Hầu hết các đạo đều có chuyến đi mang tính tôn giáo để con người thờ cúng và cầu nguyện thần linh của họ.
Tuy nhiên, có một chuyến hành hương qui mô và nổi bật hàng
năm, đó là cuộc hành hương Hajj của Islam, một cuộc hanh hương quy tụ mỗi năm
hơn ba triệu người tại một địa điểm nhỏ để thực hiện sự thờ phượng.
Hành hương Hajj trong Islam như thế nào?
Hajj là một
trụ cột thứ năm trong các trụ cột nền tảng của Islam, nó chỉ bắt buộc một lần
duy nhất trong đời đối với tín đồ có khả năng về sức khỏe và điều kiện tiền bạc
cũng như phượng tiện đi lại.
Việc hành hương đến Makkah (Mecca) nhằm thực hiện nghĩa vụ thờ phượng “Hajj” và việc cởi bỏ quần áo thông thường của mình để mặc hai mảnh vải lên mình trong nghi thức Hajj là một sự tuyên bố phục tùng Allah và thể hiện sự bình đẳng với tất cả những người đến hành hương.
Nó là một
cuộc hành hương thiêng liêng đánh mất sự phân biệt giai cấp, sắc tộc, màu da. Tất
cả mỗi người mặc cùng một loại y phục, cùng một màu, cùng hô vang một khẩu hiệu
phản ánh mối quan hệ giữa con người và Thượng Đế của họ: (Labbaikollo-humma
labbaika, labbaika la shari-ka laka labbaika, innal-hamda wanni’mata laka
wal-mulk la shari-ka laka) có nghĩa là xin vâng lệnh Ngài ôi Thượng Đế, bầy tôi
đến để thốt lên bằng chiếc lưỡi và chứng nhận bằng con tim rằng Ngài là Thượng
Đế, Đấng duy nhất xứng đáng được thờ phượng, không có ai (vật) ngoài Ngài có
quyền này, Ngài là Đấng đáng được ca ngợi, tán dương một cách trọn vẹn và tuyệt
đối, Ngài là Đấng Tạo Hóa, Đấng Ban hạnh phúc, Đấng điều hành và chi phối mọi vạn
vật, Ngài không có đối tác ngang vai.
Hành hương Hajj là một cuộc hành trình đức tin, trong đó, người Muslim kết hợp giữa điều kiện, hoàn cảnh, hành động và lời nói, tất cả đều được thực hiện mang ý nghĩa tưởng nhớ Allah và thể hiện lòng kính sợ Ngài, biểu hiện sự nghèo hèn và luôn cần đến Ngài, và tìm sự tha thứ cũng như sự ân thưởng nơi Ngài.
Thiên Sứ Muhammad nói: “Việc đi vòng quanh Ngôi Đền Ka’bah cũng như đi Sa’i (qua lại giữa đồi Safa và Marwah) trong Hajj được qui định là chỉ nhằm để tụng niệm Allah” (Ibnu Abu Shaibah: 15334).