Allah,
Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán:
{Và khi những người có đức tin thấy liên
quân (địch), họ nói: “Đây là điều mà Allah và Sứ giả của Ngài đã hứa với
chúng ta vì Allah và Sứ giả của Ngài nói sự thật”. Và điều đó làm cho họ tăng thêm đức tin và sự tuân phục của họ (đối với
Allah).} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 22).
Liên quân trong câu Kinh chính là liên quân giữa bộ tộc Quraish, bộ tộc Qais Ai’laan và bộ tộc Ghutfaan. Họ liên hợp với nhau lại để tấn công những người Muslim ở Madinah.
Để chống lại cuộc tấn công của lực lượng
hùng mạnh này, Thiên sứ của Allah (saw) đã cho đào Khandaq (chiến hào) theo ý kiến của Salman
Farisy. Cũng chính vì vậy, trần chiến này được gọi là trấn chiến Khandaq, nó
còn được gọi trần chiến Ahzaab (chống linh quân). Trận chiến Khandaq này diễn
ra vào năm thứ năm Hijri.
Câu Kinh ca ngợi đức tin Iman của những người có đức tin kiên định và sự phó thác trọn vẹn của họ ở nơi Allah (swt).
Khi họ đối mặt với kẻ thù hùng mạnh về lực lượng và trang bị (quân địch có tới 10 ngàn binh sĩ còn quân Muslim chỉ có 3 ngàn quân) thì họ không những không sợ hãi mà họ lại nói bằng sự kiên định:
{Đây là điều mà Allah và Sứ giả của Ngài đã hứa với chúng ta vì Allah và Sứ giả của Ngài nói sự thật.}
tức cuộc chiến với những kẻ vô đức tin này đây chỉ là một
sự thử thách dành cho họ và họ tin rằng Allah (swt) sẽ giúp họ giành
chiến thắng như Ngài và Thiên sứ của Ngài (saw) đã hứa. {Và điều đó làm cho họ tăng thêm đức tin và
sự tuân phục của họ (đối với Allah).}.
Điều này đi ngược lại hoàn toàn với những kẻ Muna-fiq (những
kẻ ngụy tạo đức tin), khi họ được lệnh chiến đấu và khi đối mặt với lực lượng
hùng mạnh của quân địch thì họ lại nói một cách vô đức tin:
{Allah và Sứ giả của
Ngài chỉ hứa hão với chúng ta mà thôi.} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 12).
Allah (swt) phán:
{Những ai mà người ta đã nói với họ: “Quả
thật, thiên hạ đang tập hợp đến tấn công
quí vị, quí vị hãy nên sợ bọn họ”. Nhưng điều đó chỉ làm tăng thêm đức tin
của họ và họ đã nói: “Allah đủ giúp chúng tôi bởi vì Ngài là Đấng Bảo Trợ Ưu
Việt” *Và họ đã trở về nhà với ân huệ và thiên lộc của Allah. Họ đã không gặp
điều rủi ro nào; và họ làm theo sự hài lòng của Allah. Và Allah có vô vàn thiên
lộc vĩ đại.} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 173, 174).
{Những ai mà người ta đã nói với họ} là Thiên sứ Muhammad (saw) và các vị Sahabah
của Người (cầu xin Allah hài lòng về tất cả họ). {Thiên hạ đang tập hợp đến tấn công quí vị}ý nói Abu Sufyaan và đồng bọn của ông.
Câu Kinh này
được mặc khải xuống về Thiên sứ của Allah (saw) và các vị Sahabah của
Người khi họ xuất chinh đến điểm hẹn mà Thiên sứ của Allah (saw) đã hẹn với những
người Quraish ngoại đạo tại trận chiến Uhud rằng họ sẽ gặp nhau để giao chiến
vào năm tới. Khi đến thời điểm đã hẹn giao chiến, Thiên sứ (saw) và các Sahabah của
Người đã xuất chinh và đóng quân tại Hamra’ Al-Asad; nhưng những người ngoại đạo
Quraish đã bị Allah gieo nỗi sợ hãi trong tâm họ và họ đã không dám xuất binh.
