Trong Islam, Niyyah
là một khái niệm về ý định trong trái tim của một người khi thực hiện bất kỳ hành động nào vì tuân theo mệnh lệnh của Allah để tìm kiếm sự hài lòng
của Ngài.
Niyyah
có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi
tín đồ Muslim. Bởi vì không có hành động nào của một tín đồ Muslim được
chấp nhận trước Allah mà không có ý định thuần túy của trái tim (Niyyah).
Có rất nhiều bằng chứng trong Qur’an và Sunnah chứng minh rằng tất cả những
việc làm và hành động của chúng ta đều phụ
thuộc vào Niyyah (sự định tâm) của
chúng ta.
Qur'an nói: {Chúng
chỉ được lệnh phải thờ phượng một mình Allah, phải toàn tâm và tuyệt đối hết
lòng thần phục Ngài, phải dâng lễ nguyện Salah và đóng Zakah. Và đó là một tôn
giáo chính thống.} (Chương 98 - Al-Baiyinah, câu 5)
Thiên
Sứ của Allah nói:
“Quả
thật mọi việc làm đều bằng sự định tâm, và quả thật một người chỉ đạt được điều
mà y đã định tâm. Bởi thế, ai mà cuộc dời cư (Hijrah) của y để đến với Allah và
Thiên sứ của Ngài thì cuộc dời cư đó của y là thực sự đến với Allah và thiên sứ
của Ngài; còn ai mà cuộc dời cư của y chỉ vì lợi ích trần gian hoặc chỉ vì để
cưới một người phụ nữ thì cuộc dời cư đó của y đích thực chỉ đến với những gì
mà y dời cư đến mà thôi.” (Albukhari, Muslim)
Qua Hadith này, Thiên Sứ của Allah cho chúng ta biết rằng mọi việc làm của
chúng ta đều phụ thuộc vào Niyyah tức sự định tâm của chúng ta. Kết quả của các
hành động, các việc làm được đánh giá theo sự định tâm và một người chỉ nhận
được phần thưởng ở nơi Allah tùy theo sự định tâm của y. Bất cứ hành động thờ
phượng nào hay bất cứ việc làm thiện tốt nào chúng ta thực hiện, nếu chúng ta
định tâm vì Allah, chúng ta sẽ được Ngài ban thưởng; còn nếu chúng ta định tâm
vì điều gì đó khác ngoài sắc diện của Allah thì có thể chúng ta sẽ chỉ đạt được
điều mà chúng ta định tâm nhưng chúng ta sẽ không có được những gì ở nơi Allah.
Một
hadith khác, Thiên Sứ của
Allah nói:
“Quả thật, Allah không chấp nhận bất kỳ
hành động nào ngoại trừ những gì được
thực hiện một cách thành tâm vì Ngài
và chỉ để tìm kiếm các phước lành của Ngài.”(Annasa’i)
Việc Islam rất chú trọng đến Niyyah được thể hiện rõ ràng
hơn khi Thiên Sứ của Allah nói:
“Quả thật, Allah không
nhìn vào dáng vóc và ngoại hình của các ngươi mà Ngài nhìn vào trái tim của các
ngươi.”(Muslim)
Vóc dáng và ngoại hình nói lên vẻ bề ngoài của một người, nó được tô điểm bởi
sự giàu có, danh vọng và con cái. Cho nên, cho dù ai đó giàu có đến đâu, danh
vọng cao trọng đến mấy và con cái nhiều như thế nào thì y không hề có bất cứ
giá trị gì ở nơi Allah qua những thứ đó mà giá trị của y ở nơi Ngài là qua đức
tin Iman và việc làm ngoan đạo của y.
Allah phán:
{(Các
ngươi hãy biết rằng) của cải, con cái của các ngươi không phải là những thứ đưa
các ngươi đến gần TA (Allah) hơn, mà chỉ những ai có đức tin và hành thiện thì
mới là những người sẽ được ban thưởng gấp đôi cho những điều (tốt) mà họ đã
từng làm, và họ sẽ an toàn ở trong những ngôi nhà cao tầng.}(Chương
34 – Saba’, câu 37).
Và
đức tin Iman chính là hành động của trái tim tức Niyyah và nó luôn được yêu cầu
trước hành động của thể xác.
