Trần gian và cõi đời sau

Liệu có thực sự có một cuốc sống khác nữa không 

Những người Ai Cập cổ đại thường ướp xác chết rồi sau đó họ đặt cùng với xác ướp nhiều tài sản quí giá với ý nghĩ rằng những cái xác này cần dùng chúng ở cuộc sống thế giới bên kia sau khi chết. 

Đây chỉ là những ví dụ cho các hình thức khác nhau về các nghi thức an táng người chết. Sự khác nhau cũng như sự đa dạng của các hình thức an táng người chết qua các dòng chảy của không gian và thời gian tùy thuộc vào tôn giáo và niềm tin của con người về những sự việc sau khi chết. Và những câu hỏi sâu sắc đang tìm kiếm câu trả lời: Liệu có thực sự có một cuốc sống khác nữa không? Cuộc sống đó như thế nào? Chúng ta cần gì cho cuộc sống đó?

 Liệu có thực sự có một cuốc sống khác nữa không?


Bởi lẽ, cái chết là sự thật lớn lao mà tất cả chúng ta đều đồng thuận rằng nó đang đợi tất cả chúng ta ở phía trước, không có ngoại lệ, cho dù chúng ta là những người có đức tin nơi cuộc sống khác hay chúng ta có suy nghĩ giới hạn dựa trên những gì chúng ta thấy, nghe và cảm nhận được qua các giác quan của chúng ta ..

Và cho dù chúng ta có sẵn sàng cho giây phút định mệnh đó hay có cố gắng lãng quên nó bằng mọi cách thì câu hỏi này vẫn còn đeo đuổi chúng ta. 

Từ chối câu hỏi này chỉ là sự cố tình phủ nhận mỗi khi con người chúng ta dừng lại với chính mình: có phải đó là sự kết thúc hoàn toàn không còn có một điều gì khác nữa chăng... liệu có phải sự tồn tại của chúng ta là một hình thức của sự phục sinh?

Câu hỏi cứ luôn quanh quẩn và nhấn mạnh vào tâm trí của chúng ta. Thiên Kinh Qur’an thì cứ lặp đi lặp lại câu hỏi đó cho chúng ta theo những cách diễn đạt khác nhau và cùng lúc Nó thông tin cho chúng ta biết về sự hối tiếc muộn màng của rất nhiều người vào Ngày Phục Sinh vì họ đã không dừng lại với chính mình để trả lời cho câu hỏi này và họ cũng không chuẩn bị cho cuộc hành trình ra đi đó của họ; và Thiên Kinh Qur’an cho biết vào Ngày Đó, một số người trong bọn họ sẽ than vãn: Ước gì mình đã gởi đi trước những việc làm tốt đẹp cho cuộc sống này của mình .. ước gì mình chỉ là cát bụi .. (Xem chương 78 – Al-Naba’: 40, chương 89 – Al-Fajr: 24).


Toàn bộ cuộc sống đều là sự thờ phượng Allah


Như đã biết, tất cả các tín đồ của các tôn giáo thừa nhận sự tồn tại của Đấng Tạo Hóa đều có niềm tin vào cuộc sống sau khi chết, có niềm tin nơi sự thưởng phạt ở nơi đó. 

Bởi vì đây là những điều mà tất cả các vị Thiên Sứ đã mang đến, và bởi vì tâm trí của con người luôn làm chứng rằng sẽ không có ý nghĩa và giá trị nào cho cuộc sống, tôn giáo, đạo đức mà không có một cuộc sống khác để phán xét và thưởng phạt một cách thỏa đáng và công bằng cho mỗi con người về hành vi tốt xấu của họ.
Tuy nhiên, đa số con người nghĩ rằng tôn giáo và thờ phượng không thể hòa hợp với việc tìm kiếm tiền bạc, phát triển của cải vật chất và hưởng thụ niềm vui. Họ thường phân ranh giới rằng hoặc là làm việc cho cuộc sống trần tục hoặc là dành cho cuộc sống Đời Sau chứ không thể kết hợp song hành với nhau cùng một lúc giống như không thể lấy ban đêm đi cùng với ban ngày mà hai khoảng thời gian này phải luôn ở hai đầu khác biệt nhau.
Sự ngạc nhiên của họ chưa dừng lại mà một số người trong bọn họ còn cảm thấy khó khăn để tin rằng trong Islam không có rào cản giữa sự thờ phượng và hưởng lạc hoặc giữa sự thờ phượng và của cải vật chất. 