Thế là những người Muslim {đã trở về nhà với ân huệ và thiên lộc của
Allah. Họ đã không gặp điều rủi ro nào; và họ làm theo sự hài lòng của Allah}.
Câu Kinh là sự
ca ngợi của Allah (swt) về đức tin Iman và tinh thần kiên định của những người
có đức tin rằng mỗi khi có sự hù dọa cũng như sự gieo rắc nỗi sợ hãi thì điều
đó chỉ làm họ tăng thêm đức tin Iman và lòng kiên định ở nới Allah (swt) và Thiên sứ của
Ngài (saw) và trong những tình cảnh như thế thì họ luôn nói:
{Allah đủ giúp chúng tôi bởi vì Ngài là Đấng
Bảo Trợ Ưu Việt} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 173).
Đây chính là bản
chất và tinh thần của những người có đức tin.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
{Và hãy phó thác cho Đấng Hằng Sống không
bao giờ chết.}(Chương 25 – Al-Furqaan, câu 58).
Câu Kinh muốn nói rằng ai phó thác cho ai (vật) ngoài
Allah (swt) thì người đó sẽ thua thiệt bởi vì tất cả mọi thứ ngoài
Ngài đều sẽ chết và bị diệt vong, chỉ có Ngài mới là Đấng còn mãi và không bao
giờ chết như Ngài đã phán ở một câu Kinh khác:
{Mọi vật đều tiêu tan ngoại trừ Sắc Diện của
Ngài} (Chương 28 – Al-Qisas, câu 88).
Allah, Đấng Tối Cao phán:
{Và những người có đức tin hãy phó thác cho
Allah.} (Chương 3 – Ali-Imraan, câu 160).
Allah, Đấng Tối Cao phán:
{Và khi Ngươi đã quyết định điều gì thì
Ngươi hãy phó thác cho Allah.} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 159).
Allah, Đấng Tối Cao phán:
{Và ai phó thác cho Allah thì một mình Ngài
đã đủ phù hộ cho y.} (Chương 65 – Attalaq, câu 3).
Allah, Đấng Tối Cao phán:
{Quả thật, những người có đức tin là những
người mà quả tim rúng động sợ hãi khi nghe nhắc đến Allah và khi nghe đọc các Lời
Mặc khải của Ngài, đức tin của họ vững mạnh thêm và họ trọn tin và phó thác cho
Thượng Đế của họ.}(Chương 8 – Al-Anfal, câu 2).
Trong Qur’an
còn nhiều câu Kinh khác nữa nói về sự phó thác nơi Allah (swt) cũng như đức tin
kiên định ở nơi Ngài và Thiên sứ của Ngài (saw).
Hadith số 74: Ông Ibnu Abbas thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
“Ta được phơi bày cho thấy
các cộng đồng, Ta đã thấy có vị Nabi cùng với một nhóm ít người (không quá 10
người), có vị Nabi cùng với một hai người, có vị Nabi chỉ có một mình không
cùng với ai cả, rồi Ta được cho thấy một đám đen khổng lồ, Ta nghĩ rằng đó là cộng
động tín đồ của Ta nhưng Ta được cho biết rằng đó là Musa và cộng đồng của Người.
Nhưng khi Ta nhìn ra xa ở phía chân trời, Ta thấy một đám đen khổng lồ, Ta được
bảo nhìn xa về phía chân trời ở hướng khác, khi Ta nhìn thì Ta lại thấy một đám
đen khổng lồ, họ cho Ta biết: Đấy là cộng đồng tín đồ của Ngươi, trong số đó có
bảy mươi ngàn đi vào Thiên Đàng mà không bị bất cứ sự phán xét nào và cũng
không bị bất cứ trừng phạt nào.”
Sau đó, Thiên sứ của Allah (saw) đứng dậy và đi vào
nhà của Người. Mọi người bàn tán về những người được vào Thiên Đàng mà không phải
bị phán xét cũng như không phải chịu bất cứ hình phạt nào, một số thì nói hy vọng
đó là vị Sahabah của Thiên sứ, một số khác thì bảo hy vong đó là những người được
sinh ra trong Islam và không Shirk với Allah (swt) bất cứ điều gì.
Thiên sứ của Allah trở ra với họ và Người nói:
“Các
người đang bàn luận về chuyện gì?”
