp tấp.” (Albukhari).
* Bài học từ Hadith:
- Ca ngợi và tuyên dương cho sự kiên nhẫn và chịu đựng
mọi khó khăn trong tôn giáo; ghét sự vội vã và hấp tấp. Allah, Đấng tối Cao phán:
{Hoặc
phải chăng các ngươi nghĩ rằng các ngươi sẽ vào Thiên Đàng trong lúc các ngươi
chưa hề từng trải qua những thử thách tương tự (những thử thách) mà những người
đã qua đời trước các ngươi đã nếm?! Họ đã từng trải qua những nghịch cảnh và
hoạn nạn và họ dao động tình thần đến nỗi vị Thiên sứ (Muhammad) và những tín
đồ cùng với Y đều phải than: “Bao giờ sự cứu giúp của Allah mới đến?”. Chẳng
phải sự cứu giúp của Allah đang rất gần kề hay sao?!} (Chương 2 –
Albaqarah, câu 214).
- Lời tiên tri của Thiên sứ (saw) về sự lan
rộng và bành chướng của(swt)slam và người Muslim sẽ sống trong yên bình không
phải lo âu và sợ hãi. Đây là một trong những điều chứng minh sự thật về sứ mạng
Thiên sứ của Người (saw).
- Các vị Sahabah của Thiên sứ (saw) luôn kiên
nhẫn và chịu đựng bằng cả trái tim hài lòng và vững chắc đức tin. Sự than phiền
của họ không phải là vì họ đã chán nản và tuyệt vọng trước sự giúp đỡ của Allah(swt) mà
thật ra họ thấy rằng cuộc sống trong sự yên bình không lo âu sẽ toàn tâm toàn ý
cho việc thờ phượng và hành đạo hơn cũng như sẽ tìm thấy hạnh phúc trọn vẹn
hơn.
- Nền tảng căn bản của người ngoan đạo là khi họ gặp phải
thử thách thì họ sẽ kiên nhẫn và chịu đựng để vượt qua.
- Ở mọi thời đại, kẻ thù của islam luôn tìm đủ mọi
cách để gây hại những người có đức tin, còn người Muslim thì cứ mãi kiên nhẫn
chiến đấu để vượt qua để duy trì và củng cố đức tin man.
- Tôn giáo islam là tôn giáo yên bình và phúc lành.
Hadith số 42: Ông ibnu Mas’ud thuật lại: Vào ngày sau trận chiến Hunain trở về, Thiên sứ của Allah (saw) đã ưu ái cho một số người trong việc phân chia chiến lợi phẩm nhằm để cảm hóa tấm lòng của họ với slam. Người (saw) đã cho Al-Aqra’ bin Habis một trăm con lạc đà, cho Uyainah bin Hisn cũng giống như vậy, và Người (saw) đã cho một số người có tiếng tâm và địa vị trong dân Ả Rập mục đích để thắt chặt lòng của họ với slam, Người đã ưu ái cho họ rất nhiều vào ngày hôm đó trong phân chia chiến lợi phẩm. Thế là một người đã nói: Thề bởi Allah(swt), sự phân chia này thật sự không công bằng chút nào, nó được phân chia không phải vì sắc diện của Allah(swt). Tôi nói: Thề bởi Allah(swt), chắc chắn tôi sẽ nói lại cho Thiên sứ của Allah (saw). Thế là, tôi đến gặp Người và nói lại cho Người về những gì người đó đã nói. Nghe xong, sắc mặt Người thay đổi vị giận trông như con kì giông mặt đỏ. Sau đó, Người nói:
“Còn
ai có thể công bằng nếu Allah và Thiên sứ của Ngài không công bằng .. Allah đã
thương xót Musa, quả thật Người đã bị hành hạ và chịu nhiều tổn thương hơn điều
này nhưng Người đã kiên nhẫn chịu đựng”.
Nghe Thiên sứ của Allah (saw) nói vậy,
tôi liền nói với lòng mình: Thật là điều không đúng cho hành động của mình, từ
đây về sau mình sẽ không đem chuyện như thế này thưa lại với Người nữa. (Hadith
do Albukhari và Muslim ghi lại).
