Chương 10: Thi đua làm việc thiện tốt – khuyến khích ai hướng đến điều thiện tốt thì hãy thực hiện không nên do dự
Allah, Đấng Tối Cao phán:
{Bởi thế, các ngươi hãy thi đua nhau làm điều
thiện tốt.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 148).
Có nghĩa là các ngươi hay mau nhanh chân tìm đến các việc
làm thiện tốt và tranh nhau làm.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
{Và các ngươi hãy nhanh chân đến với sự Tha thứ nơi Thượng Đế của các ngươi
và hãy nhanh chân đến Thiên Đàng nơi mà khoảng rộng của nó bao la bằng trời đất,
được chuẩn bị cho những người ngoan đạo.} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 133).
Allah (swt) bảo các bề tôi của Ngài thi đua nhau tìm đến sự tha thứ của Ngài bằng các việc làm ngoan đạo và thiện tốt; và Ngài bảo các bề tôi hãy tranh nhau làm việc thiện tốt và ngoan đạo để tìm đến Thiên Đàng của Ngài, nơi của đời sống hạnh phúc bất tận, nơi của sự hưởng thụ trọn vẹn và hoàn hảo. Và Ngài mô tả Thiên Đàng với khoảng rộng như trời đất ý nói Thiên Đàng là thế giới vô cùng rộng lớn.
Hadith 87: Ông Abu Huroiroh thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Hãy tranh thủ làm các việc làm thiện tốt trước
khi xuất hiện những điều Fitnah như sự đắm chìm trong bóng đêm u tối, một người
buổi sáng là người có đức tin nhưng buổi chiều là người vô đức tin hoặc buổi
chiều là người có đức tin nhưng sáng ra là người vô đức tin, y bán tôn giáo của
y vì vật chất của đời sống trần tục.” (Muslim).
*
Bài học từ Hadith:
-
Hadith kêu gọi người tín đồ
tranh thủ làm việc thiện tốt khi có cơ hội trước khi những điều trở ngại xuất
hiện.
- Hadith dạy các tín đồ bài học rằng khi đã định làm điều
thiện tốt nào thì bắt tay làm ngay không nên chờ đợi, do dự và phân vân trước
những việc làm thiện tốt.
- Thiên sứ của Allah (saw) cảnh báo các bề tôi về những điều Fitnah: sự đắm chìm
trong màn đêm u tối của tội lỗi có nghĩa là rồi đây người bề tôi sẽ sống trong
môi trường đầy dẫy những cám dỗ, cuộc sống bị bao vây bởi những điều tội lỗi và
trái đạo; một Fitnah thứ hai là sự thay đổi đức tin một cách nhanh chóng và
choáng ngợp của một người, một người có thể buổi sáng là người có đức tin nhưng
buổi chiều lại trở thành kẻ vô đức tin hoặc buổi chiều là người có đức tin
nhưng sáng ra lại trở thành kẻ vô đức tin, nguyên nhân là bởi vì con người sẽ sống
trong giai đoạn mà tâm hồn và lòng ham muốn của họ chỉ nghiêng về vất chất của
trần tục: của cải, tiền bạc, danh lợi, quyền thế.
Hadith 88: Ông Abu Sirwa’ah Uqbah bin Al-Harith thuật lại, nói: Tôi
dâng lễ nguyện Salah phía sau Nabi (saw) tại Madinah vào giờ Asr. Ngay khi cho Salam xong thì Người
liền đứng dậy, đi xuyên qua các hàng mà mọi người đang ngồi một cách rất vội để
vào nội phòng của một bà vợ của Người. Mọi người rất ngỡ ngàng và cảm thấy hơi
lo lắng trước sự vội vã của Người. Và trong lúc Người đi ngang qua mọi người, chắc
có lẽ Người thấy mọi người có vẻ ngạc nhiên trước sự vội vã và hấp tấp của Người
nên Người (saw)
nói:
“Ta chợt nhớ ra rằng Ta có một miếng vàng (hoặc
bạc), Ta ghét phải bị mệt trí bởi nó nên Ta đi bảo người nhà của Ta đem chia
cho xong” (Albukhari).
Còn trong một lời dẫn khác:
“Ta đã để trong nhà một miếng vàng (bạc) từ của
cải Sadaqah, Ta ghét giữ nó lại trong nhà nên Ta phải đi chia cho xong”.
*
Bài học từ Hadith:
- Khuyến khích hoàn tất cho xong những điều làm bận tâm.
- Khuyến khích mau mau đi làm những điều thiện tốt.
- Được phép ủy thác cho người khác phân chia của cải
Sadaqah thay.