Các câu Kinh cũng như các Hadith nêu trên cho thấy rằng
ý định của trái tim tức tâm hay
Niyyah là phần quan trọng nhất của bất kỳ hành động tốt
nào.
Điều này xảy ra với tất cả các việc làm và hành động của chúng ta bao gồm cảhành động thờ phượng và đời sống xã hội.
Vì
vậy, tất cả những ai có đức tin nơi Allah,
Thượng Đế của vũ trụ và vạn vật, phải cẩn thận về Niyyah
của mình trong bất kỳ hành động nào.
Chúng ta cần phải điểu chỉnh Niyyah của mình để nó thuần
túy hướng về một mình Allah trong hành động thờ phượng và việc làm thiện tốt.
Chúng ta nên làm điều này ngay cả đối với những
hành động đời thường, vì với Niyyah tốt, nó sẽ biến những hành động đó trở thành
những hành động thờ phượng.
Ví dụ, một người đi ngủ sớm với Niyyah để thức dậy
sớm cho lễ nguyện Salah Fajr sáng mai, hành động đi ngủ sớm của anh ta không
phải là một hành động thờ phượng nhưng với Niyyah đó của anh ta, việc đi ngủ
sớm của anh ta trở thành hành động thờ phượng và được Allah ban cho ân phước.
Một ví dụ khác, ăn uống không phải là hành vi vâng phục Allah, tuy nhiên, nếu
một người định tâm với Niyyah rằng anh ta ăn uống để duy trì sức khỏe cho việc
vâng phục Ngài thì lúc bấy giờ việc ăn uống của anh ta trở thành một hành động
vâng phục Allah.
Một người không định tâm gì khác ngoài việc thỏa mãn sinh lý, thỏa mãn ham
muốn, nhu cầu, hoặc hưởng thụ những gì cho phép, thì việc anh ta làm không có
gì là sai, miễn là anh ta biết rằng vấn đề này là thứ được cho phép bởi giáo lý
của Islam. Nhưng anh ta sẽ không có phần thưởng cho việc chỉ làm điều đó, cũng
như không có tội lỗi nào đối với anh ta chỉ bằng cách làm điều đó.
Những người có đức tinlà những người vâng phục Allah Tối Cao, chấp hành luật
pháp, mệnh lệnh và điều cấm của Ngài bằng cả trái tim của họ. Họ là những người
toàn tâm thờ phượng Allah vì Ngài là Thượng Đế của họ và là Đấng Tạo Hóa của họ
xứng đáng được tôn thờ. Họ tin vào sự vĩ đại, sự bất diệt và tính duy nhất của
Ngài. Vì vậy, trái tim và linh hồn của họlà dành cho Ngài, họ lấy tình yêu dành
cho Ngài làm mục đích sống và cho cuộc trở về của họ, và họ hy vọng Ngài sẽ
chấp nhận sự thờ phượng cũng như hành động thiện tốt của họ vì sắc diện của
Ngài.
Allah phán:
{Ngươi (hỡi Thiên Sứ Muhammad) hãy nói (với những
kẻ đa
thần): “Quả thật, Ta được Thượng Đế của Ta hướng dẫn đến
với con đường ngay chính, một tôn giáo đúng
đắn, tín
ngưỡng thuần túy của Ibrahim; và (Ibrahim)
không phải
là kẻ thờ đa thần.”
Ngươi hãy nói: “Quả thật, lễ nguyện Salah của Ta, việc giết tế của Ta, cuộc
sống và cái chết của Ta đều dành trọn cho một mình Allah, Thượng Đế của vũ trụ
và vạn vật. Đấng không có đối tác ngang vai. Đó là điều mà Ta được lệnh và Ta
là một tín đồ Muslim đầu tiên.”}(Chương 6 –
Al-An’am, câu 161 -
163)
Bất cứ ai cảm nhận được những ý nghĩa này sẽ cố gắng gợi lên ý định đến gần hơn
với Allah Toàn Năng trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
Khi anh ta ngủ, anh ta
sẽ định tâm với Niyyah rằng giấc ngủ của anh ta là vì Allah, anh ta ngủ là để
cơ thể được nghỉ ngơi nhằm có đủ sức khỏe cho việc thờ phượng Ngài khi anh ta
thức dậy.
