Lẽ Nào Thời Đại Giữ Lời Hứa Đã Qua Đi

Việc giữ lời hứa được đặt hàng đầu mặc dù họ không bị giám sát và càng không có chứng cứ bút mực để kiện tụng họ.

Hai thanh niên dẫn theo một người đàn ông ở vùng sa mạc đến gặp thủ lĩnh Umar bin Al-Khattab, khi cả hai dẫn người đàn ông đứng trước mặt thì Umar hỏi: “Điều này là sao đây?”

Cả hai đáp: “Thưa thủ lĩnh, người này đã gi.ết ch.ết cha của chúng tôi.”

Umar xoay ngang hỏi người đàn ông: “Có phải anh đã gi.ết cha của chúng không?”

Người đàn ông đáp: “Đúng vậy, tôi đã gi.ết ông ta.” “Sự việc như thế nào?”

Umar hỏi. Người đàn ông thú tội: “Ông ta cưỡi lạc đà vào đất của tôi, tôi đã lên tiếng cấm ông ta những nhiều lần không cho vào nhưng ông ta vẫn không nghe, nên tôi đã ném đá vào ông ta và cục đá rơi trúng đầu, thế là ông ta chết.” Vì vậy, người đàn ông bị kết án t.ử hình.

                  Trước khi bị hành quyết, người đàn ông bật khóc và nói: “Thưa thủ lĩnh, tôi xin ông hãy vì Đấng đã dựng nên các tầng trời và trái đất tạm tha cho tôi một đêm, để về gặp vợ con tôi ở ngoài sa mạcmà nói với họ tôi sẽ bị tử hình, rồi tôi trở lại đây chịu hành án. Tôi xin thề với Allah rằng gia đình tôi không có ai để giúp đỡ ngoại trừ Allah, sau đó là tôi.”

Umar hỏi: “Ai sẽ đảm bảo để anh về quê, và sau đó trở lại với tôi?”

Tất cả mọi người có mặt đều im lặng, bởi vì họ không biết gì về người đàn ông này.

Umar phân vân không biết phải giải quyết thế nào, phải chăng hành án với người đàn ông này và mặc cho vợ con ông ta chết vì đói ở nơi không ai biết, hay là để cho ông ta đi mà không có người đảm bảo?

 Umar xoay hỏi hai thanh niên: “Hai cậu có đồng ý tha mạng cho người đàn ông này không?”

Cả hai đáp: “Không, kẻ nào đã giết cha chúng ta thì phải bị hành quyết, thưa thủ lĩnh.”

Umar nói: “Ai đảm bảo cho người này, hỡi mọi người?!” Abu Zdar Al-Ghaffari dưới bộ dạng trung thực, giản dị đứng dậy nói: “Thưa thủ lĩnh, tôi đảm bảo cho ông ta.”

Umar gằn giọng nói: “Ông ta đã phạm tội giết người đó?”

- Abu Zdar đáp: “Cho dù là giết người.”

- Umar hỏi: “Anh có biết ông ta không?”

- Abu Zdar đáp: “Không.”

- Umar hỏi tiếp: “Vậy tại sao anh dám đảm bảo cho ông ta?”

- Abu Zdar chậm rãi đáp: “Tôi thấy ở ông ta có dấu hiệu là người có đức tin, tôi tin là ông ta sẽ không nói dối, ông ta sẽ trở lại, In shaa Allah.”

- Umar nhấn mạnh: “Này Aba Zdar, anh đừng nghĩ là sau ba ngày mà người này không đến trình diện là tôi sẽ bỏ qua cho anh?”

- Abu Zdar nói: “Cầu xin Allah phù hộ, hỡi thủ lĩnh.” Vì vậy, Umar cho người đàn ông kia thời gian ba ngày ba đêm để trở về cùng vợ con và chuẩn bị cho bản thân mình, rồi sau đó trở lại đây để hành án tử hình về tội giết người. Thế là người đàn ông ra đi về với gia đình (ở một nơi mà không ai biết nhà của ông ta).

 

Thời hạn ba ngày rồi cũng đến, sứ giả của Umar réo gọi: “Salah tập thể, Salah tập thể.”

Nghe lời hô gọi, mọi người lần lượt tập trung, hai thanh niên có mặt và Abu Zdar thì đến ngồi trước mặt ‘Umar. Umar hỏi: “Người đàn ông ở đâu?”

