Sự tụng niệm mang lại rất nhiều điều hữu ích chi tín đồ Muslim
1) Lời tụng niệm làm cho Allah
hài lòng.
2) Lời tụng niệm trục xuất và tiêu
diệt Shayton.
3) Lời tụng niệm xua tan niềm lo, nổi
buồn và làm cho tinh thần vui vẻ và sản khoái.
4) Lời tụng niệm là hào quang của
gương mặt, là ánh sáng, là sức mạnh của con tim và cơ thể.
5) Lời tụng niệm mang lại bổng lộc.
6) Lời tụng niệm là kế thừa linh hồn
Islam, là trọng tâm của tôn giáo, là niềm hạnh phúc, là sự chiến thắng.
7) Lời tụng niệm làm cho con người
trở nên điềm đạm, nhã nhặn, nhân từ, đức độ và được nâng lên cấp bậc Ihsan tức
tôn thờ Allah như thể thấy Ngài. Trong khi người lơ là không được như vậy.
8) Lời tụng niệm là sự hướng dẫn trở
về với Thượng Đế, làm cho được gần Allah hơn còn sự lơ là làm cho ngày càng xa
Thượng Đế. Allah phán trong Hadith Qursy:
{TA
kề cận bề tôi của TA khi y tưởng nhớ TA và luôn miệng tụng niệm TA.}
Hadith do Ahmad ghi và được SheikhAl-Albani xác thực là Soheeh.
9) Lời tụng niệm làm cho sự nhận thức
thêm sáng suốt, tụng niệm càng nhiều thì sự nhận thức càng sáng suốt.
10) Lời tụng niệm làm cho con tim
biết kính sợ Allah và tôn sùng Ngài hơn. Ngược lại, kẻ lơ là sẽ không biết sợ
vì con tim y đã bị chai cứng.
11) Người tụng niệm được Allah nhớ
đến y, Ngài phán:
{Các
người hãy tụng niệm TA, TA sẽ nhớ đến các người.} Al-Baqarah:
152 (chương 2).
12) Lời tụng niệm là sự sống của con
tim như Sheikh Al-Islam Ibnu Taimiyah nói: “Lời tụng niệm là nhịp đập con
tim, giống nước là môi trường sống của cá, cá sẽ ra sao nếu không có nước !!!”
13) Lời tụng niệm làm cho con
tim thêm bóng loáng.
14) Lời tụng niệm xóa đi mọi tội lỗi,
xóa đi sự ly gián giữa bầy tôi và Thượng Đế.
15) Khi bầy tôi tụng niệm Allah trong
lúc thịnh vượng sẽ được Ngài nhớ đến y khi gặp khó khăn.
16) Lời tụng niệm là sự bảo vệ tránh
khỏi hỏa ngục.
17) Người tụng niệm được ban cho sự
điềm tĩnh, được bao bọc bởi ơn huệ của Allah và được các Thiên Thần vây quanh
như Nabi (ﷺ) đã nói:
“Bất
cứ nhóm nào ngồi tưởng niệm Allah đều được các Thiên Thần vây quanh, được bao
trùm bởi ân huệ và được ban cho sự điềm tĩnh đồng thời được Allah khoe với các
vị (Thiên Thần) xung quanh Ngài.” Hadith do Muslim ghi.
18) Thường xuyên tụng niệm Allah
chính là sự bảo vệ đầu môi chót lưỡi tránh khỏi sự đàm tiếu, nói xấu người
khác, nói ba hoa, nói dối, nói tục .v.v. Ngược lại, khi quên lời tụng niệm dẫn
đến quên Thượng Đế và quên cả bản thân và những điều ích lợi khác, Allah phán:
{Và
các ngươi chớ trở thành những kẻ quên lãng đi sự tụng niệm Allah, những kẻ quên
lãng Allahchúng đã bị Ngài làm cho quên lãng chính bản thân mình. Chúng quả là
đám người hư đốn chuyên làm điều sai.}Al-Hashr: 19 (chương
59).
19) Ngồi tụng niệm tức được ngồi cùng
các Thiên Thần, còn ngồi nói chuyện ba hoa là ngồi cùng Shayton.
20) Lời tụng niệm làm cho ngày sau
được an lòng, còn sự ngồi tán gẩu làm cho ngày sau bị bất an.
