Quan tâm đến môi trường là một phần của đức tin Iman

Một số nhà triết học cho rằng con người tuyệt đối làm chủ đối với vũ trụ này 

Con người tự do hành động theo lợi ích và mong muốn của mình mà không bị phán xét hay bị quan sát theo dõi, cho dù hành vi của con người có làm hư hỏng một phần của vũ trụ hay tàn phá hủy diệt các loài sinh vật nào đó thì điều đó đối với con người chẳng có một ý nghĩa gì bởi vì sinh vật đó chỉ là một trong hàng triệu triệu sinh vật. Còn Islam xem mối quan hệ giữa con người với vũ trụ như thế nào? 

Quan tâm đến môi trường là một phần của đức tin Iman
  

Quan điểm của Islam

Về bản chất của mối quan hệ giữa con người với vũ trụ càn khôn được đựa trên đức tin và ý thức qua hệ thống giáo lý gồm các quy định chi tiết để điều chỉnh các mối quan hệ giữa con người với động vật, trái đất, và các nguồn thiên nhiên. 

Điều đầu tiên thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu trong triết học là sự cân bằng mối quan hệ đó được xác định bởi Thiên Kinh Qur’an. Quả thật, Allah đã ưu đãi cho con người những lợi thế hơn các tạo vật khác (xem chương 17 – Al-Isra’: 70). 

Ngài đã chế ngự vũ trụ và mọi vạn vật xung quanh con người để con người quản lý và hưởng lợi từ chúng (xem chương 14 – Ibrahim: 32, 33). 

Bởi thế, con người không phải chỉ đơn thuần là một loài sinh vật trong vô số sinh vật chẳng có giá trị gì với các sinh vật khác mà là một tạo vật vinh dự và cao quý, tất cả thiên nhiên đều được tạo ra để phục vụ cho con người (xem chương 2 – Albaqarah: 29). 

Tuy nhiên, Qur’an cũng nhấn mạnh cho chúng ta điều ngược lại rằng con người không phải là người chủ tuyệt đối của vũ trụ này, muốn làm gì thì làm.

 Việc con người được ưu đãi với những lợi thế và vượt trội hơn các tạo vật khác không có nghĩa là con người được quyền phá hoại vũ trụ, và được quyền lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đấng Chúa Tể chính là Thượng Đế, chính là Đấng Tạo Hóa con người, còn vai trò của con người chỉ là đại diện của Ngài trong vũ trụ, có nghĩa là con người là ủy viên có quyền sử dụng lợi ích của nó, và Ngài bảo con người khai thác và phát triển nguồn lợi ích đó một cách không gây hại đến con người và những tạo vật khác (Xem chương 11 – Hud: chương 2- Albaqarah: 61.)


Ngài bảo con người khai thác và phát triển nguồn lợi ích đó một cách không gây hại đến con người
 và những tạo vật khác

 

Giáo luật Islam đã khẳng định để nhấn mạnh điều đó bằng hàng trăm nguyên tắc, qui định và những hướng dẫn cụ thể nhằm điều chỉnh các mối quan hệ bền vững giữa con người và vũ trụ xung quanh.  

Thật là điều ngạc nhiên và kì diệu rằng quả thật trong Qur’an không hề nhắc đến từ (العرب) - (những người Ả Rập) trong khi Nó được ban xuống bằng tiếng nói của họ, và Thiên Sứ của Allah - Muhammad là người xuất thân từ trong số họ, nhưng chúng ta thấy những người Ả Rập ngày nay lại là thiểu số so với dân số Muslim, nó chỉ chiếm khoảng 20 % dân số Muslim trên thế giới. 

Quốc gia Islam lớn nhất là Indonisia ở phần cuối của Đông Nam Á, không những thế, những người Muslim ở Ấn Độ được coi là thiểu số đối với quốc gia này nhưng lại gần gấp đôi số dân của quốc gia lớn nhất trong các quốc gia Ả Rập.   