* Giải thích một số điều liên quan đến
Hadith:
Hunain là tên của một thung lũng nằm giữa Makkah và Ta-if
phía sau khu vực Arafat, khoảng cách từ Hunain với Makkah chừng hơn mười dặm
tức khoảng gần 20 cây số.
Uyainah bin Hisn là một người có tiếng tâm và địa vị
trong dân Ả Rập. Ông là một trong những người được cảm hóa trái tim của họ với islam,
ông đã vào islam trước khi chinh phục được Makkah, ông đã cùng tham chiến
trong trận Hunain và Ta-if, ông đã bỏ đạo sau khi Thiên sứ của Allah (saw) qua đời
nhưng sau đó ông quay trở lại với islam.
Al-Aqra’ bin Habis, tên của ông thật ra không phải là
Al-Aqra’, Al-Aqra’chỉ là biệt danh của ông, Al-Aqra’ có nghĩa là hói đầu, do
ông bị hói đầu nên ông được đặt cho biệt danh như vậy. Ông là một trong những
người cầm đầu bộ tộc Tamim, ông là người được mọi người nể trọng trong thời
Jahiliyah và trong(swt)slam.
Người đàn ông buông lời nói Thiên sứ của Allah (saw) đã phân
chia không công bằng là người thuộc dân Ansaar (cư dân Madinah).
* Bài học từ Hadith:
- Thiên sứ của Allah (saw) là một
con người phàm tục giống bao người bình thường khác, cũng có xúc cảm, biết
giận, biết hờn và biết vui buồn ..
- Các vị Nabi, các vị Thiên sứ của Allah luôn phải hứng
chịu nhiều nỗi đau thể xác lẫn tinh thần, nhưng họ luôn chịu đựng và kiên nhẫn
vì Allah(swt) và vì sứ mạng được Ngài giao phó.
- Sự sáng suốt của Thiên sứ (saw) trong
việc cảm hóa các trái tim.
- Khuyến khích người Muslim không chấp nhất những người
thiếu hiểu biết khi họ gây gổ và nên đáp trả lại họ với những lời bằng
an. Allah
Tối Cao phán:
{Và
bầy tôi của Đấng Rahman (Allah) là những ai đi lại trên mặt đất với dáng điệu
khiêm tốn và khi người ngu dốt
gây gổ với họ thì họ chỉ đáp lại “Xin cho được bằng an!”.} (Chương 25 –
Al-Furqan, câu 63).
Hadith số 43: Ông Anas bin Malik thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Khi
nào Allah muốn cho người bề tôi của Ngài điều tốt đẹp thì Ngài sẽ vội trừng
phạt y ngay tại trên thế gian, còn khi nào Allah muốn điều xấu cho người bề tôi
của Ngài thì Ngài giữ tội của y lại cho đến khi y bị đưa về trình diện Ngài vào
Ngày Phục Sinh. Quả thật, phần thường to lớn đi cùng với sự thử thách to lớn,
và quả thật khi nào Allah yêu thương một nhóm người nào đó thì Ngài sẽ thử
thách họ; bởi thế, ai hài lòng thì sẽ được hài lòng còn ai giận dữ cho điều thử
thách thì y chỉ có nhận được sự phẫn nộ.” (Tirmizdhi
ghi lại và ông nói: Hadith tốt).
* Bài học từ Hadith:
- Con người được thử thách tùy theo đức tin iman của
họ.
- Kiên nhẫn và chịu đựng trước những tai họa và bệnh tật
sẽ tẩy sạch các tội lỗi.
- Một trong những dấu hiệu cho thấy người bề tôi ngoan
đạo được Allah(swt) yêu thương là thường gặp nhiều những thử thách.
- Người có đức tin phải biết hài lòng với những tai họa gặp phải, không nên chán nản, tuyệt vọng và giận dữ.