21) Khi tụng niệm ở nơi vắng vẻ và
khiếp sợ hành phạt của Allah đến rơi lệ sẽ được Ngài che mát dưới ngai vương
vào ngày phán xử còn người lơ là sẽ bị thiêu đốt dưới ánh nắng mặt trời.
22) Allah thưởng cho người tụng niệm
trọng hậu hơn người cầu xin.
23) Lời tụng niệm là sự tôn thờ tốt
nhất và rất dễ thực hiện dù ở nơi nào hay trong hoàn cảnh nào.
24) Lời tụng niệm là sự gieo trồng
trong thiên đàng như Nabi (ﷺ) nói:
“Ai
nói “Sub haa nol lo hil a’ z.i.m, wa bi ham dih” thì
y được trồng cho một cây chà là ở thiên đàng.” Hadith do Al-Tirmizhi
và Al-Hakim ghi.
25) Bổng lộc và sự ưu đãi được sắp
xếp bởi lời tụng niệm trong khi các việc làm khác thì không.
26) Lời tụng niệm đem lại ánh sáng
cho y ở trần gian, ở trong mộ và cả ngày sau. Chẳng những thế lời tụng niệm còn
theo soi sáng cho y khi qua cầu định mệnh vào ngày xét xử. Vì lẽ đó, Thiên
Sứ (ﷺ) đã cầu xin Allah ban cho
Người ánh sáng ở mọi phía: từ phía trước, phía sau, bên trên, bên dưới, bên
phải, bên trái, trong mắt, trong tai, trong miệng, trong tóc, trong thịt, trong
xương, trong máu thậm chí cầu xin biến Người thành ánh sáng, và được bao quanh
bởi ánh sáng từ trong ra ngoài. Đặt biệt chính tôn giáo Islam, Kinh Sách và
Thiên Sứ của Allah là ánh sáng. Bên cạnh đó Ánh Sáng còn là một trong những đại
danh của Ngài và Allah là ánh sáng của các tầng trời và đất.
27) Lời tụng niệm là gốc của mọi
điều, là con đường ngây chính dẫn đến Allah. Vì vậy, hãy tẩy rửa sạch sẽ để đến
với Ngài rồi sẽ tìm thấy ở nơi Ngài tất cả những gì ao ước. Ai bỏ lỡ cơ hội thì
đã bỏ lỡ tất cả.
28) Lời tụng niệm là sự kết hợp và
tách rời, là sự kéo lại gần và đẩy xa. Tách rời sự buồn bã, lo âu, đau khổ ra
khỏi con người, kể cả Shayton đáng bị nguyền rủa và bè lũ của hắn. Kéo con
người gần ngày sau hơn và xem trọng nó trong con tim, đẩy xa trần gian ra khỏi
tầm mắt và xem nó rất nhẹ.
29) Lời tụng niệm làm cho con người
gan dạ hơn khi Jihaad.
30) Người mà được Allah biệt đãi nhất
trong nhóm người có đức tin là người luôn miệng tụng niệm. Vì lẽ đó y được ban
cho thiên đàng và được bảo vệ khỏi hỏa ngục.
31) Trong con tim luôn có tính tàn
nhẫn và không thể xua đuổi được tính tàn nhẫn trừ phi tụng niệm Allah. Có người
đàn ông tâm sự với ông Al-Hasan Al-Bosri: “Hỡi Aba Sa-e’d, con tim tôi rất
tàn nhẫn.” Ông đáp: “Anh hãy tiêu diệt nó bằng lời tụng niệm.”
32) Người tụng niệm được Allah khen
ngợi và được các vị Thiên Thần cầu xin cho sự tha thứ. Ai được Allah khen ngợi
và các vị Thiên Thần cầu xin cho sự tha thứ là người chiến thắng, Allah phán:
{Này
hỡi những người có đức tin, hãy tụng niệm Allah cho thật nhiều * Và hãy tán
dương Ngài vào mỗi sáng và mỗi chiều * Ngài là Đấng luôn khen ngợi các ngươi và
các Thiên Thần của Ngài cầu xin cho các người sự tha thứ.} Al-Ahzaab:
41 - 43 (chương 33).