Abu Zdar đáp: “Tôi không biết, thưa thủ lĩnh.” Lúc này mọi người sốt ruột khi mà mặt trời gần như lặn mất mà người đàn ông vẫn không thấy tâm hơi. Lúc này đã có tiếng khóc thương tiếc cho Abu Zdar một vị Sahabah vĩ đại sắp phải bị t.ử hình.

Trước khi mặt trời gần như lặn mất thì từ xa xa mọi người thấy có bóng một người đang nhanh chân tiến đến chổ của họ, thì ra đó là người đàn ông giết người đã trở lại. Umar lên tiếng Takbir (Allahu Akbar) và mọi người cũng Takbir theo tiếng Takbir của ‘Umar. Umar hỏi: “Này người đàn ông, nếu như anh ở lại vùng sa mạc của mình thì không ai trong chúng tôi đây biết được anh ở đâu cả!”

 

 Người đàn ông đáp: “Thưa thủ lĩnh, xin thề với Allah, tôi không hề có trách nhiệm gì với thủ lĩnh nhưng tôi có trách nhiệm với Đấng luôn am tường mọi việc thầm kín và giấu giếm! Tôi đây thưa thủ lĩnh, tôi đã bỏ bầy con mình như đàn chim non không nước và không cây cối ở ngoàisa mạc, tôi đến đây để hành án về tội giết người. Thật ra, điều làm tôi lo sợ hơn hết là mọi người sẽ nói chữ tín trong thiên hạ nay đã không còn.”

Umar hỏi Abu Zdar: “Tại sao anh dám đảm bảo cho ông ta?”

Abu Zdar đáp: “Tôi lo sợ mọi người sẽ nói trong thiên hạ không còn người tốt nữa rồi.”

Umar xoay qua hỏi hai thanh niên: “Hai cậu nghĩ thế nào?”

Cả hai nói trong nước mắt tuôn trào: “Chúng tôi tha thứ cho ông ta, hỡi thủ lĩnh để cho mọi người đừng nói trong thiên hạ không còn người lượng thứ nữa rồi.”

Nghe được lời lẽ này đó thì Umar hô to trong mừng rỡ “Allahu Akbar” và hai hàng lệ của ông lăn tròn trên đôi má ướt cả bộ râu và nói với hai thanh niên:

“Cầu xin Allah ban điều tốt cho hai cậu cho việc lượng thứ của mình; cầu xin Allah ban điều tốt đẹp cho anh, hỡi Aba Zdar cho việc anh đã giúp người đàn ông thoát khỏi nạn kiếp; và cầu xin Allah ban điều tốt đẹp cho anh, hỡi người đàn ông, bởi lòng trung thực và việc giữ chữ tín của anh.”

 

Thân hữu Muslim, câu chuyện chúng ta vừa nghe đã xảy ra ở thời đại mà chữ tín và việc giữ lời hứa được đặt hàng đầu

Mặc dù họ không bị giám sát và càng không có chứng cứ bút mực để kiện tụng họ. Họ xứng đáng là những con người dám nói, dám làm, không ái ngại việc xông vào biển lửa.

Vài câu chuyện trong thời Thiên sứ

Vào ngày mà Thiên Sứ của chúng ta trở lại và giải phóng Makkah, đó là ngày của vinh quang, của tự hào, ngày mà tín đồ Muslim ngẩn cao đầu bởi xương máu mà họ đã hi sinh nay được đền đáp. Đó là ngày mà Thiên Sứ phải trao thưởng cho người xứng đáng bởi sự hi sinh mà họ đã cống hiến.

Trong những điều mà Thiên Sứ đã làm trong ngày lịch sử hôm đó, là Người đã không quên sự hi sinh của người dân Ansar, Người ra lệnh ban bố cho dân Ansar như họ đã đối đãi tốt với Người lúc ở Madinah.

Trong ngày lịch sử vinh quang đó, sau khi tất cả tượng quanh Kabah và trong Kabah bị đập tan và Thiên Sứ có ý định vào trong Kabah.

Ngay lúc này, trước mặt Người là những người tiên phong vào Islam, là những người danh giá và quyền lực của Makkah như Abu Bakar, ‘Umar, ‘Uthman và nhiều Sahabah là thương gia tiếng tăm khác đều có mặt nhưng Thiên Sứ lại gọi: “Bilal đâu rồi, mọi người kiếm Bilal cho Ta.” Trong khi Bilal chỉ là một nô lệ da đen người Ethiopia. Lúc đó, ông ‘Abbas đứng ra gọi: “Này Bilal, Thiên Sứ của Allah gọi cậu.” Bilal bước ra trong hàng ngũ toàn là những người danh giá Makkah đang đứng tề tụ. Thiên Sứ nói: “Hãy đến đây, hỡi Bilal, hãy cùng Ta vào trong Kabah mà hành lễ Salah cạnh Ta. Xin thề Allah, là ngày hôm nay sẽ không một ai được vào trong Kabah hành lễ Salah cùng Ta trước cậu cả.”

