Chương 36: Chu cấp cho gia đình

 Chương 36: Chu cấp cho gia đình


Allah, Đấng Tối Cao phán:

{Và người cha (của đứa con) phải có nghĩa vụ chu cấp cái ăn cái mặc cho các bà mẹ một cách tử tế.} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 233).

Allah (swt)  phán bảo người chồng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ nuôi dưỡng và chu cấp cho gia đình một cách tử tế. Tử tế ở đây muốn nói là không lãng phí cũng như không keo kiệt mà ở mức vừa phải theo khả năng của từng người.

Allah, Đấng Tối Cao phán:

{Người giàu và khá dả sẽ chi tiêu theo sự giàu và khá dả của mình, và người eo hẹp sẽ chi tiêu theo những gì mà Allah ban cấp cho y.} (Chương 65 – Attalaq, câu 7).

Allah (swt) bắt người chồng phải cấp dưỡng cho vợ và con cái vì đó là trách nhiệm của họ đối với gia đình nhưng Ngài không bắt họ làm quá khả năng, Ngài chỉ yêu cầu họ làm theo khả năng và hoàn cảnh kinh tế của họ. Allah (swt)  phán:

{Mỗi linh hồn chỉ được yêu cầu làm việc tùy theo khả năng của nó; không bà mẹ nào bị làm khổ vì đứa con của mình và cũng không người cha nào bị làm khổ vì đứa con của y.} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 233).

Allah, Đấng Tối Cao phán:

{Và bất cứ của cải nào mà các ngươi chi dùng (cho chính nghĩa của Allah) thì sẽ được Ngài hoàn lại.} (Chương 34 – Saba’, câu 39).

Allah (swt)  phán như muốn trấn an những người chồng nói riêng và tất cả mọi người nói chung trong đám bề tôi của Ngài rằng họ không phải lo lắng trong việc chi dùng của cải và tài sản của họ cho chính nghĩa của Allah (swt)  bởi vì những gì họ tiêu đi vì Ngài đều được Ngài hoàn trả lại hoặc là ngay tại cõi trần hoặc là Ngài trì hoãn đến cõi Đời Sau. Và những gì Allah (swt)  hoàn trả lại sẽ tốt đẹp và to lớn hơn những gì mà đám bầy tôi của Ngài chi dùng vì Ngài, cả về số lượng lẫn chất lượng. Allah (swt)  phán:

{Hình ảnh của những người chi dùng tiền của và tài sản của họ cho con đường chính nghĩa của Allah giống như một hạt giống trổ ra bảy nhánh bông, mỗi nhánh bông trổ ra một trăm hạt. Và Allah sẽ nhân lên thêm nữa cho những ai Ngài muốn bởi vì Allah là Đấng Quảng Đại, Bao La và Biết hết mọi việc.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 261).

{Shaytan làm cho các ngươi lo sợ sự nghèo khó và bảo các ngươi làm điều tội lỗi, ngược lại, Allah hứa tha thứ cho các ngươi và làm cho các ngươi phát đạt với thiên lộc của Ngài. Quả thật, Allah là Đấng Quảng đại, Bao la và Am tường mọi sự việc.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 268).



Hadith 288: Ông Abu Huroiroh thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:

 “Một đồng Di-nar ngươi đã chi dùng cho con đường chính nghĩa của Allah (Jihaad), một đồng Di-nar ngươi đã chi dùng để phóng thích nô lệ, một đồng Di-nar ngươi đã chi dùng để bố thí cho người nghèo, và một đồng Di-nar ngươi đã chi dùng cho gia đình của ngươi, thì phần ân phước lớn hơn hết là ân phước của một đồng Di-nar mà ngươi đã chi dùng cho gia đình của ngươi.” (Muslim).

* Bài học từ Hadith:

- Hadith khẳng định rằng việc chu cấp và nuôi dưỡng vợ và con cái là việc làm tốt hơn các loại chi dùng khác vì Allah bởi vì việc chu cấp và nuôi dưỡng cho vợ con là chi dùng mang tính bổn phận bắt buộc còn các loại chi dùng khác chỉ mang tính khuyến khích trừ Zakah.

