Islam đặt hôn nhân và lập gia đình như một việc làm ngoan đạo

 Gia đình trong Islam

Câu nói thật đúng rằng nhiều gia đình trong thời đại ngày nay là một nhóm các cá nhân mà mỗi người đều có chiếc chìa khóa của riêng mình cho một nhà chung!

Và thật bất hạnh thay rằng có nhiều người đàn ông chạy trốn trách nhiệm đối với vợ hoặc con cái của họ. Và điều gì ngăn cản họ không gánh trách nhiệm sau khi đã hưởng thụ?

Và nếu xu hướng này nổi lên rõ ràng trong thời đại này thì thật ra nó đã lôi kéo một số người từ buổi bình minh của lịch sử. Và trong thực tế, nó là xu hướng quan tâm cá nhân và ích kỷ đáng ghê tởm không mang lại kết quả tốt đẹp đối với các cá nhân và xã hội.

Do đó, Islam đã đến và tập trung, chú trọng hầu hết sự quan tâm của mình cho gia đình. Islam đã đặt ra hệ thống nguyên tắc về gia đình, trong đó qui định rõ quyền và nghĩa vụ của từng thành viên, bởi lẽ ngôi nhà và gia đình trong Islam là trung tâm tuyên truyền và giáo dục được xây dựng để thực thi nhiệm vụ thiêng liêng mang lại sự cải thiện tốt đẹp và lành mạnh cho xã hội.

Khi Kinh Qur’an nói về những dấu hiệu và những ân huệ về con cháu của Adam thì ở phần đầu tiên Ngài đã nhắc đến sự yên bình, tình yêu thương, lòng thương xót và sự bao dung giữa người đàn ông và người phụ nữ của mình.{alertInfo}

Sự tập trung đó được biểu hiện qua các nguyên tắc giáo lý:

1. Islam nhấn mạnh các giáo luật hôn nhân và xây dựng gia đình:

Islam đặt hôn nhân và lập gia đình như một việc làm ngoan đạo và qui định nó là đường lối của các vị Thiên Sứ. Một số vị Bạn đạo của Thiên Sứ Muhammad muốn toàn tâm hành đạo, muốn dành toàn bộ thời gian và cuộc đời cho lễ nguyện Salah và nhịn chay nên không muốn kết hôn lập gia đình. Người đã bảo họ: “Riêng Ta, Ta nhịn chay và Ta ăn uống, Ta dâng lễ nguyện Salah và Ta ngủ, Ta kết hôn với phụ nữ, bởi thế, ai ghét bỏ đường lối của Ta thì người đó không thuộc cộng đồng tín đồ của Ta.” (Albukhari: 4776).

Khi Qur’an nói về các ân huệ cũng như các dấu hiệu của Allah mà Ngài đã ban cho con cháu của Adam (con người) thì Nó đã đề cập trong phần đầu của lời phán đó rằng giữa người đàn ông và vợ của y Ngài đã đặt sự yên bình, tình yêu thương, lòng trắc ẩn và sự thân thiết giữa họ: {Và một trong những dấu hiệu của Ngài là Ngài đã tạo ra từ bản thân các ngươi những người vợ cho các ngươi để các ngươi sống an lành với họ và Ngài đã đặt giữa các ngươi tình yêu thương và lòng bao dung, quả thật trong sự việc đó là những dấu hiệu cho nhóm người biết nghiền ngẫm.} (Chương 30 – Arrum: 21).

Islam ra lệnh tạo sự dễ dàng trong việc kết hôn lập gia đình và Allah hứa sẽ trợ giúp và phù hộ cho những ai muốn kết hôn như Thiên Sứ Muhammad đã nói “Có ba điều đáng được Allah giúp đỡ và phù hộ” và Người kể ra trong đó có điều: “Người kết hôn muốn sự trong sạch (khỏi sự Zina)” (Tirmizdi: 1655).

Islam ra lệnh bảo những thanh niên có ham muốn tình dục cao cũng như có điều kiện kết hôn nên kết hôn lập gia đình bởi vì kết hôn sẽ làm cho họ an bình và không bị áp lực sinh lý nữa, một giải pháp hợp giáo lý cho những ai có ham muốn tình dục cao. 