Hadith số 44: Ông Anas
bin Malik thuật lại: Con trai của Abu
Talhah bị bệnh, khi Abu Talhah đi ra
ngoài thì đứa bé qua đời. Sau đó, Abu Talhah trở về nói: tình hình con trai của
ta sao rồi? Ummu Sulaim tức mẹ của đứa bé nói: tình trạng của nó vẫn như cũ. Rồi
bà mang đến cho ông bữa tối, ông dùng bữa tối rồi đi ngủ với bà (có quan hệ
giao hợp trong đêm đó). Sau khi đã xong thì bà mới nói với ông rằng đứa bé đã
được chôn cất. Thế là sáng ra, Abu Talhah đến
gặp Thiên sứ của Allah nói lại sự việc cho Người biết. Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Tối qua các ngươi có chuyện ‘cô
dâu chú rễ’ không?”.
Abu Talhah nói: Thưa có. Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Lạy Allah, xin Ngài hãy ban phúc
cho hai người họ!”.
Sau đó, bà Ummu Sulaim đã hạ sinh một đứa
bé trai. Abu Talhah bảo tôi: Con hãy bế nó đến co Nabi (saw) và
ông gởi kèm theo một vài quả chà là khô. Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Có mang theo nó (đứa bé) cái gì không?”.
Tôi nói: Thưa có, một vài quả chà là khô.
Thiên sứ của Allah (saw) lấy
chà là khô nhai rồi bỏ vào trong miệng của em bé và lấy tay cọ chà là được nhai
vào lợi của nó và đặt tên cho nó là Abdullah. (Albukhari
và Muslim ghi lại).
Trong riêng lời dẫn của Albukhari thì có nói thêm:(swt)bnu
Uyainah nói: Một người đàn ông thuộc cư dân Ansaar nói: Tôi đã nhìn thấy chín đứa con trai, tất cả chúng đều đọc
Qur’an, tức ý nói chín đứa con trai đó là của Abdullah.
Còn trong riêng lời dẫn của Albukhari thì lời Hadith được
ghi lại như sau:
Đứa con trai của Abu Talhah từ bà Ummu
Sulaim chết. Bà Ummu Sulaim bảo gia đình của bà: Mọi người đừng nói cho Abu
Talhah biết về đứa con của ông, tôi muốn là người nói cho ông ấy biết điều đó.
Rồi Abu Talhah trở về, bà dọn bữa tối cho ông ấy, ông ấy đã ăn và uống, rồi bà
đã làm đẹp cho mình đẹp hơn cả trước đây khiến ông ấy động long và ngủ với bà.
Sau khi ông ấy ăn no và đã ngủ với bà thì bà nói: Này Abu Talhah, ông có thấy
rằng nếu một nhóm người mượn một món đồ rồi người chủ món đồ sau đó đòi lại thì
họ có quyền ngăn cản người chủ đó không? Abu Talhah nói: Không. Bà nói: Con trai
của ông đã được trả lại. Abu Talhah nghe xong liền tức giận nói: Bà để tôi vui
vẻ xong rồi bà mới cho tôi biết về con trai của tôi ư? Thế là ông đến gặp Thiên
sứ của Allah (saw) và kể lại sự việc. Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Cầu xin Allah ban phúc cho người trong đêm qua của hai
người!”.
Sau đó, bà đã mang thai. Thiên sứ của
Allah (saw) trong một chuyến đi xa và ba cũng đi cùng
với Người. Thiên sứ của Allah (saw) thường khi trở về
Madinah từ một chuyến đi xa thì Người không vào Madinah (lúc đêm). Khi mọi
người tiến gần đến Madinah thì bà trở dạ, Abu Talhah phải ở lại với bà và Thiên
sứ tiếp tục cuộc hành trình. Abu Talhah nói: Lạy Thượng Đế, quả thật Ngài biết
rõ rằng khi Thiên sứ ra đi tôi yêu thích ra đi cùng với Người và khi trở vào
thì tôi thích trở vào cùng với Người, nhưng có điều đã cản trở bề tôi như Ngài
đã thấy.
Bà Ummu Sulaim nói: Này Abu Talhah, tôi
không đau lắm đâu, tôi đau cũng giống như những lần đau đẻ trước, không có gì
đâu, chúng ta hãy tiếp tục lên đường.