Islam mang hồng phúc và nguồn chỉ đạo đến nhân loại 

Quả thật, tôn giáo Islam đến như một hồng phúc và một nguồn chỉ đạo cho tất cả mọi dân tộc, chủng tộc có nền văn hóa, phong tục và xứ sở khác nhau, như Allah đã phán trong Thiên Kinh Qur’an: 

{Và TA (Allah) gửi Ngươi (Muhammad) đến cốt chỉ để mang đến hồng phúc cho toàn nhân loại.} (Chương 21 – Al-Ambiya’:107). 

Islam cung cấp một cái nhìn về sự đa dạng của con người bằng một con đường mà không có một hệ thống tổ chức hay một cam kết dân tộc nào trên trái đất thể hiện được. 

Chúng ta hãy suy ngẫm lời phán dạy của Allah trong Thiên Kinh Qur’an, và lời phán dạy này không phải dành riêng cho người Ả Rập hay dành riêng cho những người Muslim không thôi mà nó là lời phán dạy đến toàn thể nhân loại với các dân tộc và các quốc gia khác nhau. Allah, Đấng Tối Cao phán: 

{Này hỡi nhân loại, quả thật TA (Allah) đã tạo hóa các ngươi từ một người nam và một người nữ và làm cho các ngươi thành các quốc gia và những bộ lạc để các ngươi nhận biết lẫn nhau. Quả thật, sự cao quý của các ngươi ở nơi Allah là lòng kính sợ và ngoan đạo của các ngươi. Quả thật, Allah là Đấng Thông Lãm và Am Tường mọi sự việc.} (Chương 49 – Al-Hujurat: 13). 

Với lời phán này, Qur’an nhấn mạnh rằng toàn thể nhân loại dù là dân tộc nào, màu da ra sao thì tất cả đều là con cháu của Adam và Hauwa (Eva). 

Sự khác biệt về màu da, chủng tộc, văn hóa không phải là tiêu chuẩn của sự vượt trội và hơn kém mà chỉ nhằm mục đích để nhận biết lẫn nhau, để hòa nhập và tương trợ cho nhau; tiêu chuẩn vượt trội và hơn kém nhau chỉ được thể hiện ở chỗ thờ phượng Allah và lòng kính sợ Ngài. 

Không những thế, Qur’an còn lưu ý rằng sự khác biệt màu da, ngoại hình, vóc dáng của nhân loại cũng như sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa của họ là một trong các ân huệ của Allah và là một trong các dấu hiệu của Ngài; đó là sự kì diệu trong tạo hóa vũ trụ này của Ngài.

Ngài tạo ra mọi vạn vật với muôn hình vạn trạng và đa sắc màu để con người đối chiếu, so sánh mà ý thức được sự vĩ đại của Ngài cũng như ý thức được tầm quan trọng của việc tạo hóa trời đất; và đây là những bài học, những phản ánh chỉ dành cho những ai hiểu biết và suy ngẫm. (Xem chương 30 – Al-Rum: 22).


Allah tạo ra mọi vạn vật với muôn hình vạn trạng và đa sắc màu để con người đối chiếu, so sánh mà ý thức được sự vĩ đại của Ngài.

 

Quyền lợi và phẩm giá của con người

Vào thời điểm mà sự tuyên ngôn đầu tiên về nhân quyền cũng như thừa nhận quyền bình đẳng về sự tự do, quyền lợi và phẩm giá chỉ được chính thức công nhận vào năm 1948 và thời gian sau đó mới được thực thi thì quả thật Thiên Sứ của Islam – Muhammad đã tuyên bố và cho viết thành văn bản về quyền đó cách đây 1400 năm. 

Người đã mở ra một kỷ nguyên mới cho loài người khi mà Người đứng lên thuyết giảng cho mọi người với lời:

 “Này hỡi nhân loại, quả thật Thượng Đế của các người là một, cha của các người là một, quả thật người Ả Rập không tốt hơn người ngoại quốc và người ngoại quốc cũng không tốt hơn người Ả rập, người da đỏ không tốt hơn người da đen và người da đen cũng không tốt hơn người da đỏ, ngoại trừ lòng Taqwa (sự kính sợ Allah và ngoan đạo đối với Ngài.” (Ahmad: 23489).

Mới hơn Cũ hơn
Bài viết liên quan