Chương 25: Lệnh bảo phải giữ Ama-nah
Ama-nah có
nghĩa là tín vật, sự tín nhiệm, điều được ủy thác, chữ tín, sự đáng tin, hoặc
trọng trách.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
{Quả thật, Allah ra lệnh bảo các ngươi phải
(thực hiện Ama-nah) giao hoàn tín vật về lại cho chú nhân của nó.} (Chương 4 – Annisa’, câu 58).
Nguyên nhân câu Kinh này được mặc khải xuống là Thiên sứ của Allah (saw) nhận lấy chìa khóa ngôi đền Ka’bah từ Uthman bin Talhah, và chiếc chìa khóa đó được biểu hiện cho mọi tín vật nói chung.
Ông Ibnu Abbas và những người khác nói: Câu Kinh này
được mặc khải xuống cho những người lãnh đạo, những nhà cầm quyền phải thực hiện
chữ tín tức họ phải thực hiện đúng với sự tín nhiệm của Allah (swt) ủy thác cho họ, đó là trông coi người dưới
quyền của họ.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
{Quả thật, TA đã giao Ama-nah cho các tầng
trời và trái đất và núi non nhưng chúng từ chối vì chúng cả sợ nên đã tránh xa
nó; nhưng con người đã nhận lãnh nó; rõ ràng y hết sức sai quấy, ngu muội.} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 72).
Ibnu Katheer Tafseer câu Kinh này, nói: Ibnu Abbas nói: Ama-nah trong câu Kinh có nghĩa là sự phụng mệnh (Ta-‘ah).
(Có lời dẫn thì ghi rằng ông nói Ama-nah chính là các nghĩa vụ bắt buộc – những điều Fardh). Allah (swt) phơi bày Ama-nah cho các tầng trời, trái đất và núi non với ý nghĩa nếu chúng thực hiện thì sẽ được ban thưởng nhưng nếu chúng không thực hiện thì sẽ bị trừng phạt, thế là các tầng trời, trái đất và núi non từ chối nhận lãnh Ama-nah.
Và rồi khi Allah (swt) phơi bày cho
Nabi Adam Ama-nah này và Ngài bảo Adam: Ngươi có nhận lãnh nó không? Nabi
Adam nói: Thưa Thượng Đế của bề tôi,
Ama-nah đó là gì vậy? Allah (swt) nói:
“Nếu ngươi phụng mệnh và làm điều tốt ngươi
sẽ được ban thưởng, còn nếu ngươi trái lệnh bất tuân và làm điều xấu thì ngươi
sẽ bị trừng phạt”.
Vậy là Nabi Adam đã chấp nhận lãnh Ama-nah này.
Allah (swt) phán bảo: {... nhưng con người đã nhận lãnh nó; rõ
ràng y hết sức sai quấy, ngu muội.} có nghĩa
con người nhận lãnh Ama-nah, chấp nhận gánh vác Ama-nah: “nếu phụng mệnh và làm điều tốt sẽ được ban thưởng, còn nếu
trái lệnh bất tuân và làm điều xấu thì sẽ bị trừng phạt”nhưng lại lơ
là, bê tha không chịu thực hiện Ama-nah như đã giao ước với Allah (swt).
Như vậy, Nabi Adam đã nhận lãnh Ama-nah tức con người phải
gánh vác trọng trách đối với linh hồn của họ. Linh hồn con người được tẩy sạch
hay trở nên thối nát, được ân phúc hay bị rơi vào sự đau khổ đều do chính bản
thân con người:
{Người nào tẩy sách
nó (linh hồn bằng sự phụng mệnh Allah) thì chắc chắn sẽ thành đạt, còn người
nào làm nó thối nát (bởi những việc làm bất tuân và trái lệnh Allah) thì chắc
chắn sẽ thất bại.} (Chương 91 – Ash-Shams, câu 9, 10).
Hadith 201: Ông Abu
Huroiroh thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Bản chất của người Muna-fiq (giả tạo đức tin
hoặc đạo đức giả) có ba: khi nói thì dối, khi hứa thì không giữ lời, và khi được
tín nhiệm thì gian lận và lừa phỉnh.” (Albukhari, Muslim).
