Khuyến khích đàn ông đi viếng mộ và những lời Du-a nên khi đi viếng mộ
Hadith
578: Ông Buraidah thuật lại rằng Thiên Sứ của Allah (saw) nói:
“Ta đã từng cấm các ngươi đi viếng mộ nhưng giờ
các ngươi hãy đi viếng nó.” (Muslim).
Trong lời dẫn
khác của Muslim:
“Bởi thế, ai muốn
đi viếng mộ thì hãy đi bởi việc viếng mộ sẽ nhắc nhở chúng ta nghĩ đến Ngày Sau”.
* Bài học từ Hadith
- Hadith là bằng chứng rằng việc đi viếng mộ là việc làm có
trong giáo lý của Islam. Giới học giả Islam đều đồng thuận rằng việc đi viếng mộ
là việc làm được Islam khuyến khích (Sunnah) đối với nam giới, đặc biệt nếu viếng
mộ cha mẹ, người thân và bạn bè thì là điều nên làm hơn nữa.
Riêng đối với
việc đi viếng mộ của nữ giới thì giới học giả có 4
luồng quan điểm khác nhau:
1. Luồng quan điểm thứ nhất:
Phần đông các
học giả cho rằng việc phụ nữ đi viếng mộ là Makruh (tức không đi viếng tốt hơn
đi viếng). Các cơ sở cho quan điểm của họ:
- Cơ sở thứ nhất:
Hadith do ông Abu Huroiroh thuật lại rằng Thiên sứ của Allah –cầu xin sự bình
an và phúc lành cho Người –nói:
“Allah nguyền rủa những người phụ nữ đi viếng
mộ” (Imam
Ahmad ghi lại và được Sheikh Al-Albaani xác nhận Sahih).
- Cơ sở thứ
hai:Họ cho rằng phụ nữ là phái yếu, dễ xúc động, kém kiên nhẫn và khó kiềm chế
bản thân trước những mất mát và đau buồn. Cho nên,phụ nữ đi viếng mộ sợ rằng khi
không kiềm chế được xúc cảmcủa bản thân sẽ khóc lóc và có những hành động thể
hiện sự đau buồn và thương tiếc một cách thái quá như gào thét, vật vã, la hét
được gọi là Niyaah - một điều bị nghiêm cấm trong Islam.
2. Luồng quan điểm thứ hai:
Trường phái
Hanafi cho rằng những người phụ nữ được khuyến khích đi viếng mộ giống như nam
giới. Bởi Hadith mà Thiên Sứ của Allah bảo đi viếng mộ được nêu trên mang ý
nghĩa chung cho cả nam lẫn nữ.
Tuy nhiên, nếu
việc đi viếng mộ để khơi dậy nỗi đau khiến cho bản thân khóc lóc, than trách và
có những biểu hiện thái quá trái với giáo luật thì không được phép, bởi Hadith:
((Allah nguyền rủa những người phụ nữ đi viếng mộ)).Còn
nếu việc đi viếng mộ vì lòng thương người quá cố và muốn cầu nguyện cho họ hoặc
để nhắc bản thân nghĩ đến cái chết thì được khuyến khích.
3. Luồng quan điểm thứ ba:
Luồng quan điểm
được cho là từ quan điểm của Imam Ahmad được ông Ibn Qudaamah trích dẫn: “Người
phụ nữ được phép đi viếng mộ, nhưng với điều kiện là không gây ra điều xấu hay
những hành động trái giáo luật cho bản thân hoặc cho người khác”. Và đây cũng
là một trong hai quan điểm của Imam As-Shafi’y.
Luồng quan điểm
này được dựa trên các cơ sở sau đây:
- Cơ sở thứ nhất:
Hadith màThiên Sứ của Allah đã bảo đi viếng mộ được nói ở trên.
- Cơ sởthứ
hai:Ý nghĩa của việc viếng mộ là nhằm để nghĩ đến cái chết, và nam nữ đều như
nhau trong ý nghĩa này.