Thiên Sứ Muhammad đã cho chúng ta biết rằng con người khi nào y làm điều đúng dù    trong khía cạnh nào của cuộc sống thì điều đó là điều thiện tốt, nó sẽ được ban thưởng vào cõi Đời Sau, ngay cả chỉ là việc nhặt bỏ một cái gai trên lối đi của mọi người hay chỉ là việc đút một miếng thức ăn vào miệng của người vợ! (Theo Hadith do Al-Bukhari ghi lại: 56).

Khi Thiên Sứ Muhammad cho biết rằng những cánh cửa của các việc làm thiện tốt rất đa dạng thì các vị Sahabah của Người cảm thấy ngạc nhiên. Họ ngạc nhiên khi Người nói: “Khi một ai đó trong các ngươi quan hệ ân ái với vợ của y thì hành vi ân ái đó của y được ghi là công đức và được ban cho ân phước”. 

Các vị Sahabah thắc mắc: Công đức và ân phước có liên quan gì với việc thực hiện hành vi tình dục, thưa Thiên Sứ của Allah? Người nói: “Chẳng lẽ các ngươi không thấy nếu một người thực hiện hành vi tình dục bằng con đường Haram (bị nghiêm cấm) thì y sẽ mang tội đó sao?”. 

Họ đáp: Thưa, đúng vậy. Người nói: “Bởi vậy, hành vi của một người được ghi là công đức nếu như y chọn cách đúng đắn để thực hiện nó.” (Theo Hadith do Muslim ghi lại: 1006).

Chính vì lẽ này, nếu chúng ta quan sát và để ý thì chúng ta sẽ thấy tất cả những ai tìm hiểu Islam từ giây phút đầu tiên đều nhận thức được một thực tế rằng Islam có sự cân bằng giữa cuộc sống trần tục và cuộc sống cõi Đời Sau như đã được mô tả trong Thiên Kinh Qur’an khi mà cùng lúc Nó bắt mọi người phải thờ phượng để tìm kiếm ân phước ở cõi Đời Sau đồng thời bảo mọi người phải cố gắng nỗ lực tìm kiếm thiên lộc của Allah trong cõi trần tục. (Xem chương 62 – Al-Jumu’ah: 9 - 10). 

Tín đồ Muslim được lệnh thờ phượng Allah đồng thời phải nỗ lực trong lao động để
tìm kiến bổng lộc cho đời sống trần tục.


Như vậy, đúng với ý chỉ của Allah thì người tín đồ Muslim được lệnh phải thờ phượng một mình Ngài đồng thời phải nỗ lực trong lao động tìm kiếm bổng lộc cho đời sống trần tục, y phải có nghĩa vụ cho đời sống của y và phải có nghĩa vụ chăm lo và nuôi dưỡng con cái của y, y phải có trách nhiệm quan tâm đến sức khỏe của mình, quan tâm đến môi trường và sự phát triển của xã hội.

Đây là một trong những bí mật làm tinh thần thanh thản và bình an trong tâm hồn mà người Muslim tìm thấy cho bản thân khi mà y cảm nhận được sự hài hòa giữa cuộc sống trần tục và cõi Đời Sau, giữa niềm vui hưởng thụ và sự thờ phượng, không có sự xung đột và đối lập mà nó được xây dựng trên sự tích hợp hỗ trợ lẫn nhau.

Như vậy, đến đây chúng ta có thể khẳng định rằng Thiên Kinh Qur’an đã cho người tín đồ Muslim tuyên bố triết lý của Islam: Toàn bộ cuộc sống của tôi đều là sự thờ phượng Allah trong tất cả mọi hoàn cảnh chứ không phải chỉ có lễ nguyện Salah cùng các hành vi thờ phượng không thôi, tất cả mọi sự việc, mọi hành động của tôi đều được Allah phán xét và thưởng phạt sau khi tôi chết đi cho nên tôi phải bám chặt lấy mệnh lệnh của Allah và tôn giáo Islam của Ngài. (Chương 6 – Al-An’am: 162)

 

Mới hơn Cũ hơn
Bài viết liên quan