Islam là tên gọi không được gọi theo tên của một con người đặc biệt nào, cũng không phải tên của một bộ lạc, chủng tộc hay quốc gia nào, bởi vì nó không phải là đặc trưng cho một quốc gia, cộng đồng con người nào đó để có thể quy cho, mà nó là tên gọi được gọi như thế.
Islam – một tên gọi được Thượng Đế xưng danh |
Tôn giáo islam
Hầu hết các tôn giáo trên quả địa cầu này đều được đặt tên theo nhân vật, cộng đồng hoặc quốc gia đã thiết lập hay hình thành tôn giáo của họ.
Masih (Kitô giáo) được gọi theo tên gọi “Masih” – một tên gọi được dùng để gọi đức danh cho Nabi Ysa (tức Giê-su).
Do Thái (Jedaism) thì được gọi theo cộng đồng người dân (Jew - Giu-đa).
Phật giáo (Buddhist) được gọi theo tên của người sáng lập ra nó - Buddha.
Và đạo Hindu (Ấn Độ giáo) thì được gọi theo tên Hind (Ấn Độ)…
Đối với Islam, nó không thuộc về một người đàn ông đặc biệt nào cũng không thuộc về một bộ lạc hay một chủng tộc hoặc một quốc gia riêng biệt nào, bởi vì nó không dành riêng cho một cộng đồng nhất định nào để có thể gọi tên theo cộng đồng đó và bởi vì nó không do một người phàm tục nào sáng lập ra để có thể gọi tên theo người sáng lấp đó, mà thật ra nó được gọi theo tên riêng của nó – Islam – một tên gọi được Thượng Đế xưng danh.
Islam là một mực quy phục và tuân lệnh Thượng Đế - Đấng Tạo Hóa, Đấng Chúa Tể |
Ý nghĩa của từ “Islam”
Khi chúng ta quay trở lại với nguồn gốc của từ “Islam” trong ngôn ngữ Ả Rập, chúng ta sẽ thấy nó bao hàm một số ý nghĩa: quy phục, hạ mình, tuân lệnh, thành tâm, an bình và thanh thản.
Islam là một mực quy phục và tuân lệnh Thượng Đế - Đấng Tạo Hóa, Đấng Chúa Tể đồng thời từ bỏ hết tất cả mọi sự thờ phượng ai (vật) khác ngoài Ngài.
Đây là ý nghĩa được đề cập và khẳng định ở nhiều câu trong Thiên Kinh Qur’an.
Thiên Kinh Qur’an cho chúng ta biết: Ai hướng đến Allah bằng tấm lòng và thể xác của y qua việc hạ mình phủ phục Ngài, thực hiện các mệnh lệnh của Ngài, chấp hành các giới cấm của Ngài thì y đã nắm chặt lấy sợi dây cứu rỗi không bao giờ đứt và y sẽ đạt được mọi điều tốt đẹp. (Chương 31 – Luqman: 22).
Như vậy, Islam là sự thờ phượng Allah một cách trọn vẹn đồng thời bỏ hết tất cả sự thờ phượng đến ai (vật) ngoài Ngài. Người Muslim là người thành tâm và hết lòng thờ phượng Ngài, sống trong nguyên tắc của Islam và tuyên truyền Islam đến cho những ai sống xung quanh mình.
Islam là tôn giáo của tất cả các vị Thiên Sứ
Qur’an đã khẳng định rằng tất cả mọi cộng đồng trong mọi thời đại khác nhau đều được Allah cử phái đến một vị Thiên Sứ để chỉ dạy họ tôn giáo của Ngài.
Ngài đã phán với Muhammad: {Quả thật, TA cử phái Ngươi mang chân lý đến, Ngươi vừa là người báo tin vui vừa là người cảnh báo; và không một cộng đồng nào mà không có một Người cảnh báo đến với họ.} (Chương 35 – Fatir: 24).
Bởi vậy, các vị Thiên Sứ đều đến với tôn giáo chân lý, và họ không khác biệt nhau trong sứ mạng truyền tải đức tin, các nền tảng giáo lý căn bản và phẩm chất đạo đức.
Islam là tôn giáo được mang đến bởi vị Thiên Sứ cuối cùng trong các vị Thiên Sứ - Muhammad cách đây hơn 1400 năm.
Ka'bah tại Makkah linh thiêng - Năm 1876 |
Người là vị khôi phục lại tôn giáo của các vị Thiên Sứ trước kia. Qur’an ra lệnh cho người Muslim phải tin vào những gì mà các vị Thiên Sứ trước kia đã tin tưởng như Ibrahim (Abraham), Ishaaq (Isaac), Ya’qub (Jacob), Musa (Moses), và Ysa (Jesus) (Chương 2 – Al-Baqarah: 136).
Điều thú vị là Kinh Qur’an nói với chúng ta điều răn của Nabi Ibrahim – người cha của các vị Nabi đến các con của Người, và cũng chính là điều răn của Nabi Ya’qub (Jacob) đến các con của Người trước lúc lâm chung: Quả thật, Allah đã chọn cho các con tôn giáo chân lý, bởi thế, các con hãy đứng vững trên Islam cho tới khi cái chết đến với các con. (Chương 2 – Al-Baqarah: 132)
Tôn giáo Islam là một phần mở rộng cho tất cả các tôn giáo của các vị Nabi của Allah.
Vì vậy, tín ngưỡng vẫn là một, nền tảng tín ngưỡng căn bản không có gì thay đổi, mà sự thay đổi là ở hệ thống giới luật và tình tiết các nguyên tắc nhằm phù hợp với các điều kiện và hoàn cảnh ở các giai đoạn khác nhau.
Thiên Sứ Muhammad được dựng lên làm vị Thiên sứ cuối cùng để khẳng định hệ thống giáo lý cuối cùng cho toàn thể nhân loại.
Từ điểm này, Qur’an khẳng định rõ ràng rằng tôn giáo chỉ có một, đó chính là Islam, còn sự khác biệt mà chúng ta chứng kiến giữa các tôn giáo thừa nhận có Đấng Tạo Hóa về các khía cạnh đức tin chỉ là sự bóp méo khiến họ rời xa những gì mà các vị Thiên Sứ của họ đã mang đến. (Xem chương 3 – Ali ‘Imran: 19).