Khi anh ta ăn uống, anh ta sẽ ăn uống với Niyyah duy trì sự sống để
thực hiện các nghĩa vụ đối với Ngài.
Khi anh ta kết hôn, anh ta định tâm vì
muốn tiết chế bản thân và hoạt động những điều Halal tránh những điều Haram.
Khi anh ta cầu xin con cái, anh ta định tâm tìm kiếm con cái ngoan đạo và công
chính sẽ sống và hành đạo theo con đường của Ngài.
Khi anh ta nói, anh ta cố
gắng chỉ nói điều tốt đẹp, còn khi anh ta im lặng, anh ta muốn kiềm chế điều
xấu, anh ta hy vọng phần thưởng của Ngài.
Và khi anh ta học, đọc và nghiên cứu,
điều đó cũng sẽ được anh ta định tâm vì Allah.
Cứ như thế, và đó là cách anh ta
điều chỉnh Niyyah trong mọi hành động của mình.
Học giả Ibn Taimiyah nói: “Một người không nên làm bất cứ điều gì được phép
ngoại trừ việc anh ta dùng nó để vâng phục (Allah) và định tâm để vâng lời
Ngài.” (Majmu’a Al-Fatawa: 10/ 460-461)
Thiên Sứ của Allah đã nói với Sa’ad bin Abi Waqqas:
“Bất cứ thứ gì ngươi chi
tiêu vì sắc diện của Allah đều sẽ được ban thưởng, ngay cả những gì ngươi để vào
miệng của vợ mình.”(Al-Bukhari,Muslim)
Imam Al-Nawawi bình luận về Hadith, nói: “Hadith cho biết những điều
Mubah (làm hay không làm đều không mang tội) nếu được thực hiện với định tâm vì
sắc diện của Allah Toàn Năng thì sẽ trở thành hành động vâng lời Ngài và sẽ
được ban thưởng.
Thiên Sứ của Allah đã lưu ý điều này với lời: ‘Ngay cả một
miếng thức ăn ngươi để vào miệng của vợ mình’
Điều này bao gồm thực tế là
nếu một người làm một điều Mubah nào đó với định tâm vì sắc diện của Allah Toàn
Năng, anh ta sẽ được ban thưởng cho điều đó, chẳng hạn như anh ta ăn với định
tâm tăng cường sức khỏe để vâng phục Allah; anh ta ngủ nghỉ với định tâm để có
năng lượng thờ phượng Allah một cách tích cực hơn; và anh ta tận hưởng người vợ
của anh ta hoặc người hầu gái của mình với định tâm ngăn bản thân khỏi hành vi
tình dục Haram, anh ta làm điều đó với định tâm đáp ứng các quyền lợi của cô ấy
và để có một đứa con ngoan đạo.
Và đây là ý nghĩa lời nói của Thiên Sứ: ‘Việc ai
đó trong các ngươi giao hợp (với vợ của mình) cũng là Saqadah.’Và Allah biết rõ
hơn hết!”(Sharh Muslim: 11/77)
Học giả Assuyuti nói: “Bằng chứng tốt nhất mà họ dùng để khẳng định rằng một
người bề tôi được ban thưởng với định tâm tốt trong những vấn đề Mubah và đời
thường là câu nói của Thiên Sứ: ‘Và quả thật một người chỉ đạt được điều mà y
đã định tâm.’ Đây là phần thưởng cho người làm điều đó nếu anh ta định tâm để
đến gần Alalh hơn, còn nếu anh ta không định tâm như vậy thì không có phần
thưởng nào cho anh ta.” (Sharh Al-Suyuti Ala Al-Nasa’i: 1/19)
Học giả Ibnu Al-Qayyim nói: “Những người gần gũi nhất với Allah là những người
thay đổi tính chất hành vi được phép của họ thành hành động vâng phục Allah.”
Có nghĩa là họ thay đổi bằng cách định tâm.
