Chương 27: Tôn trọng điều bất khả xâm phạm của những người Muslim, trình bày quyền của họ và lòng trắc ẩn đối với họ.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
{Và ai tôn trọng những
giới cấm của Allah thì là điều tốt cho y đối với Thượng Đế của y.} (Chương 22 –
Al-Hajj, câu 30).
Tôn trọng những giới cấm của Allah có nghĩa là từ bỏ những gì Ngài ngăn
cấm.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
{Và ai tôn vinh các biểu hiệu của Allah thì
mới có lòng kính sợ Ngài.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 32).
Các biểu hiệu của Allah (swt) có nghĩa là các nghi thức của Hajj; nhưng câu Kinh
này mang ý nghĩa bao hàm tất cả các biểu hiệu tôn giáo của Ngài. Như vậy, biểu
hiệu của Allah chính là tôn giáo của Ngài.
Tôn vinh các biểu hiệu của Allah (swt) là xem trọng chúng, đặt chúng
lên tầm cao bên trên mọi sự việc, thực hiện và chấp hành đúng theo qui định của
chúng. Và những ai làm như vậy mới là những người thực sự có lòng kính sợ Allah
(swt).
Allah, Đấng Tối Cao phán:
{Và Ngươi (Muhammad)
hãy rủ lòng thương đối với những người có đức tin.} (Chương 15 –
Al-Hijr, câu 88).
Allah (swt) ra lệnh bảo Thiên sứ Muhammad (saw) phải có lòng thương xót đối với
những người có đức tin; và mệnh lệnh này không phải dành riêng cho Thiên sứ Muhammad
mà là cho tất cả các bề tôi có đức tin nói chung rằng họ phải biết yêu mến và
thương xót lẫn nhau.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
{Ai giết một người không phải là một tên sát
nhân hay là một tên phá hoại trên trái đất thì coi như y đã giết toàn bộ nhân
loại; và ai cứu sống một sinh mạng thì coi như y đã cứu sống toàn thể nhân loại.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 32).
Câu Kinh này
cho thấy sự nghiêm trọng vô cùng cho tội giết người một cách bất chính và ngược
lại cũng cho thấy rằng ân phước vô cùng to lớn cho việc cứu một mạng người.
Hadith 224: Ông Abu Musa thuật
lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Người có đức tin đối với người có đức tin giống
như khối kiến trúc bám chặt vững chắc với nhau.”, Người nói đồng thời đưa các ngón tay đan
xen vào nhau. (Albukhari, Muslim).
* Bài học từ Hadith:
- Hadith là một
hình ảnh thí dụ mang ngụ ý kêu gọi những người có đức tin phải yêu thương, đoàn
kết và giúp đỡ lẫn nhau. Có như thế thì cộng đồng Islam mới có thể hùng mạnh và
bền vững. Còn nếu như những người có đức tin không biết yêu thương nhau, không
biết đùm bọc lấy nhau, gây hận thù và chia rẽ nhau bởi sự mâu thuẫn và bất đồng
thì cộng đồng Islam trở nến yếu ớt và suy sụp. Đây cũng là ý nghĩa trong lời
phán của Allah (swt):
{Hãy giúp đỡ nhau trong những điều đạo đức
và Taqwa (kính sợ Allah) và chớ tiếp tay nhau làm điều tội lỗi và gây hận thù.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 2).
-
Hadith
như muốn nhắc nhớ các tín đồ rằng mỗi tín đồ, từng cá nhân không thể sống và hoạt
động đơn lẻ dù là phương diện đời sống hay phương diện tôn giáo, mà cần phải có
tập thể.
Hadith 225: Ông Abu Musa thuật
lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Ai đi ngang qua các Masjid hoặc các chợ của
chúng ta mà trên người y có mang theo mũi tên thì y hãy giữ chặt nó lại hoặc y
hãy dùng tay chụp lấy đầu mũi tên vì sợ rằng mũi tên đó sẽ gây rủi ro cho những
người Muslim.” (Albukhari, Muslim).
*
Bài học từ Hadith:
- Hadith cho thấy tấm lòng nhân từ và thương xót của Thiên
sứ Muhammad đối với các tín đồ của Người, Người luôn quan tâm đến chuyện an
nguy của họ dù đối với một sự việc nhỏ nhặt như thế nào.
- Hadith dạy
các tín đồ cách mang vũ khi trên người: người mang vũ khí hay vận chuyển nó phải
luôn quan tâm đến sự an toàn của những người xung quanh, không được lơ là và bất
cẩn.