Các vị Sahabah cho Người biết vấn đề mà họ đang bàn luận
thì Người nói:
“Họ
là những người không đọc những lời niệm chú Haram cũng như không yêu cầu đọc,
và không tin vào các điềm báo, mà họ luôn chỉ phó thác cho Thượng Đế của họ”.
Uka-shah bin Mihsan đứng dậy nói: Người hãy cầu xin Allah
làm cho bề tôi thành một trong số họ. Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Người
là người trong số họ”.
Rồi một người khác đứng dậy nói: Người hãy cầu xin Allah
làm cho bề tôi thành một trong số họ. Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Uka-shah
đã giành quyền ưu tiên trước người”
(Hadith do Albukhari và Muslim ghi lại).
*
Bài học từ Hadith:
- Một đặc ân dành riêng cho Thiên sứ của Allah (saw) khi Người được
Allah (swt) cho thấy hình ảnh của các cộng đồng. Việc Allah (swt)
phơi bày cho thấy này có thể bằng giấc mộng qua giấc ngủ và giấc mộng của các vị
Nabi đều là sự thật; hoặc có thể lúc người được đưa thăng thiên trong đêm dạ
hành Isra’; hoặc có thể dưới một hình thức nào đó qua quyền năng của Allah (swt).
- Hadith khẳng định ân phúc mà Allah (swt) ban cho vị Nabi của chúng ta, Muhammad (saw), rằng cộng đồng
tín đồ của Người nhiều hơn các cộng đồng khác.
- Ân phúc của việc phó thác cho Allah I cũng như niềm tin nơi Ngài trong việc cầu xin điều lành
và tránh điều dữ, và Allah đã chuẩn bị phần ân thưởng cho những ai luôn biết
phó thác và đặt niềm tin trọn vẹn nơi Ngài.
- Giáo lý về việc dùng các lời niệm chú: Những lời niệm
chú chữa bệnh và xua đuổi tà mà có hai loại: loại được phép và không được phép.
Những lời niệm chú được phép là những lời Du-a, những lời tụng niệm trong
Sunnah của Thiên sứ (saw) hoặc những lời Qur’an; còn những lời niệm chú không được
phép là những lời và các việc làm trong thời Jahiliyah, những lời đi ngược lại
với đức tin Iman và sự phó thác trọn vẹn nơi Allah.
- Hadith là bằng chứng nghiêm cấm việc tin vào các điềm
báo cũng như tin vào những sự việc mê tín không có căn cứ khoa học cũng như đi
ngược lại với giáo lý Tawheed.
Hadith 75: Ông Ibnu Abbas thuật
lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói trong lời Du-a:
“Lạy
Allah, với Ngài bề tôi qui phục, nơi Ngài bề tôi tin tưởng, với Ngài bề tôi phó
thác, với Ngài bề tôi sám hối và vì Ngài bề tôi đấu tranh. Lạy Allah, quả thật
với sự Oai nghiêm và Quyền năng của Ngài, không có Đấng nào ngoài Ngài đáng được
tôn thờ mà chỉ một mình Ngài duy nhất, bề tôi cầu xin Ngài che chở bề tôi tránh
khỏi sự lầm lạc, Ngài là Đấng Hằng Sống không bao giờ chết còn Jinn và loài người
đều phải chết.” (Albukhari,
Muslim, lời là của Muslim).
*
Bề tôi qui phục có nghĩa là bề tôi xin phục tùng theo mệnh lệnh của Ngài, hài
lòng, tin tưởng kiên định với sự Chí Minh của Ngài.
*
Bài học từ Hadith:
- Hadith là bằng chứng cho thấy việc phó thác cho Allah Tối
Cao là nghĩa vụ bắt buộc đối với người Muslim; người Muslim cần phải cầu xin
Allah (swt) bảo vệ bởi vì Ngài là Đấng Toàn Năng với các thuộc tính
hoàn hảo tuyệt đối. Bởi Allah (swt) là Đấng Toàn Năng với các thuộc tính tối cao và hoàn hảo
tuyệt đối nên chỉ có một mình Ngài duy nhất đáng để tạo vật dựa vào.