 

Tại sao lại là Bilal mà không là những người vĩ đại khác như Abu Bakar, Umar .v.v..

Thiên Sứ nói:“Ta đã nhìn thấy Bilal bị hành hạ vào ngày mà không có ai bị hành hạ cùng với cậu ta trong ngày hôm đó.”

Để bù đắp lại sự hi sinh vĩ đại đó nên Thiên Sứđã cho ông là người đầu tiên và duy nhất được hành lễ Salah bên cạnh Người ngay thời khắc đầu tiên sau khi Makkah được giải phóng. Lúc đó, mọi người ở Makkah truyền tai nhau: “Muhammad đã bỏ mặc những người quyền lực của dân tộc mà chọn lấy những tên nô lệ, những người được giải phóng.”

Danh dự dành cho một nô lệ da đen như thế đã đủ rồi thì phải, nhưng chưa Thiên Sứ nói tiếp: “Này Bilal, cậu hãy leo lên nóc Kabah mà gọi Azdan.” Theo lời của Thiên Sứ, Bilal được Abu Bakar và Umar đưa vai làm thang mà bước lên nóc Kabah, rồi Thiên Sứ nói tiếp: “Này Bilal, xin thề với Allah rằng Kabah đối với Allah rất vĩ đại nhưng cậu đây đối với Allah còn vĩ đại hơn nó nữa kìa.”

Cũng trong ngày giải phóng Makkah hôm đó, Thiên Sứ ra lệnh mọi người im lặng.

Lúc đó, có một người phụ nữ già chống gậy bước đến trong yếu ớt tưởng chừng bị ngã. Thiên Sứđã rất ân cần với bà ta, Người lấy áo choàng đang mặc mà chải ra cho người phụ nữ đó ngồi và Người ngồi cùng bà.

Trong cuộc trò chuyện với người phụ nữ đó, lúc thì Thiên Sứcười và lúc thì Người khóc. Sau khi tiển ngườiđó đi, Người đến cạnh, bà hỏi: “Thưa Thiên Sứ, Người đã ngồi cùng ai, bà ta thật danh dự được Người cởi sao choàng lót cho bà ta ngồi!” Thiên Sứ đáp: “Bà ta là Hawlah, người bạn của Khadijah.

A-ishah hỏi: “Thưa Thiên Sứ của Allah, em đã thấy Người lúc khóc và lúc cười trong cuộc trò chuyện với bà ấy?”

- Nabi đáp: “Cứ mỗi lần bà ta kể chuyện vui của bà cùng Khadijah thì Ta cười theo và khi bà nhắc về cái chết của Khadijah khiến Ta đau lòng mà khóc.”

 

- ‘A-ishahghen tức nói: “Thưa Thiên Sứ của Allah, cứ một lời là Khadijah, hai lời là Khadijah, dường như Allah đã không tạo ra cho Người bất cứ người phụ nữ nào ngoài bà Khadijah hết thì phải? Thưa Thiên Sứ của Allah, chắc chắn Allah đã thay thế cho Người một người phụ nữ tốt hơn bà ta.” Đứt lời bà ‘A-ishah chỉ vào mình.

Có lẽ ở ngày nay, khi một người đàn ông li hôn vợ sau khi cả hai đã sống chung với nhau thời gian dài.

Ngay khi ngày đầu tiên li hôn, anh chồng không ngần ngại mà kể ra không sót một điều xấu nào từ vợ đã đầu ấp tay gối với mình trước đây. Anh chồng quên hẳn tất cả thời gian hạnh phúc của hai người, dường như cả hai là kẻ thù của nhau trước đây vậy.

Hoặc là hai người bạn chơi thân với nhau nhiều năm, là đồng nghiệp của nhau, là anh em của nhau nhưng khi vì một lí do gì đó khiến cả hai giận nhau thì cả hai liền nói xấu lẫn nhau, liền vạch trần điểm xấu lẫn nhau, chửi mắn nhau, hạ nhục nhau.