Và hai người họ vẫn tiếp tục lên đường và
bà vẫn trong tình trạng đau bụng chuyển dạ. Rồi khi tới nơi thì bà đã hạ sinh
một bé trái. Mẹ tôi nói với tôi: Này Anas! Không ai được phép cho nó bú cho tới
khi nào con bế nó đến cho Thiên sứ của Allah (saw) vào
ngày mai. Sáng ra tôi bồng em bé đến cho Thiên sứ của Allah ... (toàn bộ
Hadith).
* Giải thích một số chi tiết liên quan:
Ummu Sulaim trong thời Jahiliyah là vợ của Malik bin
Annadr tức cha ruột của Anas. Khi islam đến thì bà đã vào islam và nghịch
lại với chồng bà. Ông Malik tức giận bà và bỏ đi đến Sham và chết ở đó. Sau đó,
bà cưới Abu Talhah, đứa bé qua đời trong Hadith là anh em cùng mẹ khác cha với
Anas.
Ibnu Uyainah chính là Sufyan bin Uyainah, là người bạn
thân thích của imam Malik, một trong người thời tiếp theo sau Ta-bi’een.
* Bài học từ Hadith:
- Trong Hadith là một hình ảnh của một người phụ nữ ngoan
đạo đầy đức tin(swt)man.
- Sự kiên nhẫn chịu đựng trước cái chết của đứa con là
tấm gương cho những người phụ nữ Muslim.
- Ai kiên nhẫn chịu đựng và chấp nhận sự an bài của Allah(swt) với
niềm hy vọng điều tốt lành khác ở trên thế gian và ở cõi Đời Sau thì Ngài sẽ bù
lại cho y điều tốt đẹp hơn những gì đã mất.
- Người Muslim khi gặp phải những mất mát đau thương thì
hãy kiên nhẫn chịu đựng và hãy nói như Thiên sứ của Allah (saw) đã chỉ
dạy:
“Bất
kỳ người Muslim nào khi gặp phải chuyện mất mát đau thương, y nói những lời mà
Allah ra lệnh cho y:
‘Inna
lillah wa(swt)nna(swt)layhi ro-ji’un. Ollhum ma’jurni fi musi-bati wa akhlif li
khoiran minha’ - ‘Quả thât, bầy tôi thuộc về Allah và chắc chắn bầy tôi
phải quay về với Ngài. Lạy Allah, xin Ngài hãy ban ân phước cho bề tôi về tại
họa của bề tôi và xin Ngài ban cho bề tôi thứ khác tốt hơn’ thì
chắc chắn Allah sẽ bù lại cho y thứ khác tốt hơn.” (Muslim).
- Tên tốt đẹp nhất trong các tên nên đặt cho con cái là tên Abdullah.
Hadith số 45: Ông Abu
Huroiroh thuật lại rằng Thiên sứ của
Allah (saw) nói:
“Mạnh
không phải là dùng sức vật ngã người khác mà là phải biết kiềm hãm bản thân khi
nóng giận” (Albukhari, Muslim).
* Bài học từ Hadith:
- Người được cho là có sức mạnh hơn người không phải là
người thường xuyên vật ngã đối phương mà người có sức mạnh đích thực là người
biết chế ngự và kiềm chế cơn giận của bản thân mình.
- Hadith mang ý nghĩa ca ngợi và đề cao việc kiềm chế và
dằn cơn giận của bản thân. Đây là một phẩm chất tốt đẹp cho thấy tinh thần kiên
cường và nhẫn nhục của một người. Allah(swt) mô tả người biết kiềm chế cơn
giận là người thuộc những người ngoan đạo và làm tốt, Ngài phán:
{Và
các ngươi hãy nhanh chân đến với sự Tha thứ nơi Thượng Đế của các ngươi và hãy
nhanh chân đến Thiên Đàng nơi mà khoảng rộng của nó bao la bằng trời đất, được
chuẩn bị cho những người ngoan đạo * Những người đã chi tài sản cho chính
nghĩa của Allah lúc giàu cũng như lúc nghèo, những người biết kiềm chế cơn
giận, những người luôn
lượng thứ và bao dung với mọi người. Và Allah là Đấng luôn yêu thương những
người làm tốt.} (Chương 3 –
Ali-Imran, câu 133 - 134).