Còn trong lời
dẫn của Muslim thì có phần bổ sung:
“Và nếu đã nhịn chay và dâng lễ nguyện Salah
thì khẳng định mình là Muslim”
*
Bài học từ Hadith:
- Hadith khẳng định rằng ai tập hợp trong người những bản
chất này thì đó là người Muna-fiq vô đức tin, danh nghĩa Islam chẳng mang lại lợi
ích gì cho y; có người thì bảo rằng ai mang những bản chất đó thì Islam của y
không trọn vẹn, và đây là câu nói đúng hơn và hợp lý hơn, có nghĩa là ai có
hành vi theo bản chất xấu đó thì là kẻ mang tội và sai trái giống với bản chất
của người Muna-fiq chứ không phải là kẻ ngoại đạo vô đức tin.
- Hadith cho
biết đây là những bản chất tiêu biểu nhất của những người Muna-fiq, bởi lẽ
ngoài những bản chất này họ còn có những bản chất xấu khác như Thiên sứ của
Allah (saw) đã nói trong
một Hadith khác qua lời thuật của Abdullah bin Amru:
“Bốn bản chất mà ai có chúng trong người thì
trở thành một kẻ Muna-fiq hoặc ai có một trong số chúng trong người thì đã mang
trong mình một thuộc tính của Nifaaq (giả tạo đức tin) cho đến khi nào y từ bỏ
nó: khi nói thì dối, khi hứa thì không giữ lời, khi giao ước thì bội ước và khi
tranh luận thì thô tục.” (Albukhari, Muslim).
Hadith 202: Ông Huzdaifah
bin Al-Yamaan thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) đã nói cho chúng tôi biết hai điều về Ama-nah, quả thật
tôi đã thấy một trong hai điều đó và tôi đang chờ điều thứ hai. Người (saw) nói về điều
thứ nhất:
“Quả thật Ama-nah được ban xuống tận đáy trái
tim của những người đàn ông, rồi họ hiểu biết qua Qur’an và sau đó hiểu biết từ
Sunnah”.
Điều thứ hai
Người (saw) nói là về
Ama-nah bị lấy mất:
“Người đàn ông ngủ một giấc ngủ thì Ama-nah
trong trái tim y bị lấy đi, chỉ còn lại dấu vết mờ nhạt của nó; sau đó, y lại
ngủ một giấc ngủ thì Ama-nah trong trái tim y lại bị lấy đi, chỉ còn lại dấu vết
của nó giống như vết bổng giộp rồi biến mất. Thế rồi con người mua bán và trao
đổi với nhau nhưng không có Ama-nah (không còn sự tin cậy cho nhau) đến mức người
ta nói: quả thật trong bộ tộc của người này từng có một
người trung thực và đáng tin (mang ý nghĩa rằng người trung thực và đáng tin rất
hiếm) và (Ama-nah không còn nữa) đến mức người ta nói về một người: y thật quyền
lực, y có diện mạo thật thu hút, y thật tài trí và sáng suốt! nhưng người đó
không có đức tin Iman trong tim dù chỉ bằng hạt cải”.
Ông Huzdaifah
nói thêm: Có một thời gian tôi không cần quan tâm xem xét khi tôi đề cử và giao
ước với một ai bởi nếu y là người Muslim thì y sẽ trả lại Ama-nah cho tôi bởi
tôn giáo của y, và nếu y là người Thiên Chúa hay người Do thái thì người bảo hộ
y bắt y trả lại Ama-nah cho tôi. Nhưng ngày hôm nay tôi sẽ không còn tin tưởng
trong giao dịch ngoài trừ người này và người này. (Albukhari, Muslim).
*
Bài học từ Hadith:
- Hadith cho
biết rằng Ama-nah đã tồn tại sâu trong tận đáy lòng của con người theo bản năng
Fitrah được Allah tạo ra cho con người. Nhưng rồi con người do sự tham lam, do
hành vi xấu đã khiến con người đánh mất Ama-nah. Thế rồi Allah (swt) ban Qur’an xuống và cử Thiên sứ Muhammad (saw) đến để chỉ dạy
và củng cố lại Ama-nah cho họ.
