Ăn từ phần bên của đĩa thức ăn
Hadith
736: Ông Anasbin Malik thuật lại rằng Thiên Sứ của Allah nói:
“Quả thật, Barakah đi xuống phần giữa của thức
ăn, bởi thế, các ngươi hãy ăn từ phần bên của nó và chớ đừng ăn từ phần chính
giữa.” (Abu
Dawood, Tirmizdi).
*Barakah là hồng phúc từ nơi Allah. Barakah trong thức ăn
là Allah làm cho thức ăn trở nên nhiều thêm hoặc làm cho người ăn no đủ từ thức
ăn đó.
* Bài học từ Hadith
- Giáo lý khuyến khích ăn từ phần bên của đĩa thức ăn, đó
là phong cách lịch sự khi ăn, đặc biệt nếu cùng ăn với những người khác trên một
đĩa thức ăn. Đối với bánh mì cũng vậy, nên bắt đầu ăn từ phần hai đầu của ổ
bánh mì trước chớ bắt đầu từ phần giữa của nó.
Hadith
737: Ông Abdullah bin Busr thuật lại: Thiên Sứ của Allah (saw) có một mâm đựng
thức ăn cỡ lớn được gọi Al-Gharra’, chiếc mâm cần tới bốn người khiêng. Một
ngày nọ, sau khi các vị Sahabah của Người lễ nguyện Salah Dhuha xong thì chiếc
mâm Al-Gharra’ được mang ra (đựng đầy bánh mì, thịt và nước dùng). Họ ngồi xuống
quanh. Do số lượng các vị Sahabah đông nên Thiên Sứ của Allah đã ngồi quỳ gối,
mong đặt trên lòng bàn chân. Một người dân du cư sa mạc nói với Người: Ngồi kiểu
gì vậy? Thiên
Sứ của Allah nói:
“Quả thật Allah đã làm Ta thành một người nô lệ lịch sự chứ Ngài không
làm Ta thành một bạo chúa hung tợn.”
Sau đó, Thiên
Sứ của Allah (saw) nói:
“Các ngươi hãy ăn từ các phần xung quanh mâm
và chừa lại phần giữa để thức ăn được ban Barakah.” (Abu Dawood ghi lại với đường dẫn khá).
* Bài học từ Hadith
- Hadith cho thấy sự khiêm tốn và hòa nhã với các vị
Sahabah của Người.
- Hadith kêu gọi
các tín đồ cùng ăn chung và khuyến khích ngồi giống như được đề cập trong
Hadith, đặc biệt khi chỗ ngồi nhỏ hẹp, bởi đó thể hiện phong cách lịch sự.
- Hadith kêu gọi
người tín đồ tránh sự tự cao tự đại, nên hòa đồng và khiêm nhường trước mọi người.
- Hadith khuyến
khích ăn thức ăn từ các phần xung quanh mâm, đĩa (hoặc các đồ đựng thức ăn), nhằm
cố gắng tìm kiếm Barakah từ nơi Allah.