-islam thay đổi quan niệm về sức mạnh trong thời
Jahiliyah thành ý nghĩa nhân văn và xã hội.
- Chiến đấu với bản ngã còn gian nan và khó khăn hơn cả
chiến đấu với kẻ thù.
- Nên tránh xa cơn nóng giận bởi cơn nóng giận chỉ mang lại điều hại cho bản thân và xã hội. Chính vì lẽ nay nên khi một người đàn ông đến gặp Nabi (saw) và nói với Người: “Xin hãy cho tôi lời khuyên” thì Nabi (saw) bảo: “Đừng tức giận” và Người lặp lại như vậy nhiều lần. (Albukhari).
Hadith số 46: Ông
Sulayman bin Surad thuật lại: Có lần tôi đang ngồi cùng với Thiên sứ của Allah (saw) thì
có hai người chửi nhau, một trong hai người đỏ mặt vì cơn giận, đến mức muốn
kết liễu người kia. Thế là Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Quả
thật, Ta biết một lời nói nếu y nói thì những gì y đang gặp phải sẽ tan biến.
Nếu y nói ‘A’u-zdu billa-hi minash shaytan’ thì những gì y gặp phải sẽ tan biến”.
Các vị Sahabah nói với người đó: Quả thật,
Thiên sứ của Allah (saw) nói: Anh hãy nói
‘A’u-zdu billa-hi minash shayta-nir raji-m’.” (Albukhari
và Muslim).
* Bài học từ Hadith:
- Thiên sứ của Allah (saw) dạy chúng
ta điều làm tan biến cơn nóng giận của chúng ta, đó là hãy cầu xin Allah(swt) che
chở tránh khỏi Shaytan bởi vì Shaytan là nguyên nhân của cơn nóng giận, nó đốt
cháy bằng lửa và liều thuốc để đánh đuổi Shaytan là cầu xin Allah(swt) che
chở tránh khỏi nó. Allah(swt) phán:
{Và
nếu có một đề nghị của Shaytan xâm nhập đầu óc của Ngươi (Muhammad) thì hãy cầu
xin Allah che chở bởi vì Ngài Hằng Nghe và Hằng Biết (mọi sự việc).} (Chương 7 –
Al’Araf, câu 200).
- Thiên sứ của Allah (saw) lúc nào cũng quan tâm chỉ dạy và hướng dẫn các tín đồ của Người những điều tốt đẹp.
Hadith số 47: Ông
Mu’azd bin Anas thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Ai
kiềm chế cơn giận trong lúc y có khả năng và thừa sức đáp trả đối phương để hả
cơn giận thì vào Ngày Phục sinh Allah, Đấng Tối Cao sẽ hô gọi y từ bên trên đầu
của nhân loại, và Allah sẽ để y lựa chọn các nàng trinh nữ Hur-ain tùy thích” (Abu Dawood,
Tirmizdi và ông nói: Hadith tốt).
* Có sự ghi nhận rằng ông Al-Husain con trai của Ali có
một người nô lệ chuyên để hầu hạ riêng cho ông. Vào một ngày nọ người nô lệ này
mang chậu nước đến cho ông làm Taha-rah, sau khi ông Al-Husain làm Taha-rah
xong, người nô lệ cúi xuống lấy chậu nước mang đi thì sơ ý làm đổ lên người của
ông, ông đã đập vỡ cái chậu, người nô lệ nhìn Al-Husain nói: - {những
người biết kiềm chế cơn giận} thì ông nói: quả thật ta đã dằn lại cơn giận; người
nô lệ lại nói: - {những người luôn
lượng thứ và bao dung với mọi người} thì ông Al-Husain nói: quả thật, ta đã tha thứ cho
cậu; người nô lệ lại tiếp tục nói với ông Al-Husain: - {Và
Allah là luôn yêu thương những người làm tốt} thì ông
nói: cậu đi đi, giờ cậu được tự do vì sắc diện của Allah(swt).
* Bài học từ Hadith:
- Kêu gọi người tín đồ kiềm chế cơn giận.
- Kiềm chế cơn giận khi có khả năng hành động để hả cơn
giận là biểu hiện của lòng vị tha, bao dung, một bản chất tốt đẹp đáng ca ngợi
của islam.