- Hadith cho
biết thời đại càng về sau thì Ama-nah càng ít đi thậm chỉ Ama-nah không còn nữa.
Hadith 203: Ông Huzdaifah
và ông Abu Huroiroh đồng thuật lại rằng
Thiên sứ của Allah (saw) nói: “Allah, Đấng Tối Cao triệu tập nhân loại. Những người
có đức tin đứng cho đến khi Thiên Đàng được mang đến gần bên họ. Thế là họ tiến
đến chỗ Nabi Adam, nói: Này người cha của chúng tôi, xin Người hãy xin mở cổng
Thiên Đàng cho chúng tôi. Nabi Adam nói: Chẳng phải là các ngươi bị trục xuất
khỏi nơi Thiên Đàng cũng bởi vì tội lỗi của người cha các ngươi đó sao? Ta
không phải là người của việc cầu xin đó (Ta không đủ tư cách hoặc có đủ vinh dự
cho việc làm đó); các ngươi hãy tìm đến đứa con của Ta, Ibrahim vị Khaleel của
Allah. Thế là họ tìm đến Nabi Ibrahim nhưng Người bảo: Ta không phải là người đủ
tư cách và vinh dự cho việc làm đó; quả thật Ta chỉ là vị Khaleel đứng phía sau
và phía sau mà thôi, các ngươi hãy tìm đến Mus người mà Allah đã nói chuyện trực
tiếp với y. Vậy là họ lại tìm đến Nabi Musa
nhưng Người bảo: Ta không phải là người đủ tư cách và vinh dự cho việc
làm đó, các ngươi hãy đi tìm Ysa, người được tạo ra từ lời phán và linh hồn của
Ngài (tức không có cha). Họ lại tìm đến Nabi Ysa nhưng Người cũng bảo: Ta không
phải là người đủ tư cách và vinh dự cho việc làm đó. Rồi họ tìm đến Muhammad,
Người đã cầu xin mở cổng Thiên Đàng và cổng Thiên Đàng được mở, Ama-nah và tình
máu mủ ruột thịt được gởi đi, hai thứ đó đứng hai bên chiếc cầu Sirat, bên phải
và bên trái. Người đầu tiên đi qua chiếc cầu đó giống như tia chớp”.
Tôi hỏi
(Huzdaifah, Abu Huroiroh): Giống như tia chớp là thế nào?
Thiên sứ của
Allah (saw) nói: “Các
ngươi không thấy tia chớp đến và đi trong một nháy mắt sao? Sau đó, người tiếp
theo đi qua chiếc cầu giống như gió, người tiếp theo đi qua giống như chim, người
tiếp theo đi qua giống như một người chạy có tốc độ nhanh nhất, mỗi người đi
qua nhanh chậm tùy theo các việc làm của họ. (Trong suốt thời gian này) vị Nabi
của các ngươi sẽ vẫn đứng trên chiếc cầu và luôn miệng nói: Ôi Thượng Đế của bề
tôi, hãy để họ được an toàn, hãy để họ được an toàn; cho tới khi một người do
việc làm thiện tốt và ngoan đạo của y quá yếu chỉ bò mới có thể qua được chiếc
cầu. Ở hai bên chiếc cầu có những chiếc móc nhọn hoắt, no sẽ cấu xé những ai mà
nó được lệnh, có người bị xé rách da thịt rồi thoát được và có người bị lôi kéo
xuống Hỏa Ngục”.
Ông Abu
Hurroiroh nói thêm: Thề bởi Đấng mà linh hồn của Abu Huroiroh nằm trong tay
Ngài rằng hố của Hỏa ngục sâu khoảng bảy mươi năm. (Muslim).
* Bài học từ Hadith:
- Hadith khẳng
định sự cao quý của Thiên sứ Muhammad (saw) ở nơi Allah (swt) và khẳng định rằng Ngài được quyền cầu xin ân xá cho những
các tín đồ của Người vào Ngày Phục Sinh.