- Hadith muốn
nhắc nhở các tín đồ không được mang vũ khí theo người khi không cần vào những
nơi công cộng.
Hadith 226: Ông Annu’man bin
Basheer thuật lại rằng Thiên sứ của
Allah (saw) nói:
“Hình ảnh tình cảm yêu quí và thương xót lẫn
nhau của những người có đức tin giống như hình ảnh của cơ thể khi có bộ phận
nào đó bị đau thì toàn cơ thể sẽ bị sốt.” (Albukhari, Muslim).
*
Bài học từ Hadith:
- Hadith chỉ
ra ý nghĩa của tình yêu và thương xót lẫn nhau của những người có đức tin. Đã
là tập thể, là cộng đồng thì phải có sự yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau, phải
chia sẻ với nhau chuyện buồn vui, chứ không dửng dưng và làm ngơ khi có một cá
thể nào đó gặp phải chuyện buồn và khó khăn. Tinh thần và đạo đức của Islam
chính là “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”. Cùng với ý nghĩa này, trong một lời
dẫn khác do Muslim ghi lại qua lời thuật của ông Annu’man rằng Thiên sứ của
Allah (saw) nói:
“Người có đức tin giống như cở thể của một người,
khi mắt y bị đau hoặc đầu y bị đau thì toàn người y cùng đau”.
Hadith 227: Ông Abu Huroiroh
thuật lại: Thiên sứ của Allah (saw) hôn Al-Hasan con trai của ông (tức cháu ngoại của Người),
lúc đó có mặt ông Al-Aqra’ bin Habis. Ông Al-Aqra’ nói: Quả thật, tôi có tới mười
đứa con trai nhưng tôi chẳng hôn đứa nào trong bọn chúng cả. Thế là Thiên sứ của
Allah (saw) nhìn ông và
nói:
“Ai không có lòng thương sẽ không được thương”
(Albukhari,
Muslim).
*
Bài học từ Hadith:
- Hadith cho
thấy hôn là một trong những cách thể hiện tình yêu thương; và chúng ta hãy hôn
con cái của mình bởi đó là tình thương rất tự nhiên mà Allah (saw) đã ban cho
người.
- Thiên sứ của
Allah (saw) nói “Ai không
có lòng thương sẽ không được thương” có nghĩa ai không biết thương người khác
dù dưới hình thức nào thì sẽ không được Đấng Arrahman thương xót trở lại. Và
khi Ngài thương xót thì Ngài sẽ ban cho công đức và phước lành như Ngài phán:
{Há phần thưởng dành cho cái tốt không phải
là cái tốt ư?} (Chương 55 – Arrahman, câu 60).
Hadith 228: Bà A’ishah thuật lại:
Một nhóm người từ cư dân sa mạc đến gặp Thiên sứ của Allah và nói: Các người
hôn các trẻ của các người sao?. Thiên sứ của Allah (saw) nói: “Đúng
vậy”. Họ nói: Thề bởi Allah, chúng tôi không hôn chúng bao giờ. Thế là
Thiên sứ của Allah nói:
“Ta bất lực nếu Allah đã lấy khỏi các ngươi
lòng nhân từ và tình yêu thương.” (Albukhari, Muslim).
*
Bài học từ Hadith:
- Hadith cho
chúng ta biết rằng lòng nhân từ và tình yêu thương có trong trái tim con người
là do Allah (swt) ban cho. Cho nên,
là con người thì phải có lòng trắc ẩn, phải có tình yêu thương dành cho nhau, đặc
biệt là đối với con cái, gia đình và người thân. Và đó chính là bản chất nhân từ
của những con người có đức tin, những người bề tôi đích thực của Allah (swt). Cầu xin Allah (swt) làm cho trái tim và tấm lòng của chúng ta luôn chứa đầy
tình thương và sự nhân từ.
Hadith 229: Ông Jabir bin
Abdullah thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Ai không thương người Allah, Đấng Tối Cao sẽ
không thương y.” (Albukhari, Muslim).
*
Bài học từ Hadith:
- Hadith cho
biết rằng lòng nhân từ và thương xót phải dành cho tất cả tạo vật của Ngài, người
tín đồ Muslim không những được yêu cầu phải cò lòng thương người mà còn phải
lòng thương xót ngay cả đối với loài vật.