Hadith số 48: Ông Abu Huroiroh thuật lại rằng có một người đàn ông đến gặp Thiên sứ của Allah (saw), nói: Xin Người hãy cho tôi lời khuyên! Thiên sứ của Allah (saw) nói với người đàn ông đó:
“Chớ đừng nóng giận”
Thiên
sứ của Allah (saw) đã lặp đi lặp lại câu nói này. (Albukhari).
* Bài học từ Hadith:
Hadith là lời di huấn nhắc nhở các tín đồ nên biết kiểm
soát bản thân bằng cách dập tắt cơn giận khi nó đến, bởi vì sự nóng giận thường
làm con người mất đi lí trí và sự khôn ngoan và khiến y hành động xấu làm ảnh
hưởng đến bản thân và xã hội.
Mặc dù, cơn giận là điều bị(swt)slam ghét tuy nhiên nếu cơn giận vì Allah(swt) và vì Thiên sứ của Ngài thì cơn giận đó được khen ngợi chẳng hạn nổi giận khi thấy ai đó làm điều mà Allah (swt) và Thiên sứ của Ngài (saw) nghiêm cấm.
Hadith số 49: Ông Abu
Huroiroh thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Người
có đức tin nam và người có đức tin nữ vẫn bị thử thách về thể xác, tiền bạc tài
sản và con cái cho đến khi y trở về trình diện Allah mà không có bất cứ tội lỗi
nào” (Tirmizdi ghi lại và ông nói Hadith tốt Sahih).
* Bài học từ Hadith:
- Những người có đức tin sẽ luôn gặp phải những thử thách
khác nhau, và đó không phải là một sự trừng phạt và ghét bỏ của Allah(swt) đối
với họ, mà ngược lại, đó là hồng ân và sự thương xót Ngài đã muốn dành cho họ;
bởi lẽ qua những thử thách Allah(swt) sẽ xóa tội và ban cho ân phước nếu
người có đức tin biết kiên nhẫn chịu đựng. Điều này được Allah(swt) báo
tin khi Ngài phán:
{Và
quả thật TA (Allah) sẽ thử thách các ngươi với những điều sợ hãi, sự đói khát,
mất mát tài sản, thiệt hại tính mạng và thất bát mùa màng và hoa quả. Nhưng hãy
báo tin vui cho những người biết kiên nhẫn.} (Chương 2 –
Albaqarah, câu 155).
Hadith số 50: Ông ibnu Abbas thuật lại: Uyainah bin Hisn đến ghé nhà của người cháu ruột (đứa con của người anh (em) của ông) Al-Hur bin Qais – là một người cận kề Umar bin Alkhattaab và cũng là một trong những người đọc Qur’an và tham gia bàn bạc trong các buổi họp của Umar. Uyainah nói với người cháu ruột của ông: Cháu cũng có vị trí ở nơi vị thủ lĩnh này (ý nói Umar), cháu hãy xin cho được vào diện kiến ông ta. Thế là người cháu này đã xin phép và Umar đã cho ông vào diện kiến. Khi ông vào thì ông nói với Umar: Này con trai của Al-Khattaab, thề bởi Allah, ông đã không cho chúng tôi nhiều hơn, ông phân xử không công bằng đối với chúng tôi. Nghe xong, Umar liền tức giận đến nỗi muốn đánh ông ta. Lúc đó, Al-Hur (cháu của ông Uyainah) nói: Thưa thủ lĩnh của những người có đức tin, quả thật Allah(swt) đã phán bảo với vị Nabi của Ngài:
{Ngươi
(Muhammad) hãy lượng thứ và chỉ thị (cho họ) làm điều nào đúng và hãy tránh xa
những kẻ ngu dốt} (Chương 7
– Al-Araf, câu 199).
Quả thật, đây là người thuộc người ngu dốt
tức thiếu hiểu biết. Và thề bởi Allah, Umar đã không vượt qua điều khi
nghe lời Kinh này và ông thường dừng lại đúng theo những gì trong Kinh sách của
Allah” (Albukhari).