- Hadith khẳng định tất cả mọi vạn vật trong vũ trụ này đều
phải kết thúc bằng cái chết, chỉ có Allah duy nhất là Đấng không bao giờ chết.
- Thiên sứ của Allah (saw) đã tập hợp trong lời
Du-a này với nhiều điều mang ý nghĩa của đức tin trung thực và kiên định trong
niềm tin nơi Allah, Đấng Toàn Năng.
Hadith 76: Ông Ibnu Abbas nói:
“(Hasbunallah Wanimal Wakil), Nabi Ibrahim đã nói lời này lúc bị ném vào trong lửa,
còn Thiên sứ Muhammad (saw) đã nói lời này khi họ nói:
{Quả thật, thiên hạ đang tập hợp đến tấn
công quí vị, quí vị hãy nên sợ bọn họ. Nhưng điều đó chỉ làm tăng thêm đức tin
của họ và họ đã nói: “Allah đủ giúp chúng tôi bởi vì Ngài là Đấng Bảo Trợ Ưu Việt”.} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 173).” (Albukhari).
Trong một lời
dẫn khác của Albukhari: Ông Ibnu Abbas t nói: Lời cuối cùng của Nabi Ibrahim lúc Người bị ném vào lửa là: (Hasbunallah
Wanimal Wakil).
* Bài học từ Hadith:
- Lúc Nabi
Ibrahim bị người dân của Người đốt lửa lên và ném Người vào trong đó để thiêu sống
Người thì Người đã nói lời (Hasbunallah Wanimal Wakil). Đây là lời cuối trong lời
cầu nguyện của Nabi Ibrahim như một Hadith ghi lại rằng lúc người dân của Người
chuẩn bị ném Người vào lửa đang bùng cháy thì Người đã ngẩng đầu lên trời và cầu
nguyện:
“Lạy Allah, Ngài là Đấng Duy Nhất ở trên trời
còn bề tôi chỉ có một mình ở dưới trái đất, ngoài bề tôi ra không có ai thờ phượng
Ngài cả, một mình Allah đủ phù hộ và che chở cho bầy tôi bởi vì là Đấng Bảo Trợ
Ưu Việt.”
Thế là Allah (swt) ra lệnh cho lửa:
{Hỡi lửa! Ngươi hãy nguội mát và hãy trở nên
bằng an cho Ibrahim}(Chương 21 – Al-Ambiya’, câu 69).
- Hadith cho thấy ân phúc của sự phó thác nơi Allah (swt); chỉ cần người bề
tôi hoàn toàn hướng về Allah (swt), gởi trọn niềm tin ở nơi Ngài trong những lúc khó khắn
và hoạn nạn thì chắc chắn Ngài sẽ cứu rỗi y.
- Hadith khẳng định rằng các vị Nabi đều hướng tới Allah (swt) bằng những lời cầu
nguyện và sự phó thác trung thực và trọn vẹn nơi Allah, Tối Cao và Toàn Năng.
- Hadith như là một lời nhắn nhủ đến tất cả các tín đồ
Muslim, những người thực sự tin nơi Allah (swt) hãy nói lời (Hasbunallah Wanimal Wakil) lúc gặp phải hoạn nạn.
Hadith 77: Ông Abu Huroiroh thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Những
nhóm người vào Thiền Đàng là những nhóm người mà trái tim của họ giống như trái
tim của loài chim” (Muslim).
*
Bài học từ Hadith:
Hadith cho biết rằng chỉ có những ai hoàn toàn tin tưởng
nơi Allah mới vào Thiên Đàng. Hadith khẳng định sự phó thác là bao hàm trọn vẹn
đức tin Iman.
Tuy nhiên, hãy biết rằng phó thác cho Allah (swt) không có nghĩa là
phủ nhận việc tìm kiếm nguyên nhân để đạt được kết quả hay để đạt được mục đích
mong muốn. Quả thật, loài chim buổi sáng bay đi với cái bụng trống không để đi
tìm bổng lộc của Allah; Allah (swt) phán:
{Và không một sinh vật nào sống trên trái đất
mà nguồn lương thực lại không do Allah cung cấp.} (Chương 11 – Hud, câu 6).
Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Quả thật, mỗi một linh hồn sẽ không bao
giờ chết cho đến khi nào nó đã nhận đủ bổng lộc của nó, bởi thế, các ngươi hãy
kính sợ Allah, các ngươi hãy tìm kiếm bổng lộc trong sự tốt đẹp, các ngươi hãy
nhận lấy bổng lộc bằng con đường Halal và bỏ những gì Haram”.
Hadith 78: Ông Jabir thuật lại: “Ông
đã cùng tham chiến với Thiên sứ của Allah (saw) ở xứ Najd. Trên đường trở về Thiên sứ của
Allah (saw) cùng
mọi người đã dừng lại nghỉ trưa tai một thung lũng có nhiều loại cây gai. Thiên
sứ của Allah (saw) và mọi
người, mỗi người tự tìm lấy một gốc cây để nghỉ chân dưới bóng mát của nó.
Thiên sứ của Allah (saw) nghỉ chân dưới một gốc cây keo, Người móc
thanh kiếm của Người lên cây và ngủ. Sau đó, bổng nhiên Thiên sứ của Allah (saw) hô gọi
chúng tôi đến, chúng tôi liền chạy đến thì thấy một người A’ra-bi (dân sa mạc)
đang ở cùng với Người. Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Quả thật, người này đã rút kiếm của Ta
ra trong lúc Ta đang ngủ, Ta thức dậy thì cây kiếm đang ở trong tay y”.
Người đàn ông đó đã hỏi Thiên sứ của
Allah:ai sẽ bảo vệ ngươi từ ta?
Thiên sứ của Allah nói 3 lần: Allah. Và
Thiên sứ của Allah (saw) đã không bắt phạt y mà Người trở lại ngồi
xuống” (Albukhari, Muslim).
Trong lời dẫn khác, Jabir nói: “Có lần chúng tôi cùng chinh chiến với Thiên sứ của Allah (saw) tại
Zaatu Arriqaa’, khi chúng tôi nghỉ chân dưới bóng mát của một cái cây, chúng
tôi đã bỏ mặc Thiên sứ của Allah (saw) một mình. Một người đàn ông thờ đa thần đến,
lúc đó cây kiếm của Thiên sứ đang được treo ở trên cây. Y rút kiếm của Người ra
và nói: ngươi có sợ ta không? Thiên sứ của Allah nói: “لَا” – “Không”. Người đàn
ông đó nói: Thế ai sẽ bảo vệ ngươi khỏi ta? Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“اللهُ” – “Allah”.”
Còn trong lời dẫn của Abu Bakr Al-Isma’illy trong bộ
Sahih của ông: “... Người đàn ông đó nói: Thế ai sẽ bảo vệ ngươi khỏi ta?
Thiên sứ của Allah (saw) nói: “اللهُ” – “Allah”.Rồi cây kiếm rớt xuống từ
tay của y, Thiên sứ của Allah (saw) nhặt lấy kiếm và nói:
“Ai
sẽ bảo vệ ngươi từ Ta?”
Người đàn ông đó nói: Ngươi hãy làm tốt như
một người đã lấy được nó (thanh kiếm). Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Ngươi có chứng nhận không có Thượng Đế nào khác ngoài
Allah và Ta là Thiên sứ của Allah không?”
Người đàn ông đó nói: Không, nhưng ta hứa với
ngươi rằng ta sẽ không đánh chiến với ngươi nữa và ta cũng không tham gia cùng
với nhóm người đánh chiến với ngươi.
Thế là Thiên sứ của Allah (saw) đã
thả người đàn ông đó đi, y đến gặp nhóm của y thì y nói: Tôi đã trở về với các
người từ người tốt nhất trong nhân loại.”.
*
Giải thích một số điều liên quan đến Hadith:
- Najd: còn được gọi là Al-Yama-mah, nay được chia thành
Riyadh, Qaseem và Ha-il, khu vực này trước đây là khu vực của bộ tộc Hani-fah,
bộ tộc Asad, bộ tộc Tameem, bộ tộc Ghutufaan và bộ tộc Taiyi’.
