Allah,
Đấng Tối Cao phán:
{Chẳng phải TA đã cho các ngươi sống đủ lâu để các ngươi có thể tỉnh ngộ
nhận lấy sự nhắc nhở và hơn nữa đã có một người đến cảnh báo cho các ngươi.} (Chương
35 – Fatir, câu 37).
Ibnu
Abbas và các nhà kiểm chứng đã nói về ý nghĩa của câu Kinh này: Chẳng phải TA
đã cho các ngươi sống đủ lâu trong thời gian sáu mươi năm? Lời phân tích này sẽ
được làm rõ hơn bởi Hadith sẽ được đề cập đến Insha-Allah.
Có lời
thì nói rằng ý nghĩa của nó là 18 năm, có lời thì lại bảo 40 năm. Alhasan,
Kalbi và Masrooq([1])
thì nói rằng dân Madinah mỗi khi họ được bốn mươi tuổi thì họ bắt đầu chuyên
tâm vào việc thờ phượng và hành đạo. Và có lời thì nói: Ý nghĩa trong câu Kinh
muốn nói về tuổi trưởng thành.([2])
Còn lời
phán: {và hơn nữa đã có một người đến cảnh báo cho các ngươi.} thì Ibnu Abbas và
đại đa số học giả nói: đó là Nabi. Nhưng Ikramah, Ibnu Uyainah([3])
và một số người khác thì nói: Đó là tóc bạc, nó là dấu hiệu đã không còn trẻ
nữa.
Hadith 112: Ông Abu Huroiroh thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Allah không cho một người viện lý do một khi
y đã vào độ tuổi sáu mươi” (Albukhari).
Các học
giả nói: Ý nghĩa của lời Hadith này là Allah (swt) không để cho một người viện cớ để bào chữa nếu y lơ là
và xao nhãng ở độ tuổi này.
Ý nghĩa
của Hadith: Allah (swt) không
cho người bề tôi một lý do nào nữa để y biện hộ cho lỗi lầm của mình ở độ tuổi
này khi y nói: nếu được sống thọ hơn bề tôi chắc chắn sẽ chấp hành theo mệnh
lệnh. Bởi vì đây là độ tuổi “gần đất xa trời”, tuổi mà một người phải sẵn sàng
cho chuyến hành trình trở về với Allah (swt). Cho
nên ở độ tuổi này, người bề tôi nên chuyên tâm hành đạo cho thật nhiều và
thường xuyên cầu xin Allah (swt) tha
thứ. Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Vào ngày Phục sinh có ba hạng người mà Allah
không nói chuyện với họ, không nhìn mặt họ và không tẩy xóa tội lỗi cho họ và
họ phải chịu sự trừng phạt đau đớn: người già phạm tội Zina, tên vua thường nói
dối và người nghèo tự cao tự đại” (Ahmad).
* Bài học từ Hadith:
- Hadith
cho biết rằng Allah (swt) không
trừng phạt bất cứ người bề tôi nào trừ phi người bề tôi đã không còn lý do bào
chữa.
- Hadith
như muốn nhắc nhở rằng độ tuổi 60 là độ tuổi sắp phải từ biệt thế gian
Hadith 113: Ông Ibnu Abbas thuật lại: Umar đưa tôi vào buổi họp mặt cùng với các lão tướng tham gia trận Badr. Dường như một số họ có cái gì đó không hài lòng và nói: Tại sạo lại cho cậu bé này tham gia hội hợp với chúng ta trong khi chúng ta có con cái trạc tuổi nó? Umar nói: Cậu ta là người hiểu biết (kiến thức giáo lý) cũng tầm các ông. Rồi có một ngày nọ, Umar cho tôi tham gia cùng với họ, và tôi thấy rằng hình như ngày hôm đó ông muốn gọi tôi tham gia là để muốn chứng minh cho họ thấy. Umar nói: Các ông nói gì về lời phán của Allah (swt):
إِذَا جَآءَ
نَصۡرُ ٱللَّهِ وَٱلۡفَتۡحُ ? Một số họ nói: Chúng ta được lệnh phải tán dương ca ngợi Allah và cầu
xin Ngài tha thứ khi Ngài giúp chúng ta chinh phục được Makkah. Một số khác khì
im lặng không nói gì. Thế rồi, Umar hỏi tôi: Này Ibnu Abbas, cậu cũng nói như
thế chứ? Tôi nói: Không. Ông nói: Vậy cậu nói gì? Tôi nói: Đó là thời hạn của
Thiên sứ (saw) mà Allah (swt) muốn thông báo cho Người biết. Allah (swt) phán:
{Khi sự giúp đỡ của Allah và sự thắng lợi (chinh phục được Makkah đã đến (với
Ngươi – Muhammad).} (Chương 110 – Annasr, câu 1).