- Cơ sở thứ
ba: Hadith do ông Abdullah bin Abu Mulaikah
thuật lại rằng: Quả thật vào một ngày nọ, bà
‘A-ishah trở về từ khu mộ, tôi đã hỏi bà: Thưa mẹ của những người có đức tin! Mẹ
trở về từ đâu? Bà nói: “Ta đi viếng mộ của người em trai của Ta Abdarrahman mới
về”. Tôi nói với bà: Thưa, thế không phải Thiên sứ của Allah – cầu xin sự bình
an và phúc lành cho Người – đã nghiêm cấm việc viếng mộ hay sao? Bà nói: “Vâng
đúng vậy, Người đã từng cấm việc viếng mộ, nhưng sau đó, Người đã bảo rằng cần
nên viếng mộ”. (Hadith do Al-Hakim, Al-Baihaqi ghi lại và được Sheikh
Al-Albani xác nhận Sahih trong cuốn Al-Irwa’).
- Cơ sở thứ
tư: Hadith ((Allah nguyền rủa những người phụ nữ đi viếng mộ)) có nghĩa là Allah
nguyền rủa những người phụ nữ thường xuyên đi viếng mộ hoặc đi nhiều lần, hoặc
đem tiếng khóc than và những biểu hiện thái quá đến chỗ mộ.
- Cơ sở thứ
năm: Hadith do Muslim ghi lại: Khi Bà ‘A-ishah hỏi Nabi –cầu xin sự bình an và
phúc lành cho Người“Thưa Thiên sứ của Allah! Thiếp phải nói như thế nào khi đi
viếng mộ?”thì Người bảo: “Nàng hãy nói:
Assalaamu a’la ahlid diyaar minal
mu’miniina wal muslimiin wa yarhamu nallahul mustaqdimiina minnah wal
musta’khiriin
(Chào bằng an đến những người dân dưới những
ngôi mộ này, thuộc những người Mu’min và những người Muslim, cầu xin Allah rủ
lòng thương xót những người đi trước và sau của chúng tôi)”.
Họ lập luận: Nếu
không cho phép phụ nữ đi viếng mộ thì tại sao Thiên Sứ của Allah lại dạy cho bà
‘A-ishah bài Du’a đi viếng mộ.
4. Luồng quan điểm thứ tư:
Nghiêm cấm phụ
nữ đi viếng mộ. Đâylà quan điểm của một số học giả thời nay như Sheikh Bin
Baaz, Sheikh Ibn Uthaimeen, Ủy Ban Thường Trực nghiên cứu khoa học và tư vấn
Giáo lý của Ả Rập Xê-út, ...
Luồng quan điểm
này dựa trên các cơ sở:
- Cơ sở thứ nhất:
Hadith Thiên sứ của Allah nói rằng Allah nguyền rủa những phụ nữ đi viếng mộ. Họ
lập luận rằng một khi Allah nguyền rủa một sự việc nào đó thì sự việc đó Haram
(không được phép).
- Cơ sở thứ
hai: Hadithmà Thiên Sứ của Allah bảo đi viếng mộ chỉ mang ý nghĩa dành riêng
cho nam giới không bao gồm nữ giới.
- Cơ sở thứ
ba: Việc Thiên Sứ của Allah dạy bà ‘A-shah lời Du’a viếng mộkhông nói lên rằng
Người cho phép phụ nữ đi viếng mộ.
- Cơ sở thứ
tư: Bà ‘A-ishah đi viếng mộ của em trai bà là chuyện thuận tiện khi bà đi ngang
đó, chứ không phải bà có định tâm đi viếng mộ của em trai mình ngay từ đầu.