- Người đàn ông Sa mạc trong Hadith chính là Ghawrath bin
Al-Harith thuộc bộ tộc Maha-rib, bộ tộc mà Thiên sứ của Allah đã xuất chinh
chinh chiến với họ trong trận Zaatu Arriqaa’ (vào năm thứ sáu Hijri). Có lời
cho rằng ông đã vào Islam.
*
Bài học từ Hadith:
- Hadith cho thấy sự dũng cảm và gan dạ của Thiên sứ (saw) trước sự nguy hiểm.
- Hadith cho thấy niềm tin kiên định của Thiên sứ (saw) vào sự bảo vệ và
che chở của Allah (swt), Người đã gửi trọn niềm tin ở nơi Ngài không một chút
nghi ngờ.
- Hadith muốn nhắn gởi đến các tín đồ Muslim rằng Allah (swt) sẽ cứu giúp những
ai phó thác cho Ngài bằng sự kiên định và trọn vẹn niềm tin khi họ gặp phải hoạn
nạn và nguy hiểm.
- Hadith cho thấy sự khoan dung và nhân từ của Thiên sứ,
Người đã dùng sự khoan dung và nhân từ để cảm hóa và thu phục trái tim chứ Người
không đáp trả đối phương bằng sự trả đủa và thù hằn. Phẩm chất của Người (saw) là phẩm chất đạo đức
của Qur’an như Allah (swt) đã phán:
{Và quả thật, Ngươi (Muhammad) được phú cho
những đức tính thật cao đẹp và vĩ đại} (Chương 68 – Al-Qalam, câu 4).
Hadith 79: Umar thuật lại: Tôi đã nghe Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Nếu
các ngươi phó thác cho Allah bằng sự phó thác đích thực thì chắc chắn Ngài sẽ
ban Rizq cho các ngươi giống như Ngài ban Rizq cho con chim buổi sáng bay đi với
cái bụng đói và buổi chiều bay về với cái bụng no đầy.” (Tirmizdi).
*
Bài học từ Hadith: Hadith kêu gọi
những người có đức tin phải gởi trọn niềm tin nơi Allah đồng thời phải đi tim
các nguyên nhân cho kết quả và mục đích, giống như những chú chim đi tìm bổng lộc
của Allah (swt) bằng sự phó thác trọn vẹn cho Ngài: buổi sáng chúng bay
đi với cái bụng trống không và buổi chiều bay về với cái bụng căng tròn.
Hadith 80: Ông Abu Uma-rah Al-Baraa’ bin A’zib thuật lại rằng Thiên
sứ của Allah (saw) nói với một người đàn ông:
“Này
(tên của người đó), khi nào ngươi nằm ngủ thì hãy nói: (Ollo-humma aslamtu
nafsi ilayka, wa wajjahtu wajhi ilayka, wa fawwadhtu amri ilayka, wa alja’tu
zhahri ilayka, raghbatan wa rahbatan ilayka, la malja’a wa la manja minka illa
ilayka, aamantu bi kitaabika allazdi anzalta, wa bi Nabiyika allazdi arsalta –
Lạy Allah, bề tôi xin qui phục Ngài, bề tôi xin hướng về Ngài, bề tôi phó thác
mọi vụ việc bề tôi cho Ngài, bề tôi tìm sự che chở nơi Ngài, bề tôi khao khát
ân phước và sợ sự trừng phạt từ nơi Ngài, sẽ không có nơi ẩn náu an toàn trừ
phi trở về với Ngài; bề tôi tin kinh sách mà Ngài đã ban xuống và tin vị Nabi
mà Ngài đã cử phái đến). Nếu ngươi chết trong tối đó thì ngươi chết trong tình
trạng Fitrah (Islam) còn nếu sáng thức dậy thì ngươi sẽ thức dậy với buổi sáng
tốt đẹp” (Albukhari,
Muslim).
Trong một lời dẫn khác: Thiên sứ của Allah (saw) nói: “Khi nào
ngươi đi ngủ thì ngươi hãy làm Wudu’ của Wudu’ Salah, rồi ngươi hãy nằm nghiêng
bên phải và hay nói: (lời Du-a trên)”.