- Hadith nhắc
nhở các tín đồ rằng nếu muốn được Allah thương xót thì phải có lòng thương xót
mọi người và ngay cả đối với loài vật.
Hadith 230: Ôn Abu Huroiroh thuật lại rằng Thiên sứ của Allah
(saw) nói:
“Khi ai đó trong các ngươi làm Imam cho mọi
người thì y hãy thực hiện ngắn thôi bởi quả thật trong số họ có người bệnh, người
già yếu, nhưng nếu ai đó trong các ngươi dâng lễ nguyện Salah một mình thì hãy
thực hiện lâu tùy thích.” (Albukhari, Muslim).
* Bài học từ Hadith:
- Hadith bảo
người Imam nên đọc đừng quá dài trong lễ nguyện Salah cũng như đừng Tasbeeh quá
lâu trong Ruku’a cũng như trong Sujud bởi lẽ những người lễ nguyện theo sau có
nhiều thành phần sẽ gặp phải khó khăn nếu lễ nguyện Salah dài như trẻ con, người
lớn tuổi già yếu.
- Hadith cho
thấy Islam là một tôn giáo không gây khó khăn, luôn quan tâm đến hoàn cảnh và
tình huống của các tín đồ.
Hadith 231: Bà A’ishah thuật lại:
“Nếu Thiên sứ của Allah (saw) bỏ một việc làm nào đó mà Người yêu thích thì chỉ vì Người
sợ dân chúng sẽ làm theo để rồi nó trở thành nghĩa vụ bắt buộc đối với họ.” (Albukhari, Muslim).
* Bài học từ Hadith:
- Hadith cho thấy rằng Thiên sứ của Allah e luôn muốn sự dễ dàng và nhẹ nhàng cho các cộng động tín
đồ của Người, Người luôn sợ gây gánh nặng cho họ để rồi họ không thể vượt qua
được.
Hadith 232: Bà A’ishah thuật lại:
Thiên sứ của Allah (saw) cấm nhịn chay thường xuyên và liên tiếp là vì thương cho
họ. Nhưng họ nói: Chẳng phải Người cũng thường xuyên và liên tục nhịn chay đó
sao? Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Quả thật, Ta không giống như các ngươi, quả
thật Ta được Thượng Đế của Ta cho ăn và cho uống.” (Albukhari, Muslim).
Ý Thiên sứ (saw) muốn nói rằng
cơ thể của Người được Allah (swt)
cho khỏe hơn những người khác, và sức chịu đựng của Người cũng vượt trội hơn.
*
Bài học từ Hadith:
- Việc cấm nhịn chay thường xuyên và liên tục mang ý nghĩa
rằng sợ người tín đồ trở nên yếu sức và cảm thấy chán nản rồi bỏ bê cả những
hình thức thờ phượng khác.
- Việc nhịn
chay liên tục là một việc làm chỉ dành riêng cho Thiên sứ của Allah (saw).
Hadith 233: Ông Abu Qata-dah
Al-Harith bin Rib’i thuật lại rằng Thiên
sứ của Allah (saw) nói:
“Quả thật, Ta đứng tiến hành lễ nguyện Salah
và Ta muốn kéo dài lễ nguyện nhưng Ta nghe thấy tiếng khóc của trẻ con nên Ta
thực hiện sớm hơn dự tính vì Ta ghét gây khó khăn cho mẹ của đứa trẻ.” (Albukhari).
*
Bài học từ Hadith:
- Hadith cho
thấy Thiên sứ của Allah (saw) luôn quan tâm và nghĩ tới người khác.
Hadith 234: Ông Jundub bin
Abdullah thuật lại rằng Thiên sứ của
Allah (saw) nói:
“Ai dâng lễ nguyện Salah Fajar tập thể thì y
là người nằm trong hiệp ước bảo vệ của Allah, bởi thế, các ngươi không được gây
hại đến những người nằm trong hiệp ước bảo vệ của Allah vì quả thật ai gây hại
một điều gì đó cho người nằm trong hiệp ước bảo vệ của Ngài và y đã hành động
thì vào Ngày Sau Allah sẽ lật úp mặt của y vào trong lửa của Hỏa Ngục.”
* Bài học từ Hadith:
- Hadith khẳng định ân phúc của lễ nguyện Salah Fajar và
cho thấy lễ nguyện Salah Fajar tập thể là biểu hiện đức tin Iman mạnh mẽ của một
người.