- Hadith khẳng
định chiếc cầu Sirat được bắt ngang qua hố Hỏa Ngục, chiếc cầu mà mỗi tín đồ
Muslim phải đi qua để đến với Thiên Đàng, một sự thử thách cuối cùng trước khi
được vào Thiên Đàng.
- Hadith đề
cao Ama-nah và tình máu mú ruột thịt.
- Hadith cho
biết rằng việc qua được chiếc cầu Sirat cũng như tốc độ qua cầu nhanh chậm, nhẹ
nhàng hay khó khăn là tùy thuộc vào việc làm ngoan đạo và thiện tốt của người
tín đồ.
Hadith 204: Ông Abu
Khubaib Abdullah con trai ông Azzubair
thuật lại:
Vào ngày
Jamal, ông Azzubair đứng, ông gọi tôi lại đứng cạnh ông và nói: Này con trai,
quả thật ngày hôm nay người bị giết hoặc sẽ là người bất công hoặc sẽ là bị đối
xử bất công.
Và cha hy vọng
ngày hôm nay cha sẽ là người bị giết trong tình trạng là người bị đối xử bất
công, nhưng điều mà cha lo lắng nhất đó là khoản nợ của cha.
Con có nghĩ rằng
sau khi thanh toán khoản nợ của cha thì sẽ còn một chút gì đó từ tài sản của
chúng ta không?
Này con trai,
con hãy bán hết tài sản của cha và thanh toán nợ cho cha. Ông đã di chúc lại một
phần ba và một phần ba trong một phần ba đó dành cho con của ông (ông Azzubair
có những đứa con trạc tuổi với những đứa con của Abdullah), ông (Azzubair) nói:
Sau khi trả nợ nếu còn dư lại một chút gì đó từ tài sản thì một phần ba của
phần còn lại đó dành cho con cái của con.
Ông Hishaam
nói: quả thật, tôi đã nhìn thấy con của Azzubair đó là Khubaib và Abbad, còn
Abdullah trong thời điểm đó có tới chìn đứa con trai và chín đứa con gái.
Abdullah nói:
ông dặn tôi về khoản nợ, ông nói: này con trai, nếu còn một thứ gì đó từ khoản
nợ mà không có khả năng trả thì con hãy cầu xin sự trợ giúp của ông chủ của
cha.
Ông Abdullah
nói: thề bởi Allah, tôi thực sự không hiểu cha tôi nói gì nên tôi đã hỏi: thưa
cha, ai là ông chủ của cha vậy?
Ông nói:
Allah. Abdullah nói: tôi cảm thấy lo lắng cho khoản nợ của ông và tôi đã cầu
nguyện: ôi ông chủ của Azzubair, xin Ngài hãy trả nợ cho ông, quả thật ông ấy
đã trả nợ.
Abdullah nói
tiếp: Azzubair đã tử trận và không để lại bất cứ đồng tiền vàng, bạc nào cả ngoại
trừ đất đai, ông sở hữu một miếng đất rộng lớn quanh thành phố, mười một căn
nhà trong thành phố, hai căn nhà ở Basrah, một căn ở Ku-fah và một căn ở Ai Cập.
Abdullah nói:
Thật ra khoản nơ của ông là do một người đàn ông đã đến gặp ông và gởi khoản tiền
đó với ông, nhưng Azzubair nói: không, đó là khoản nợ, quả thật, tôi sợ bị mất.
Abdullah nói:
Azzubair không hề giữ chức vụ thống đốc nào cũng không phải là người quản lý văn
phòng tiền tệ nào cả mà ông thường tham chiến cùng với Thiên sứ của Allah, hoặc
với Abu Bakr, Umar và Uthman.
Abdullah nói:
Tôi tính khoản nợ của cha tôi thì tôi thấy tổng cộng khoản nợ là hai triệu hai
trăm ngàn. Ông Hakim bin Hizaam gặp tôi và nói: này cháu, nợ của cha cháu là
bao nhiêu? Tôi giấu ông và nói: một trăm ngàn. Ông Hakim nói: ta cho rằng tài sản
của các cháu không đủ cho khoản nợ này đâu.