Đó là báo hiệu
cho thời hạn của Ngươi (Muhammad) đã hết. Khi đó Ngươi hãy tán dương Thượng Đế
của Ngươi và cầu xin Ngài tha thứ:
{Bởi thế, Ngươi hãy tán dương Thượng Đế của Ngươi và hãy cầu xin Ngài tha
thứ. Quả thật, Ngài là Đấng hằng tha thứ.} (Chương 110 – Annasr, câu 3).
Umar nói: Tôi không
biết hơn điều cậu ta nói.
(Hadith do Albukhari ghi lại).
* Bài học từ Hadith:
- Hadith
dạy người tín đồ phải nên luôn cầu xin Allah (swt) tha thứ trong khoảng thời gian cuối đời.
- Sự cao trọng không phải ở tuổi tác mà ở kiến
thức và sự hiểu biết.
- Hadith
cho thấy Abdullah bin Abbas là người hiểu sâu rộng về Qur’an.
- Ân
phúc của người hiểu biết và có kiến thức luôn hơn những người khác.
Hadith 114: Bà A’ishah thuật lại: Kể từ sau khi câu Kinh
إِذَا
جَآءَ نَصۡرُ ٱللَّهِ وَٱلۡفَتۡحُ được mặc khải
xuống thì không một lễ nguyện Salah nào mà Thiên sứ của Allah (saw) không nói:
“Subhanaka Rabbana wabihamdika,
ollo-hummagh-firli”
“Vinh quang thay Ngài ôi Thượng Đế của
bề tôi, và mọi lời ca người xin tán dương Ngài. Lạy Allah, xin Ngài hãy tha thứ
cho bề tôi” (Albukhari,
Muslim).
Một lời
dẫn khác trong hai bộ Sahih này: Thiên sứ của Allah (saw) nói nhiều trong Ruku’a và Sujud của
Người lời:
“Subhanakollo-humma, Rabbana wabihamdika,
ollo-hummagh-firli”
“Vinh quang thay Ngài, lạy Allah, lạy
Thượng Đế của bề tôi, và mọi lời ca người xin tán dương Ngài. Lạy Allah, xin
Ngài hãy tha thứ cho bề tôi”
Và Người
luôn làm theo Qur’an, ý nghĩa của việc luôn làm theo Qur’an là làm theo mệnh
lệnh trong lời phán của Allah (swt):
{Thì Ngươi hãy tán dương Thượng Đế của Ngươi và hãy cầu xin Ngài tha thứ.
Quả thật, Ngài là Đấng hằng tha thứ.} (Chương 110 – Annasr, câu 3).
Còn
riêng trong một lời dẫn khác của Muslim: Trước thời gian qua đời Thiên sứ của
Allah (saw) thường nói
nhiều lời:
“Subhanakollo-humma, Rabbana wabihamdika, astaghfiruka wa
atu-bu ilayka”
“Vinh quang thay Ngài, lạy Allah, lạy
Thượng Đế của bề tôi, và mọi lời ca ngợi xin tán dương Ngài. Bề tôi cầu xin
Ngài tha thứ và bề tôi quay về sám hối với Ngài”.
A’ishah
nói: Thưa Thiên sứ của Allah (saw), đây là
lời gì sao em thấy Người cứ luôn miệng nói? Người (saw) nói: Ta được ban cho một dấu hiệu ở
cộng đồng tín đồ của Ta, khi Ta thấy được nó thì Ta phải nói lời đó, dấu hiệu
đó là:
{Khi sự giúp đỡ của Allah và sự thắng lợi (chinh phục được Makkah đã đến
(với Ngươi – Muhammad), và Ngươi thấy nhân loại gia nhập tôn giáo của Allah
từng đoàn, từng đoàn thì Ngươi hãy tán dương Thượng Đế của Ngươi và hãy cầu xin
Ngài tha thứ. Quả thật, Ngài là Đấng hằng tha thứ.} (Chương 110 – Annasr, câu 1 - 3).