33) Người tụng niệm được Allah khoe
với các Thiên Thần như có Hadith do Mua’wiyah kể: Có lần khi Rasul (ﷺ) đến gặp nhóm bạn đang ngồi thì Người
hỏi: “Việc gì làm cho các bạn ngồi đây ?”
Họ đáp: “Bầy tôi ngồi đây tụng niệm Allah, tạ ơn Ngài đã hướng
dẫn bầy tôi vào Islam và biệt đãi bầy tôi ở gần Người.”
Thiên Sứ (ﷺ) nói tiếp: “Ta
thề bởi Allah chứng giám, các bạn không ngồi đây ngoại trừ việc đó sao ?”
Họ đáp: “Bầy tôi thề bởi Allah chứng giám, bầy tôi ngồi đây chỉ
vì việc đó.” Nabi (ﷺ) nói:
“Không
phải Ta bảo các bạn thề vì Ta nghi ngờ hay vu oan cho các bạn nói dối nhưng Đại
Thiên Thần Jibril báo cho Ta biết Allah đang khoe các bạn với các Thiên Thần.”
Hadith do Muslim ghi.
Đấy là lời khoe của Đấng Chúa Tể vũ trụ,
điều đó chứng tỏ lời tụng niệm rất cao quí và rất được Allah yêu thích mà những
việc làm khác không có được.
34) Người tốt nhất trong thiên hạ là
người tụng niệm Allah nhiều nhất. Người nhịn chay tốt nhất là người tụng niệm
nhiều nhất, người làm Hajj tốt nhất là người tụng niệm nhiều nhất và tương tự
thế trong mọi việc làm.
35) Thường xuyên tụng niệm thay thế
được những việc làm Sunnah khác dù việc làm đó bằng thể xác hoặc bằng của cải
hoặc bằng của cải và thể xác như hành hương Hajj lần hai. Ông Abu
Hurairah kể: Những người nghèo Muhajirin đến gặp Thiên Sứ (ﷺ) họ nói: Thưa Thiên Sứ của Allah,những
người giàu họ sống sung sướng và hưởng thụ. Họ dâng lễ Salah, nhịn chay như bầy
tôi nhưng họ lại có tiền đi hành hương Hajj, làm U’mrah và Jihaad. Rasul (ﷺ) đáp:
“Các
bạn có muốn Ta dạy cho một điều nếu như làm sẽ đuổi kịp những ai trước các bạn
và bỏ xa thế hệ sau các bạn. Đồng thời không ai vượt qua các bạn được trừ khi
ai đó làm như các bạn vậy ?”Họ đáp: “Muốn, bầy tôi
muốn thưa Thiên Sứ.” Nabi (ﷺ) nói:
“Hãy
nói “Sub haa nol loh, Allahu Akbar, Al ham du lil lah” ba mươi ba lần sau mỗi
lần Salah (bắt buộc)”Hadith do Al-Bukhari và
Muslim ghi.
36) Lời tụng niệm làm việc khó thành
dễ và làm giảm đi sự rắc rối.
37) Lời tụng niệm là nguồn sức
mạnh của cơ thể. Khi bà Fatimah con Nabi (ﷺ) xin
Cha một người giúp việc Thiên Sứ (ﷺ) bảo:
“Khi
hai con lên giường ngủ hãy nói “Sub haa nol loh”ba mươi ba lần, “Al ham du lil
lah”ba mươi balần và “Allahu Akbar” ba mươi bốn lần. Quả thực, việc đó tốt hơn
là có được người giúp việc.”Hadith do Al-Bukhari và
Muslim ghi.
38) Khi tụng niệm nhiều tránh được
mầm bệnh Nifaaq (tức đạo đức giả) vì kẻ Munaafiq rất ít tụng niệm Allah. Allah
phán:
{Quả
thật những tên Munaafiq tìm cách lừa dối Allah nhưng chính Ngài đã đánh lừa
mình (rơi vào cạm bẫy của chúng). Mỗi khi chúng đứng dậy để dâng lễ Salah
đều với bộ dạng uể oải, chúng chỉ muốn phô trương cho thiên hạ thấy và chúng chỉ
tưởng nhớ đến Allah rất ít.}Al-Nisa: 142 (Chương 4).
(Trích từ quyển Al-Wabil Al-Saiyib của Sheikh Ibnu
Qaiyim.)
Xem
thêm: Hisnul Muslim