2. Islam đã cho mỗi thành viên trong gia đình đầy đủ sự tôn trọng, dù nam hay nữ:

Islam đặt vai trò và trách nhiệm to lớn cho người cha, người mẹ trong việc chăm sóc và nuôi dạy con cái. 

Thiên Sứ Muhammad nói: “Mỗi người các ngươi đều là người trông coi nên phải chịu trách nhiệm về những gì mà y có nghĩa vụ phải trông coi, do đó, người lãnh đạo là người trông coi và quán xuyến người dân nên y phải chịu trách nhiệm về họ, người đàn ông là người trông coi và quán xuyến người thân trong gia đình của y nên y phải chịu trách nhiệm về họ, và người phụ nữ là người trông coi và quán xuyến nhà cửa của chồng và con cái nên cô ta phải chịu trách nhiệm về họ, và những người hầu dịch có trách nhiêm trông coi tài sản của người chủ.” (Albukhari: 853).

3. Islam bắt con cái phải kính trọng và yêu quý cha mẹ ông bà, phải cư xử tử tế với họ và chăm sóc họ chu đáo và phải vâng lời họ đến chết: 

Dù cho con cái có lớn tuổi đến dường nào thì họ cũng phải kính trọng cha mẹ, ông bà của họ, phải đối xử tử tế với cha mẹ, ông bà. 

Quả thật, Qur’an đã sắc lệnh việc làm đó cùng với việc thờ phượng Ngài và Ngài nghiêm cấm những lời nói, hành động, cử chỉ và thái độ bất kính đối với cha mẹ. 

Allah phán trong Qur’an: {Và Thượng Đế của Ngươi (Muhammad) sắc lệnh cho các ngươi phải thờ phượng duy nhất một mình Ngài và phải đối xử tử tế với cha mẹ. Nếu một trong hai người họ hoặc cả hai sống chung với các ngươi đến tuổi già thì các ngươi chớ buông tiếng ‘uf’ (âm thanh biểu hiện sự bất kính) với hai người họ, và chớ xua đuổi hai người họ, mà các ngươi phải ăn nói với hai người họ lời lẽ tôn kính. Và hãy đối xử khiêm nhường bằng lòng nhân từ đối với họ, và hãy cầu nguyện: “Lạy Thướng Đế của bề tôi, xin Ngài rủ lòng thương cha mẹ của bề tôi giống như hai người đã thương yêu, nuôi nấng và chăm sóc bề tôi lúc hãy còn bé.} (Chương 17 – Al-Isra: 23, 24).

4. Islam ra lệnh phải đảm bảo các quyền của con cái dù trai hay gái, phải đối xử công bằng giữa chúng trong việc chu cấp và nuôi dưỡng: 

Thiên Sứ Muhammad nói: “Một người sẽ mang tội nếu y không thực hiện nghĩa vụ chu cấp cho người mà y phải có trách nhiệm.” (Abu Dawood: 1692).

Và Người nói riêng về việc chăm lo, chu cấp và nuôi dưỡng cho những đứa con gái: “Người nào có những đứa con gái và y luôn chăm sóc và nuôi dưỡng chúng tử tế thì chúng sẽ là những tấm chắn ngăn cách y với Hỏa Ngục.” (Albukhari: 5649).

5. Người Muslim được sắc lệnh phải hàn gắn mối quan hệ họ hàng thân thích: 

Có nghĩa là một người phải luôn giữ và duy trì mối quan hệ và cư xử tốt với bà con họ hàng bên cha cũng như bện mẹ; đây là một trong các hình thức tuân lệnh và đến gần Allah. Islam cảnh báo việc cắt đứt tình nghĩa họ hàng hoặc đối xử xấu với họ; Islam coi đó là một trong các đại tội. Thiên Sứ của Islam nói: “Người cắt đứt mối quan hệ họ hàng sẽ không được vào Thiên Đàng” (Muslim: 2556).

Islam cấm ăn nói vô lễ cũng như các hành vi bất kính đối với cha mẹ, ngay cả khi nó chỉ là một từ ngữ hoặc một giọng nói cho thấy sự bất mãn đối với hai người họ. {alertInfo}

Mới hơn Cũ hơn
Bài viết liên quan