Hadith 89: Ông Jabir thuật lại,
nói: Một người đàn ông nói với Thiên sứ của Allah (saw) vào ngày trong trận chiến Uhud: Nếu tôi bị giết thì Người
thấy tôi sẽ ở nơi nào? Người (saw) nói: “trong Thiên Đàng”. Thế là người đàn ông ném bỏ
những quà chà là khô đang cầm trong tay rồi xông pha vào trận chiến và đã hy
sinh. (Albukhari, Muslim).
*
Bài học từ Hadith:
- Hadith thúc người tín đồ nhanh chân đến với điều thiện
tốt và ngoan đạo.
- Hadith cho biết rằng phần thưởng cho việc hy sinh tính
mạng vì chính nghĩa của Allah không có gì hơn ngoài Thiên Đàng.
- Hadith cho thấy các vị Sahabah luôn là những người luôn
tranh thủ và tiên phong làm những điều thiện tốt và ngoan đạo. Vị Sahabah trong
Hadith là một điển hình tiêu biểu.
Hadith 90: Ông Abu Huroiroh thuật lại, nói: Một người đàn ông đến gặp
Thiên sứ của Allah (saw),
nói: Thưa Thiên sứ của Allah, loại Sadaqah nào mang lại ân phước lớn nhất?
Thiên sứ của Allah (saw)
nói:
“Hãy Sadaqah trong lúc ngươi khỏe mạnh, keo kiệt,
sợ nghèo và tham cái giàu; và chớ đừng đợi đến lúc linh hồn ngươi lên đến tận
quai xanh rồi ngươi mới nói: hãy cho người này thế này, người nọ thế kia”
(Albukhari, Muslim).
* Bài học từ
Hadith:
- Sadaqah trong lúc khỏe mạnh tốt hơn Sadaqah trong lúc bệnh;
bởi vì người có sức khỏe thường có sự keo kiệt, cho nên nếu y làm Sadaqah trong
tình trạng keo kiệt như vậy thì điều đó nói lên sự chân tâm của y trong việc
khao khát và mong muốn làm hài lòng Allah (saw), khác với Sadaqah trong lúc bệnh bởi vì lúc đó y đã hết
hy vọng với trần gian nên y cho người khác chỉ với tư tưởng nếu không cho người
khác thì uổng phí cho nên Sadaqah lúc bệnh là chưa vì Allah (swt) một cách trọn vẹn.
Trong một Hadith khác, Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Một người làm Sadaqah một đồng bạc trong lúc
còn sống khỏe mạnh tốt hơn làm Sadaqah một trăm đồng bạc lúc sắp chết” (Abu
Dawood).
- Hadith khuyến khích tranh thủ làm điều thiện tốt lúc khỏe
mạnh trước khi cái chết đến.
Hadith 91: Ông Anas bik Malik thuật lại rằng vào ngày của trận chiến
Uhud, Thiên sứ của Allah (saw) lấy cây đao ra và
nói:
“Ai lấy cái này từ Ta?”
Các vị Sahabah, mỗi người đều đưa tay ra, nói: tôi, tôi,
.. Thiên sứ của Allah nói:
“Ai lấy nó bằng cái lẽ đích thực của nó?”
Thế là mọi người khựng lại, liền lúc đó, Simak bin
Kharashah, một vị Sahabah thường được gọi là Abu Duja-jah nói: Tôi, tôi xin lấy
nó bằng cái lẽ đích thực của nó. Ông đã lấy cây đao (của Thiên sứ) đó xông vào
cuộc chiến và chặt đầu của những người đa thần. (Muslim).
* Ai lấy cây đao bằng cái lẽ đích thực của nó có nghĩa là
ai sẽ lấy nó để đánh kẻ thù của Allah (swt) và chiến đấu bằng sự chiến đấu địch thực?
*
Bài học từ Hadith:
- Hadith ca ngợi sự can đảm và sự trung thực của một vị
Sahabah: Abu Duja-jah Simak bin Kharashah trong Jihaad; nhưng hình ảnh đó không
nói lên sự nhút nhát của các vị Sahabah khác, nguyên nhân tất cả họ khựng lại
trong việc nhận lấy cây đao là vì họ e sợ không thể thực hiện đúng với cái lẽ
đích thực của nó mà thôi. Quả thật, tất cả các vị Sahabah đều là những người
dũng cảm và gan dạ trên con đường chính nghĩa của Allah .. chẳng phải ngay từ
lúc đầu họ đều đưa tay ra để đón lấy cây đao và chẳng phải họ đã chiến đấu hết
mình trong trận chiến Uhud đó?
- Hadith cho thấy cách Thiên sứ của Allah (saw) làm gia tăng tinh thần hy sinh và chiến đấu của các vị
Sahabah trước khi ra trận chiến đấu với kẻ thù.
Hadith 92: Ông Zubair bin Adi
thuật lại, nói: Chúng tôi đến than phiền với Anas bin Malik về những điều
mà chúng tôi gặp phải từ Al-Hijaaj thì ông nói:
“Các người hãy kiên nhẫn, bởi quả thật thời
gian đến với các người ở thời sau sẽ xấu hơn thời trước, cứ như thế cho đến khi
các người trình diện Thượng Đế của các người”.