Kết
luận
Theo chúng tôi
Tư vấn giáo lý Islam, sau khi đã xem xét nghiên cứu thảo luận tỉ mỉ, chúng tôi
nhận thấyluồng quan điểm trội nhất về cơ sở Giáo lý là phụ nữ không được phép
đi viếng mộ, bởi những lẽ sau:
- Các bằng chứng
rằng phụ nữ không được phép mạnh hơn các bằng chứng khẳng định được phép.
- Căn cứ theo
các giai đoạn ra đời của các Hadith về việc viếng mộ thì Giáo lý cho việc đi viếng
mộ nói chung và dành cho phụ nữ nói riêng có các trình tự sau:
+ Giai đoạn thứ
nhất: Việc đi viếng mộ cấm cho cả nam và nữ.
+ Giai đoạn thứ
hai: Cho phép đi viếng mộ cho cả nam và nữ. Trong giai đoạn này thì Thiên Sứ của
Allah đã cho phép người phụ nữ đi viếng mộ cho nên Người đã dạy bà ‘A-ishah lời
Du-a cho việc đi viếng thăm mộ.
+ Giai đoạn thứ
ba: Cho phép người đàn ông đi viếng mộ nhưng cấm phụ nữ, do đó Trong Hadith cuối,
Thiên Sứ của Allah đã nói: “Allah nguyền rủa những phụ nữ đi viếng mộ”.
Tuy nhiên, nếu
người phụ nữ thuận đường đi ngang qua mộ mà không có định tâm ngay từ đầu, muốn
vào thăm và Du’a cho những người đang nằm dưới mộ hoặc để nhắc bản thân nghĩ đến
cái chết thì không có cơ sở nào trong giáo lý thể hiện sự cấm đoán.
- Hadith cho
thấy rằng giáo lý khuyến khích đi viếng mộ là nhằm để nhắc nhở người tín đồ
nghĩ cuộc sống Đời Sau, để tâm trí luôn nhớ đến cái chết mà luôn ở trong tư thế
sẵn sàng.
Hadith
579: Bà ‘A-ishah thuật lại mỗi khi vào những đêm của bà, Thiên Sứ của
Allah thường đi ra khu chôn cất Al-Baqi’a vào lúc cuối đêm và nói:
* Bài học từ Hadith
- Hadith khuyến
khích người tín đồ đi chào Salam đến những người trong mộ và cầu xin Allah tha
thứ cho họ với lời giống như Thiên Sứ của Allah đã nói mỗi khi Người đi viếng mộ.
- Hadith là bằng
chứng rằng được phép đi viếng mộ trong đêm.
Hadith
580: Ông Buraidah thuật lại: Thiên Sứ
của Allah dạy chúng tôi nói những lời khi đi ra viếng mộ, đó là:
“Chào Salam đến quí vị hỡi những người có đức
tin và những người Muslim trong mộ, và quả thật chúng tôi insha-Allah sẽ hội ngộ
quí vị, tôi cầu xin Allah ban phúc lành cho chúng tôi và quí vị” (Muslim).
* Bài học từ Hadith
- Hadith khuyến
khích người đi viếng mộ nói lời Du-a mà Thiên Sứ của Allah đã dạy.
Hadith
581: Ông Ibnu Abbas thuật lại: Có lần, Thiên Sứ của Allah (saw) đi ngang qua
những ngôi mộ trong Madinah, Người hướng mặt về phía mộ và nói:
“Chào bằng an đến quí vị hỡi cư dân nơi cõi mộ,
cầu xin Allah tha thứ cho chúng tôi và cho quí vị, quí vị đã đi trước chúng tôi
nhưng rồi đây chúng tôi cũng sẽ theo gót quí vị.” (Tirmizdi ghi lại và ông nói Hadith tốt).
* Bài học từ Hadith
- Hadith cho thấy một trong những lễ nghĩa khi đi viếng mộ
thì ngoài việc chào Salam và cầu nguyện cho những người trong mộ, người tín đồ
còn khuyến khích hướng mặt về mộ khi chào Salam và cầu nguyện.