* Uyainah bin Hisn vào islam vào ngày chinh phục được
Makkah và ông thuôc những người vào islam từ việc làm cảm hóa trái tim, sau
đó, ông bỏ đạo rồi bị bắt làm tù binh gởi đến Abu Bakr Assideeq, ông vào islam
trở lại và được trả tự do.
* Bài học từ Hadith:
- Qur’an luôn là nền tảng hàng đầu và các vị Sahabah đều
hoàn toàn tuân thủ và làm theo Qur’an.
- Nói về câu Kinh Qur’an được nói đến trong Hadith thì ông Ja’far bin Assaadiq nói: trong Qur’an không có câu Kinh nào tổng hợp các phẩm chất cao quí hơn câu Kinh này. Có một Hadith ghi lại rằng đại Thiên Thần Jibril đã nói với Thiên sứ của Allah:
“Quả thật, Thượng Đế của Ngươi ra lệnh cho Ngươi hàn gắn với ai đã cắt đứt quan hệ với Người, cho người đã không cho Ngươi và bao dung xí xóa đối với ai bất công với Người”.
Hadith số 51: Ông ibnu
Mas’ud thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Quả
thật, sau thời của Ta sẽ xuất hiện sự bất công trong tiền bạc và tranh dành
chức vụ (và trong lãnh đạo)”.
Các vị Sahabah nói: Thưa Thiên sứ của
Allah, Người bảo chúng tôi làm thế nào khi đối mặt với những điều đó? Thiên sứ
của Allah (saw) nói:
“Các
ngươi hãy thực hiện nghĩa vụ và bổn phận của các ngươi và hãy cầu xin Allah
điều của các ngươi” (Muslim).
* Bài học từ Hadith: Hadith bảo
chúng ta nên kiên nhẫn chịu đựng trước những kẻ làm lớn bất công. Rồi đầy họ sẽ
phải đối chất với Allah(swt) về những gì họ đã bất công với chúng ta.
Hadith số 52: Ông Abu
Yahya bin Hudhair thuật lại: Một người
thuộc dân Al-Ansar nói: Thưa Thiên sứ của Allah, chẳng lẽ Người không dùng tôi
giống như Người đã dùng người kia a? Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Quả thật, các ngươi rồi đây sau thời của Ta sẽ gặp phải nhiều điều bất công trong đề cử và lãnh đạo, các ngươi hãy kiên nhẫn chịu đựng cho đến được gặp Ta trở lại, và điểm hẹn của các ngươi với Ta là ở hồ Al-Hawdh.” (Albukhari, Muslim).
Hadith số 54: Ông Abu(swt)brahim
Abdullah bin Abi Awfa thuật lại rằng quả thật Thiên sứ của Allah (saw) vào một
số ngày gặp kẻ thù, Người thường đợi đến khi mặt trời nghiêng bóng thì Người
đứng dậy nói:
“Này
hỡi mọi người, các ngươi đừng mong ước đối mặt với kẻ thù, các ngươi hãy cầu
xin Allah sự an lành, nhưng nếu các ngươi đã đối mặt với họ thì các ngươi hãy
kiên nhẫn, các ngươi hãy biết rằng quả thật Thiên Đàng ở dưới bóng thanh kiếm
của các ngươi. Lạy Allah, Đấng đã mặc khải Kinh sách, Đấng điều hành các đám
mây, Đấng đánh bại các bè phái chống đối Ngài, xin Ngài hãy đánh bại họ và trợ
giúp bầy tôi giành chiến thắng!” (Albukhari,
Muslim).
* Bài học từ Hadith:
-islam không kêu gọi người tín đồ mong ước đối mặt
với kẻ thù mà islam kêu gọi người tín đồ câu mong sự bình an và tốt lành.
- Tinh thần của islam là không khuất phục và lùi bước
khi đối diện với kẻ thù.
- Phải kiên nhẫn chịu đựng trong con đường đấu tranh vì
chính nghĩa của Allah và phải luôn biết phó thác cho Ngài.
- Khi trong hoàn cảnh khó khăn thì hãy cầu xin Allah(swt) che
chở và phù hộ, đó cũng là một tinh thần của islam và đức tin iman trọn
vẹn của người ngoan đạo.