Hadith 289: Ông Abu Abdullah (có lời bảo: Abu Abdurrahman) và ông Thawbaan Ibnu Bujdud đồng thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:

 “Đồng Di-nar tốt nhất mà một người đàn ông chi dùng là đồng Di-nar y chi dùng cho gia đình của y, kế đến là đồng Di-nar y chi dùng cho phương tiện vận chuyển của y trong con đường chính nghĩa của Allah và kế đến là đồng Di-nar y chi dùng cho những người đồng hành với y trên con đường chính nghĩa của Allah.” (Muslim).

* Bài học từ Hadith:

Hadith cho thấy mức độ ân phước từ cao đến thấp của việc chi dùng, qua đó khẳng định việc chi dùng cho vợ và con cái là việc làm tốt đẹp nhất và ân phước nhất.

Hadith 290: Bà Ummu Salamah thuật lại: Tôi đã nói: Thưa Thiên sứ của Allah, liệu tôi có được ân phước hay không nếu tôi chi dùng cho con cái của Abu Salamah và tôi không muốn chúng đi tha phương cầu thực và bởi vì chúng là con cái của tôi? Thiên sứ của Allah (saw) nói:

 “Có, bà sẽ được ân phước của việc chi dùng để chăm lo cho chúng.” (Albukhari, Muslim).

* Bài học từ Hadith:

Hadith cho thấy rằng việc người mẹ chi dùng tài sản chăm lo cho con cái của mình sẽ được ban cho ân phước mặc dù việc chi tiêu chăm lo của người mẹ đối với con cái chỉ xuất phát từ tấm lòng và tình thương bản năng của người mẹ.

Hadith 291: Ông Sa’ad bin Abu Wiqaas thuật lại trong một lời thuật dài đã được đề cập ở phần đầu cuốn sách trong chương “sự định tâm” rằng Thiên sứ của Allah đã nói với ông:

 “Quả thật, bất cứ phần chu cấp nào ngươi chu cấp vì làm hài lòng Allah thì đều được ban cho ân phước và công đức, ngay cả việc ngươi đút một miếng thức ăn vào miệng người vợ của ngươi cũng được ban cho ân phước và công đức.” (Albukhari, Muslim).

* Bài học từ Hadith:

Hadith cho thấy rằng sẽ đạt được ân phước và công đức cho việc cấp dưỡng và chăm sóc vợ mặc dù việc làm đó chỉ là việc làm tương ứng với sự hưởng thụ từ người vợ; bởi lẽ trong Islam, sự định tâm thiện tốt sẽ chuyển đến cấp độ tuân lệnh và thờ phượng Allah (swt).

Hadith 292: Ông Abu Mas’ud Al-Badri thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:

 “Nếu người đàn ông cấp dưỡng cho vợ của y với niềm hy vọng được ân phước thì việc cấp dưỡng đó được ghi là việc làm Sadaqah của y.” (Albukhari, Muslim).

* Bài học từ Hadith:

Hadith muốn nói rằng mặc dù việc cấp dưỡng cho vợ và con cái là trách nhiệm và nghĩa vụ bắt buộc của người đàn ông nhưng nếu y thực hiện nghĩa vụ bắt buộc này vì tuân lệnh Allah (swt)  và với tấm lòng muốn hàn gắn và kết chặt tình nghĩa thân thuộc thì nghĩa vụ bắt buộc đó được ghi thành việc làm Sadaqah.

Hadith 293: Ông Abdullah bin Amru bin Al’Ass thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:

 “Một người chỉ cần lơ là trong việc cấp dưỡng cho gia đình của y là đã mang tội.” (Muslim).

Có nghĩa là một người đàn ông dù không làm điều tội lỗi nào nhưng lại lơ là và thiếu quan tâm đến việc cấp dưỡng cho gia đình thì việc lơ là và thiếu quan tâm đó được xem là tội lỗi ở nơi Allah (swt).