Hadith 81: Ông Abu Bakr Assiddeeq nói: Tôi nhìn các bàn chân của những
người thờ đa thần lúc chúng tôi ẩn nấp trong hang núi và họ đang ở trên đầu của
chúng tôi. Tôi nói: Thưa Thiên sứ của Allah, nếu một trong số họ nhìn xuống dưới
bàn chân của mình thì chắc chắn sẽ phát hiện ra chúng ta. Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Này
Abu Bakr, anh đừng tưởng rằng chỉ có hai người chúng ta thôi, Allah là người thứ
ba ở cùng với chúng ta” (Albukhari,
Muslim).
*
Bài học từ Hadith:
- Niềm tin mãnh liệt, kiên định và trọn vẹn nơi Allah (swt) của Thiên sứ (saw).
- Tinh thần dũng cảm và gan dạ của Thiên sứ (saw).
Hadith 82: Bà Ummu Salmah – Hind con gái của Abu Umayyah Huzdaifah
Al-Makhzumiyah nói: Khi rời khỏi nhà thì Thiên sứ của Allah (saw) thường nói:
“Bismillah,
Tawakkaltu ala Allah, Ollo-humma inni a’u-zdu bika an adhilla aw udholla, aw
azilla aw uzalla, aw azhlima aw uzdlama, aw ajhala aw yujhala alayya”
“Nhân danh Allah, bề tôi xin phó thác
cho Allah. Lạy Allah, quả thật bề tôi cầu xin Ngài che chở bề tôi khỏi sự lệch
lạc và bị người khác lôi kéo lầm lạc, hoặc khỏi sự bị trượt vào tội lỗi và bị
người khác làm cho trượt vào tội lỗi, hoặc khỏi việc bất công và bị người khác
bất công, hoặc khỏi sự ngu dốt.” (Tirmizdi, Abu Dawood với đường dẫn Sahih. Tirmizdi nói: Hadith tốt
Sahih).
Hadith 83: Ông Anas bin Malik thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Ai
rời khỏi nhà của mình nói: Bismillah, tawakkaltu ala Allah, la hawla wala
quwata illa billah – Nhân danh Allah, bề tôi xin phó thác cho Allah, không có
quyền lực và sức mạnh nào ngoài quyền lực và sức mạnh của Allah, thì có tiếng bảo
y: ngươi đã được hướng dẫn, đã được phù hộ và che chở; và Shaytan sẽ tránh xa y
ra” (Tirmizdi).
Còn trong lời dẫn do Abu Dawood ghi lại thì
có thêm:
“...
Shaytan đó được Shaytan khác nói: ngươi sẽ làm thế nào đối với người đàn ông
đã được hướng dẫn và được phù hộ che chở?”.
Hadith 84: Ông Anas bin Malik nói: Trong thời của Thiên sứ có hai
người anh em, một người thường đến nghe Thiên sứ của Allah (saw) giảng dạy để học hỏi
kiến thức còn một người thì lo đi tìm bổng lộc. Một hôm nọ, người đi tìm bổng lộc
đến gặp Thiên sứ của Allah (saw) than phiền về người anh em của y thì Thiên sứ của Allah (saw) nói:
“Mong
rằng ngươi sẽ được ban bổng lộc bởi người anh em đó của ngươi” (Tirmizdi ghi lại với đường dẫn truyền Sahih trên điều
kiện của Muslim).
*
Giải thích sơ lược về Hadith:
Trong thời của Thiên sứ, có người anh em, một người thường xuyên đến chỗ của Thiên sứ để nghe Người giảng đạo mà học hỏi kiến thức giáo lý còn người kia thì lo đi làm để kiếm tiền. Người đi kiếm tiền đến than phiền với Thiên sứ rằng người anh em của y không chịu đi lao động để phụ giúp y và Thiên sư của Allah đã nói: “Mong rằng ngươi sẽ được ban bổng lộc bởi người anh em đó của ngươi” có nghĩa là vì người anh em của người đàn ông đó đến học hỏi kiến thức giáo Allah sẽ ban bổng lộc cho y.
*
Bài học từ Hadith:
- Khuyến khích giúp đỡ người đi học tập giáo lý và các học
giả.
- Con người được
ban cho bổng lộc bởi vì ai đó học hỏi kiến thức giáo lý.