Và trong
một lời dẫn khác nữa: Thiên sứ của Allah (saw) nói
nhiều những lời:
“Subha-nolloh wabihamdika, astaghfiruka wa atu-bu ilayka”
“Vinh quang thay Ngài, và mọi lời ca
ngợi xin tán dương Ngài. Bề tôi cầu xin Ngài tha thứ và bề tôi quay về sám hối
với Ngài”.
Bà
A’ishah nói: Thưa Thiên sứ của Allah, em thấy Người nói nhiều những lời này, vì
sao? Người nói: Thượng Đế của Ta phán cho Ta biết rằng Ta sẽ nhìn thấy một dấu
hiệu ở trong cộng đồng tín đồ của Ta, khi nào Ta thấy nó thì Ta phải nói những
lời đó. Quả thật, Ta đã thấy dấu hiệu đó, đó là:
{Khi sự giúp đỡ của Allah và sự thắng lợi (chinh phục được Makkah đã đến
(với Ngươi – Muhammad), và Ngươi thấy nhân loại gia nhập tôn giáo của Allah
từng đoàn, từng đoàn thì Ngươi hãy tán dương Thượng Đế của Ngươi và hãy cầu xin
Ngài tha thứ. Quả thật, Ngài là Đấng hằng tha thứ.} (Chương 110 – Annasr, câu 1 - 3).
* Bài học từ Hadith:
- Hadith
cho thấy sự gia tăng sự cầu xin Allah I tha thứ
của Thiên sứ (saw) khi vào cuối
đời.
- Hadith
nhắc nhở người bề tôi phải biết tạ ơn Allah (swt) lúc đạt
được ân huệ và hồng phúc.
- Hadith
kêu gọi tín đồ noi gương Thiên sứ của Allah (saw) trong
việc Istighfaar và cầu nguyện.
Hadith 115: Ông Anas bin Malik nói: Quả thật, khoảng thời gian
trước khi Thiên sứ của Allah (saw) qua đời
cho đến thời điểm Người lìa trần, Allah, Đấng Tối Cao đã mặc khải xuống cho
Người nhiều hơn sự mặc khải trước đó. (Albukhari, Muslim).
* Bài học từ Hadith:
- Hadith
cho biết sự mặc khải được hoàn tất trước khi Thiên sứ của Allah (saw) qua đời.
- Nhiều
sự mặc khải được ban xuống vào thời gian cuối đời của Thiên sứ (saw) là sự báo hiệu cho việc Người sắp rời
khỏi thế gian để trở về với Allah (swt).
Hadith 116: Ông Jabir thuật
lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Mỗi người bề tôi sẽ được phục sinh ở trạng
thái mà y đã chết” (Muslim).
* Bài học từ Hadith:
- Hadith
giục con người làm điều thiện tốt.
- Hadith
kêu gọi người tín đồ phải luôn bám lấy Sunnah của Thiên sứ (saw) trong thờ phượng, phẩm chất đạo đức và
trong tất cả mọi sự việc.
- Hadith
nhắc nhở người tín đồ phải luôn ở trong tình trạng tuân lệnh Allah (swt) vào mọi lúc để phòng bị cho cái chết
gần kề, đặc biệt đối với người già và bệnh tật.
([1]) Alhasan bin Yasaar dân Basrah, thuộc thời Tabi’een,
ông là một trong các học giả của Basrah, là một học giả nổi danh chuyên về giáo
lý thực hành, ông sinh tại Madinah năm 21 hijri và mất tại Basrah năm 110
hijri. Kalbi tên thật là Muhammad bin Assaa-ib, là học giả giỏi về Tafseer,
thông tin và lịch sử Ả rập, yếu về Hadith, ông sinh tại Ku-fah và mất cũng tại
đây năm 146 hijri. Masrooq bin Al-Ajda’ là người thuộc thời Tabi’een, là người
có nguồn kiến thức Hadith vững chắc thuộc dân Yemen, ông là người rất giỏi
trong lĩnh vực Fata-wa, ông mất năm 63 hijri.