Tại sao, họ lại không nhớ về bao kỉ niệm vui vẻ mà cả hai đã từng sống cùng? Tại sao lại không nhớ khó khăn mà cả hai đã cùng nhau vượt qua? Tại sao không nhớ lúc cùng cực, cả hai đã sát cánh cùng nhau như thế nào?

Trước câu nói của người vợ mà Thiên Sứ rất mực thương yêu, Người đã đối đáp thế nào để bảo vệ danh dự của người vợ tao khang của mình trước đây.

- Nabinhìn vào A-ishah mà nói: “Không A-ishah, Allah đã không thay thế cho Ta bất cứ người vợ nào tốt hơn Khadijah cả. Khadijah đã hết lòng tin vào Ta lúc mọi người đều cho Ta là kẻ lừa gạt; Khadijah đã giao hết cho Ta tài sản của mình lúc mọi người cấm không cho Ta bất cứ gì; Khadijah đã che chở đùm bọc Ta lúc mọi người xua đuổi Ta.”

Lúc này, A-ishah cảm thấy hối hận cho lời nói của mình đã thốt ra xúc phạm đến Khadijah, bà nói: “Thưa Thiên Sứ của Allah, xin hãy cầu xin Allah tha thứ tội cho em.” Thiên Sứ đáp: “Xin thề với Allah, Ta sẽ không cầu xin tha thứ cho em cho đến khi em cầu xin tha thứ cho Khadijah.”

 

Hỡi những ai đã li hôn vợ, đã không còn chung sống với vợ cũ hãy nhìn vào tấm gương vĩ đại của Nabi mà học hỏi cách cư xử. 

Thân hữu Muslim, ngày hôm nay ở đâu đó chúng ta thấy người cha tận lực, đổ hết xương máu để nuôi con khôn lớn, nên người. Đến khi cậu ta trưởng thành có cơ ngơi và giàu sang.

Lúc này, người cha cứ ngỡ đã đến lúc mình sẽ thấy được thành quả mình đã hi sinh, mình sẽ được dưỡng già cùng bên con cháu thì đứa con trưởng thành đó lại đưa cha già vào viện dưỡng lão với hàng tá lời xảo biện từ hắn, phải chăng đó là thành quả của sự hi sinh cả đời của người cha đó sao?

Âu có lẽ, đứa con đang sống trong thời đại của sự lừa dối, lường gạt, xúc phạm, nói xấu và hạ bệ đối phương thì phải!

Đâu đó, chúng ta rằng người mẹ đã không ngại thân mình hi sinh nuôi con, không quản ngại sớm tối. Cho đến khi đứa con trưởng thành nên người, người mẹ tội nghiệp cứ ngỡ mình sẽ được nó cung phụng lúc tuổi già sức yếu giống như mình đã chăm sóc nó sớm tối lúc còn âu thơ…thay vì cư xử ân cần, nói năn nhỏ nhẹ thì hắn lại to tiếng, không ngại buông lời xúc phạm lại mẹ không thương tiếc, đôi khi còn cao tay, cao chân nữa là đằng khác. Tại sao lại vậy, có lẽ hắn đang sống trong thời đại của sự lừa dối, lường gạt, xúc phạm, nói xấu và hạ bệ đối phương thì phải!

Phải chăng, ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại mà lời hứa không còn giá trị ngoại trừ phải có chứng cứ bút mực, phải có kiện tụng thì lời hứa mới có hiệu lực.

Trong cuộc sống hiện tại không ít lần chúng ta đã thấy một người khi trước mặt chúng ta thì họ cười nói vui vẻ nhưng khi ta quay lưng đi thì họ lại thay đổi thành một gương mặt khác hoàn toàn, họ buông lời mắn chửi ta, nói xấu ta, xỉ nhục ta, trong khi mới vừa đó rất vui vẻ ân cần với ta.

Lẽ nào đó là hệ quả của một thời đại của sự lừa dối, lường gạt, xúc phạm, nói xấu và hạ bệ đối phương!

Đối với Allah kẻ xấu xa nhất là kẻ sống đến hai mặt như Thiên Sứđã cảnh báo qua lời thuật của Abu Huroiroh:

{Ngươi sẽ thấy kẻ xấu xa nhất đối với Allah trong Ngày Tận Thế là kẻ sống hai mặt, hắn đến với nhóm người này bằng mặt này và đến với người kia bằng mặt khác.} (Al-Bukhari và Muslim).

Cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Nabi của chúng ta, cho gia quyến và tất cả bằng hữu của Người.

Mới hơn Cũ hơn
Bài viết liên quan