Tôi đã nghe như thế từ vị Nabi (saw) của các người. (Albukhari).
* Al-Hijaaj là Abu Muhammad, Ibnu Yusuf Ath-Thaqafi, là một
vị lãnh đạo xứ I-rắc, ông được biết là một người rất bất công và tàn bạo.
*
Bài học từ Hadith:
- Hadith kêu gọi người tín đồ Muslim phải kiên nhẫn trong
việc thực hiện và chấp hành mệnh lệnh của Allah (swt) cũng như trong việc làm những điều thiện tốt và ngoan đạo
cho dù phải đối mặt với những thử thách.
- Hadith là lời thông điệp cho biết rằng thời sau sẽ khó
khăn và gian nan hơn thời trước cho các tín đồ Muslim tức càng trở về sau thì
điều Fitnah càng nhiều hơn, cứ như vậy cho đến ngày tận thế. Cho nên, người
Muslim cần phải thực sự kiên nhẫn và nên tranh thủ làm nhiều việc thiện tốt và
ngoan đạo bởi thời gian càng trở về sau thì việc giữ đạo và duy trì giáo lý của
đạo lại càng khó khăn hơn như Thiên sứ của Allah (saw) đã cảnh báo:
“Hãy tranh thủ năm điều trước năm điều: lúc
ngươi còn sống trước khi ngươi chết, lúc ngươi còn khỏe mạnh trước khi ngươi
đau bệnh, lúc ngươi đang rảnh rỗi trước khi ngươi bận rộn, lúc ngươi còn trẻ
trước khi ngươi già yếu, và lúc ngươi giàu có trước khi người nghèo khó.” (Al-Hakim).
- Hadith khẳng định về sự xuất hiện của Dajjaal, một
trong các dấu hiệu báo trước cho giờ Tận Thế.
- Hadith cũng khẳng định sự trừng phạt của Allah ở trên
thế gian này nhẹ hơn ở cõi Đời Sau.
Hadith 94: Ông Abu Huroiroh thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói vào ngày đi chinh phục Khaibar:
“Ta sẽ đưa lá cờ chiến này cho một người yêu thương Allah và
Thiên sứ của Ngài, người mà Allah sẽ làm cho cuộc chinh phục giành thắng lợi
trên tay của y.”
Umar bin Al-Khattaab nói: Tôi chưa bao giờ yêu thích sự
chỉ huy ngoại trừ ngày hôm đó.
Tất cả mọi người ai cũng hy vọng mình sẽ được gọi tên lên
nhận lấy là cờ chiến đó. Nhưng rồi Thiên sứ của Allah (saw) đã gọi tên Ali bin Abu Ta-lib và đưa cho anh ta lá cờ
chiến và nói:
“Hãy đi và chớ quay đầu lại cho tới khi Allah
ban cho cậu giành thắng lợi trong cuộc chinh phục”.
Thế là Ali ra đi, đi được một khoảng không xa thì anh ta
dừng lại nhưng không quay đầu lại, anh ta nói to: Thưa Thiên sứ của Allah, tôi
đi chiến đấu với mọi người bởi điều gì? Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Hãy chiến đấu với họ cho tới khi nào họ chịu
chứng nhận rằng không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah và Muhammad
là Thiên sứ của Allah. Nếu họ đã làm thế thì họ đã ngăn ngươi không xâm phạm đến
tính mạng và tài sản của họ ngoại trừ bởi điều chân lý; và việc phán xét và
thanh toán họ là ở nơi Allah.” (Muslim).
* Khaibar là thành phố lớn có các pháo đài quân sự và các
nông trại, nằm cách Madinah Munauwarah khoảng hơn 160 cây số về phía Bắc.
* Bài học từ Hadith:
- Tình yêu dành cho Allah (swt) và Thiên sứ của Ngài (saw) là ở chỗ đức tin Iman ở nơi Ngài và Thiên sứ của Ngài,
đi theo mọi mệnh lệnh mà Allah và Thiên sứ của Ngài ra lệnh và chỉ đạo.
- Hadith khẳng định phép màu của Thiên sứ (saw) về những điều vô hình khi mà Người cho biết sẽ chinh phục
được Khaibar và khẳng định Người chính là vị Nabi đích thực.
- Hadith là sự kêu gọi các tín đồ phải tranh thủ thực hiện
ngay những gì Thiên sứ của Allah (saw) sai bảo, không chần chừ và do dự.
- Hadith là bằng chứng rằng Islam sẽ phán quyết dựa theo
những gì được thể bên ngoài, còn những gì thầm kín bên trong trái tim là do
Allah phán xét và định đoạt.