- Hadith cảnh
báo người tín đồ Muslim không được phép gây hại đến người Muslim, đặc biệt là đối
với những người duy trì lễ nguyện Salah Fajar cùng với tập thể. Bởi lẽ những
người duy trì lễ nguyện Salah Fajar tập thể là những người nằm trong hiệp ước bảo
vệ Allah, cho nên ai gây hại họ có nghĩa là đang chống lại hiệp ước của Ngài,
và kết quả cho hành động đó là bị Ngài lật úp mặt vào trong lửa của Hỏa Ngục.
Hadith 235: Ông Ibnu Umar thuật
lại rằng Thiên sứ của Allah nói:
“Người Muslim là anh em của người Muslim, người
này không được bất công hay bỏ mặc người kia. Ai luôn giúp đỡ người anh em của
y khi có việc cần thì Allah luôn phù hộ y khi y có việc cần, ai giải nạn cho
người Muslim thì Allah sẽ giải nạn cho y ở Ngày Phục Sinh, và ai che đậy điều xấu
hổ của người Muslim thì Allah sẽ che đậy tội lỗi của y ở Ngày Phục Sinh.” (Albukhari, Muslim).
*
Bài học từ Hadith:
- Hadith kêu gọi các tín đồ Muslim yêu thương và đùm bọc lẫn
nhau.
- Hadith cho
biết rằng người luôn giúp đỡ người anh em Muslim của mình sẽ luôn được Allah (swt) phù hộ và che chở ở đời này và cả Đời Sau.
- Hadith kêu gọi
người tín đồ che đậy danh dự cho người anh em Muslim của mình.
- Hadith cấm
các tín đồ Muslim gây hại và đối xử bất công với nhau và cũng không được bỏ mặc
nhau.
Hadith 236: Ông Abu Huroiroh
thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Người Muslim là anh em của người Muslim, người
này không được lừa gạt, dối trá và bỏ mặc người kia; mỗi tín đồ Muslim đều bất
khả xâm phạm về danh dự, tài sản và tính mạng, lòng kính sợ và ngoan đạo là ở
đây (người đưa tay chỉ vào trái tim); là một người được coi là kẻ xấu khi y coi
khinh người anh em Muslim của mình.” (Tirmizdi ghi lại và ông nói Hadith tốt).
* Bài học từ Hadith:
- Hadith ngoài
việc kêu gọi các tín đồ Muslim phải trung thực và chân thành, đoàn kết và hỗ trợ
lẫn nhau.
- Hadith là bằng
chứng cấm xâm phạm tính mạng, tài sản và danh dự của người Muslim.
- Hadith
nghiêm cấm người tín đồ xem thường người khác và đó là một hành vi tội lỗi như
Thiên sứ của Allah (saw) đã nói trong một Hadith khác:
“Sẽ không vào Thiên Đàng đối với ai mà trong
tim của y tồn tại sự tự cao tự đại dù chỉ nhỏ bằng hạt nguyên tử.” (Muslim).
Hadith 237: Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Các ngươi chớ ganh tị nhau, chớ thăm dò lẫn
nhau, chớ thù ghét nhau, và chớ quay lưng với nhau; các ngươi chớ phá nhau
trong mua bán, các ngươi hãy là những người bề tôi của Allah trong tình huynh đệ.
Người Muslim là anh em của người Muslim, người này không được bất công, khinh
miệt và bỏ mặc người kia. Lòng kính sợ là ở đây – Người đưa tay chỉ vào lòng ngực
ba lần -, là một người được coi là kẻ xấu khi y coi khinh người anh em Muslim của
mình, mỗi tín đồ Muslim đều bất khả xâm phạm về danh dự, tài sản và tính mạng.”
(Muslim).
* Bài học từ Hadith:
- Hadith cấm
ganh ghét và đố kỵ
- Hadith cấm sự
gian dối và lừa bịp.
- Đây là bằng
chứng cấm những người Muslim quay lưng (không nói chuyện, cắt đứt quan hệ) hơn
ba ngày.
- Hadith cấm buôn bán phá nhau.
Hadith 238: Ông Anas bin Malik
thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Không ai trong các ngươi hoàn thiện đức tin của
mình cho tới khi nào y biết yêu thương người anh em của y giống như y yêu
thương chính bản thân mình.” (Albukhari, Muslim).
*
Bài học từ Hadith:
- Một trong những
điều hoàn thiện đức tin Iman của một người là y phải có tình yêu thương đối với
người anh em đồng đạo.