Trong một Hadith Sahih, Thiên sứ của Allah nói:
“Quả
thật, Allah ghi những ân phước và những điều tội lỗi. Sau đó Ngài giải thích
điều đó: Ai định tâm làm một điều thiện nhưng không thực hiện nó thì Allah ghi
cho y một ân phước trọn vẹn, nhưng nếu y định tâm và thực hiện nó thì Allah sẽ
ghi cho y mười ân phước ở nơi Ngài và được nhân thêm đến bảy trăm lần và thêm
nhiều hơn nữa; còn ai định tâm làm điều xấu nhưng không thực hiện nó thì Allah
ghi cho y một ân phước trọn vẹn, nhưng nếu y định tâm và thực hiện nó thì Allah
chỉ ghi cho y một tội mà thôi.” (Albukhari, Muslim)
Hadith
cho chúng ta thấy lòng thương xót và nhân từ của Allah đối với chúng ta bao la
như thế nào. Chỉ cần ai đó trong chúng ta định tâm làm điều tốt thì người đó sẽ
được ghi cho ân phước ngay cả khi y chưa làm hoặc không làm điều tốt đó.
Vì
vậy, ngay cả khi chúng ta không có khả năng làm điều tốt thì chúng ta vẫn có
thể tìm kiếm được ân phước nơi Allah, nếu chúng ta muốn, bằng cách là chúng ta
dùng trái tim của chúng ta, đó là Niyyahvề những điều tốt đẹp.
Qua Hadith, chắc có lẽ sẽ có người sẽ hỏi tại sao người định tâm làm điều xấu
nhưng không làm lại được ghi cho ân phước? Câu trả lời: Bởi vì khi một người
định tâm làm điều xấu thì đó là tội, nhưng khi y quyết định không làm điều xấu
đó thì có nghĩa là y đã định tâm làm điều tốt: từ bỏ việc làm xấu. Hơn nữa điều
tốt sẽ bối xóa điều xấu như Allah đã phán:
{Thật
vậy, những việc làm thiện tốt giúp loại bỏ những điều xấu.}(Chương 11 –
Hud, câu 114)
Quí đồng đạo Muslim thân hữu! Chúng ta cần lưu ý rằng, trong số
chúng ta, có hai nhóm người:
Một nhóm người ham muốn thế giới Dunya và một nhóm người ham muốn Đời Sau. Allah phán:
{Trong
các ngươi, có người ham muốn đời sống trần tục này và có người chỉ ham muốn Đời
Sau.}(Chương
3 – Ali ‘Imran, câu 152)
Những
ai mong muốn thế giới Dunya này
có thể họ chỉ được những gì của cuộc
sống này nhưng họ sẽ không có gì ở cuộc sống Đời Sau. Họ sẽ bị ném vào Hỏa Ngục.
{Ai
ham muốn đời sống trần tục này cũng như sự hào nhoáng của nó, TA sẽ ban cho họ
đầy đủ phần công lao của họ trong đó, và họ sẽ không bị cắt giảm bất cứ điều gì
ở nơi đó. Đó là những kẻ sẽ không có gì ở Đời Sau ngoại trừ Hỏa Ngục, và những
gì chúng đã làm nơi (trần gian) đều sẽ tiêu tan và những việc thiện tốt mà
chúng đã từng làm đều sẽ không có giá trị.}(Chương 11 –
Hud, câu 15, 16)
Vì vậy,
một người có đức tin nơi Allah
và Đời Sau, không nên quá quan tâm đến cuộc sống của
thế giới này, cái anh ta cần quan tâm
nhất là cuộc sống sau khi chết (Akhirah).
Bất cứ ai
thực sự muốn làm cho cuộc sống của mình sau này thành công, người đó phải cẩn
thận về mọi hành động của mình bằng cách
phải điều chỉnh Niyyah tức tâm
của mình luôn hướng về một mình Allah để mọi hành động tốt đẹp của mình được
chấp nhận nơi Ngài.
Cầu xin Allah soi sáng và hướng dẫn,
cầu xin Ngài nhắc nhở chúng
ta trong việc điều chỉnh tâm
niệm của chúng ta trước mọi hành
động của chúng ta để chúng
ta có thể tìm kiếm nhiều ân phước của
Ngài. Cầu xin Ngài củng cố trái tim của bầy
tôi trên con đường đến với lòng thương xót của Ngài bởi Ngài là Đấng lật trở
con tim và quyết định mọi thứ.