Abdullah nói:
Cháu sẽ cho chú biết nếu khoản nợ là hai triệu hay hai trăm ngàn.
Hakim nói: Ta
không nghĩ rằng các cháu có khả năng thanh toán cho khoản nợ đó đâu; nhưng nếu
các cháu cần hãy nhờ ta giúp nhé.
Abdullah nói:
Quả thật, Azzubair đã mua miếng đất với giá một trăm bảy chục ngàn và tôi muốn
bán lại với giá một triệu sáu trăm ngàn.
Tôi đã thông
báo rằng ai mà ông Azzubair mắc nợ thì hãy đến thanh toán với tôi qua miếng đất.
Ông Abdullah bin Ja’far đến, Azzubair mắc nợ ông cả thảy là bốn trăm ngàn, ông
nói với Abdullah: nếu muốn tôi bỏ phần nợ đó.
Abdullah nói:
không. Abdullah bin Ja’far nói: nếu muốn tôi sẽ trì hoãn lại khoản nợ. Abdullah
nói: không. Abdullah bin Ja’far nói: vậy hãy cắt cho tôi một miếng đất.
Abdullah nói: phần của ông từ đây đến đây.
Abdullah đã
chia miếng đất thành mười sáu phần, mỗi phần giá một trăm ngàn, ông đã lần lượt
bán và trả nợ.
Ông đã trả hết
và đất còn lại bốn phần rưỡi. Ông đến kêu gọi ông Mu’a-wiyah mua lúc đó ở cùng
với Mu’a-wiyah có ông Amru bin Uthman, Al-Munzdir bin Azzubair và Ibnu Zam’ah.
Ông Mu’a-wiyah nói: giá của miếng đất là bao nhiêu? Abdullah nói: mỗi phần là một
trăm ngàn.
Mu’a-wiyah
nói: còn bao nhiêu phần? Abdullah nói: còn bốn phần rưỡi. Al-Munzdir bin
Azzubair nói: tôi lấy một phần với giá một trăm ngàn. Ông Amru bin Uthman nói:
tôi lấy một phần với giá một trăm ngàn.
Ông Ibnu Zam’ah nói: tôi lấy một phần với giá một trăm ngàn. Ông
Mu’a-wiyah nói: còn lại bao nhiêu? Abdullah nói: còn lại một phần rưỡi.
Ông Mu’a-wiyah
nói: vậy tôi lấy nó với giá một trăm năm mươi ngàn.
Abdullah nói:
ông Abdullah bin Ja’far đã bán lại miếng đất cho Mu’a-wiyah với gia sáu trăm
ngàn.
Sau khi
Abdullah đã thanh toán nợ cho cha của ông xong thì con cái của Azzubair đòi
chia tài sản.
Nhưng ông
Abdullah nói: Thề bởi Allah, tôi sẽ không chia cho tới khi tôi đã kêu gọi những
ai là chủ nợ đến lấy nợ trong bốn năm; chẳng phải là những ai là chủ nợ của
Azzubair nên đến để chúng ta thanh toán nợ cho họ hay sau.
Thế là cử mỗi
năm vào mùa Hajj thì Abdullah đứng lên gọi. Khi đã qua bốn năm thì ông đã chia
tài sản cho họ theo di chúc.
Ông Azzubair
có bốn người vợ, sau khi chia mỗi người vợ được một triệu hai trăm ngàn. Và tổng
cộng tài sản của Azzubair tại thời điểm đó là năm chục triệu hai trăm ngàn.
(Hadith do
Albukhari ghi lại).
* Bài học từ Hadith:
- Hadith khẳng
định cho phép di chúc trong lúc chiến tranh, bởi chiến tranh có thể dẫn đến cái
chết.
- Hadith đề
cao Ama-nah và kêu gọi thực hiện đúng Ama-nah.
- Hadith cho
thấy bắt buộc phải thanh toán phần nợ trước khi chia tài sản thừa kế cũng như
trước khi thực thi di chúc.
- Hadith là cơ sở cho biết rằng giáo lý cho phép một người sở hữu nhiều nhà cửa và đất đai, cho dù nó có nhiều như thế nào.