- Hadith kêu gọi
người tín đồ đến với tính khiêm nhường và tinh thần đoàn kết.
Hadith 239: Ông Anas bin Malik
thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Hãy giúp đỡ người anh em của ngươi dù y là kẻ
đối xử bất công hay bị đối xử bất công”.
Một người đàn ông nói: Thưa Thiên sứ của Allah, tôi sẽ giúp đỡ y nếu y là
người bị đối xử bất công, nhưng khi y là kẻ đối xử bất công thì tôi giúp y như
thế nào?
Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Ngăn cản y khỏi việc làm bất công, bởi quả thật đó là
sự giúp đỡ dành cho y.” (Albukhari).
* Bài học từ Hadith:
- Hadith cho
thấy rằng việc ngăn cản điều xấu và lôi kéo nó đến điều tốt là một hành động tốt.
Hadith 240: Ông Abu Huroiroh
thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Nghĩa vụ của người Muslim đối với người
Muslim có năm: đáp lời chào Salam, viếng thăm người bệnh, đưa tiển người chết đến
mộ, đáp lời mời, và nói ‘Yarhamukollo-h’ khi nghe người hắt hơi nói
‘Alhamdulillah’.” (Albukhari).
Còn trong lời
dẫn của Muslim:
“Nghĩa
vụ của người Muslim đối với người Muslim có sáu điều: khi gặp thì chào Salam,
khi được mời thì đáp lại, khi cần khuyên thì hãy khuyên răn, khi nghe người hắt
hơi nói Alhadulillah thì hãy nói ‘Yarhamukollo-h’, khi người Muslim bệnh thì
hãy viếng thăm và khi người Muslim chết thì hãy tiển đưa y đến mộ”.
* Bài học từ Hadith:
- Đáp lại lời
Salam là Fardu Ain nếu người được chào Salam là một mình và là Fardu Kifa-yah nếu
người được chào Salam là tập thể.
- Việc viếng
thăm người bệnh là điều Sunnah nhưng có thể sẽ trở thành điều bắt buộc nếu người
bệnh là người bà con ruột thịt hoặc hàng xóm láng giềng.
- Tiển đưa người
chết bao gồm việc chuẩn bị tắm liệm, lễ nguyện Salah và khiêng người chết đến mộ;
đây là điều Fardu Kifa-yah.
- Đáp lại lời
mời đến với tiệc cưới là bắt buộc còn đối với các tiệc mừng khác thì Sunnah
Muakkadah.
- Nói
Yarhamukallah khi nghe người hắt hơi nói Alhamdulillah, một số học giả cho rằng
đó là nghĩa vụ bắt buộc, một số thì cho đó là Fardu Kifa-yah và một số khác thì
bảo đó chỉ là khuyến khích.
- Tôn giáo là
sự khuyên răn khi được yêu cầu.
- Islam ca ngợi
tinh thần huynh đệ và yêu thương giữa những người Muslim.
Hadith 241: Ông Abu Uma-rah
Al-Bara’ bin A’zib thuật lại rằng Thiên sứ của Allah bảo chúng tôi thực hiện bảy
điều và cấm chúng tôi bảy điều. Người bảo chúng tôi viếng thăm người bệnh, đưa
tiển người chết, nói Yarhamukallah khi nghe người hắt hơi nói Alhamdulillah, thực
hiện theo lời yêu cầu khi được thề, giúp đỡ người bị đối xử bất công, đáp lại lời
mời, chào Salam; Người cấm chúng tôi đeo nhẫn vàng, cấm uống từ vật dụng bằng bạc,
cấm dùng lụa làm tấm trải để ngồi trên vật cưỡi, cấm dùng lụa pha, cấm mặc các
loại lụa. (Albukhari, Muslim).
* Bài học từ Hadith:
- Hadith cho
biết rằng việc giúp đỡ người bị đối xử bất công là việc làm bắt buộc tùy thuộc
vào khả năng dù đó là người Muslim hay là người Kafir.
- Một trong
các đức tính tốt của Islam là thực hiện theo người yêu cầu có sự thề thốt,
nhưng chỉ đối các sự việc Halal còn những sự việc Haram thì không được phép
làm.
- Hadith là bằng
chứng cấm tín đồ nam giới đeo trang sức bằng vàng và cấm mặc quần áo bằng tơ lụa
các loại.
- Hadith cấm dùng các vật dụng bằng vàng và bạc trong ăn uống và nấu nướng.