* Bài học từ Hadith:

Hadith là bằng chứng khẳng định việc chu cấp và chăm lo cái ăn, cái mặc một cách tử tế cho vợ con là trách nhiệm quan trọng của một người đàn ông.

Hadith 294: Ông Abu Huroiroh thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:

 “Mỗi ngày vào buổi sáng đều có hai vị Thiên Thần xuống trần, một trong hai vị cầu nguyện: lạy Allah, xin Ngài hãy ban thêm điều tốt lành cho người chi dùng, và vị còn lại thì cầu nguyện: lạy Allah, xin Ngài hãy ban sự tiêu tan cho kẻ keo kiệt không chi dùng.” (Albukhari, Muslim).

* Bài học từ Hadith:

- Hadith là bằng chứng cho thấy được phép cầu xin cho sự rộng rãi thêm điều phúc lành và được phép cầu xin sự tiêu tan cho những kẻ keo kiệt không chịu chi dùng cho nghĩa vụ và bổn phận mà Allah (swt) đã sắc lệnh.

- Hadith là sự kêu gọi người tín đồ chi dùng vì Allah (swt) đặc biệt là đối với việc chi dùng cho gia đình bởi việc làm đó sẽ mang lại điều phúc lành và được thêm bổng lộc do sẽ được lời cầu phúc mỗi ngày của vị Thiên Thần.

Hadith 295: Ông Abu Huroiroh thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:

 “Tay trên (cho) tốt hơn tay dưới (nhận), hãy bắt đầu với gia đình, và phần Sadaqah tốt nhất là phần đã không còn cần thiết cho bản thân và gia đình, ai xin Allah che chở khỏi điều Haram thì Allah sẽ che chở cho y và ai cầu xin sự giàu có thì Ngài sẽ ban sự giàu có cho y.” (Albukhari).

* Bài học từ Hadith:

- Hadith ca ngợi và kêu gọi các tín đồ nên làm nhiều Sadaqah.

- Qua Hadith, bàn tay phúc lành được chia thành bốn thứ cấp: bàn tay ân phúc nhất là bàn tay trên tức bàn tay cho đi, kế đến là bàn tay không muốn nhận của ai, tiếp theo là bàn tay nhận nhưng không xin, và thấp nhất là bàn tay của ăn xin.

- Hadith kêu gọi người tín đồ luôn hướng về Allah (swt) để xin Ngài phù hộ và che chở và xin Ngài sự giàu có bởi Ngài mới chính là Đấng ban phát.

- Hadith nhắc nhở cho người làm Sadaqah rằng hãy Sadaqah sau khi đã dành phần cần thiết cho bản thân và gia đình và đó là phần Sadaqah tốt nhất. Bằng chứng cho điều này  là Hadith do ông Sa’ad bin Abi Wiqaass, một trong mười vị Sahabah được báo tin mừng về Thiên Đàng thuật lại, nói: Thiên sứ của Allah (saw) đến thăm tôi vào năm Hajj chia tay khi tôi bị bệnh rất nặng. Tôi đã nói với Người: Thưa Thiên sứ của Allah! Quả thật, cơn đau bệnh của tôi như Người thấy đó càng ngày càng nặng hơn, và tôi là người có tiền của nhưng không ai thừa kế ngoại trừ một đứa con gái duy nhất của tôi. Vậy tôi sẽ đem 2/3 tài sản của tôi làm Sadaqah chứ? Người (saw) nói: “Không”. Tôi nói: Thưa Thiên sứ của Allah! Vậy một nửa được không? Người (saw) nói: “Không”. Tôi nói: Vậy 1/3 có được không thưa Thiên sứ của Allah? Người (saw) nói:

 Một phần ba, và một phần ba là nhiều hoặc lớn; quả thật, việc ngươi để lại tài sản cho người thừa kế của ngươi được giàu có tốt hơn việc người để họ thành một người nghèo phải cần sự hỗ trợ của thiên hạ. (Albukhari, Muslim). 

Mới hơn Cũ hơn
Bài viết liên quan