Kết hôn lập gia đình trong Islam
Kết hôn trong Islam là một
trong những mối quan hệ xã hội thiêng liêng được nhấn mạnh và khuyến khích, và
Islam đã để nó làm đường lối của các vị Thiên Sứ.
Quả thật, Islam đã thực sự quan tâm và chăm sóc tỉ mỉ các qui định của hôn nhân, nghi thức và quyền lợi của đôi vợ chồng với những gì có thể duy trì và bảo vệ mối quan hệ một cách liên tục, ổn định, và hình thành một gia đình thành công, trong đó trẻ em được chăm sóc và nuôi dạy một cách ổn định và trọn vẹn giúp giữ toàn vẹn tôn giáo cũng như ưu việt về mọi mặt trong cuộc sống.
Islam đặt ra những điều kiện bắt buộc cho mỗi người vợ, người chồng để cuộc hôn nhân có giá trị một cách đúng đắn, và những điều lệ đó là:
Các điều kiện của Islam đối với người vợ:
1. Người phụ nữ phải là người
Muslim hoặc người Kinh sách (có nghĩa người Do thái hay người Thiên chúa giáo)
có đức tin nơi tôn giáo của cô ta, tuy nhiên, Islam khuyến khích chúng ta chọn
lấy người phụ nữ Muslim ngoan đạo, bởi vì cô ta sẽ là người nuôi dạy và chăm
sóc cho con cái của bạn, cô ta sẽ hỗ trợ cho bạn trên điều tốt đẹp và ngay
chính, như Nabi (saw) đã nói: “Bởi thế hãy kết đôi với người phụ nữ ngoan đạo,
ngươi sẽ gặt hái được điều tốt đẹp và phúc lành” (Albukhari: 4802, Muslim:
1466).
2. Người phụ nữ phải là người
trinh tiết đức hạnh, cấm kết hôn với người phụ nữ được biết là người dâm loàn
và phạm tội Zina. Allah, Đấng Tối Cao phán: {Các ngươi hãy cưới các phụ nữ tiết
hạnh có đức tin và các phụ nữ tiết hạnh thuộc những người Kinh Sách} (Chương 5
– Al-Ma-idah, câu 5).
3. Người phụ nữ không thuộc những thành phần Mahram như đã được trình bày ở bài Phân loại phụ nữ dưới mối quan hệ với người đàn ông.
Và không được phép
kết hôn cùng lúc với người phụ nữ và chị (em gái) của cô ta hoặc cùng với cô,
dì của cô ta.
Các điều kiện của Islam đối với chồng:
Người chồng phải là người
Muslim, Islam cấm phụ nữ Muslim cưới người Kafir, Islam nhấn mạnh việc chấp nhận
người chồng khi nào phải hội đủ hai thuộc tính sau:
▶ Ngay chính trong đạo.
▶ Phẩm chất và nhân cách tốt.
Thiến sứ của Allah (saw) nói :
“Khi nào người hỏi cưới (con cái, người thân) của các ngươi là người mà các
ngươi hài lòng về tôn giáo và phẩm chất đạo đức của y thì các ngươi hãy gả cho
y” (Tirmizhi : 1084, Ibnu Ma-jah : 1967).
Quyền và nghĩa vụ của người chồng và người vợ
Allah qui định bắt buộc cho mỗi
người vợ, người chồng những quyền và trách nhiệm nhất định, Ngài khuyến khích mỗi
người vợ, người chồng cải thiện và phát triển mối quan hệ vợ chồng cũng như duy
trì và đảm bảo trách nhiệm và nghĩa vụ của đôi bên, và mỗi người vợ, người chồng
không được yêu cầu và đòi hỏi đối phương điều gì ngoài khả năng. Allah, Đấng Tối
Cao phán : {Và họ được hưởng quyền lợi giống như trách nhiệm của họ theo
tiêu chuẩn sống.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 228). Do đó, cần phải có sự thông
cảm, bao dung, để cuộc sống vợ chồng trở nên dễ dàng tốt đẹp và mái ấm gia đình
được trân trọng.
Quyền lợi của người vợ :
1. Quyền được hưởng sự cấp dưỡng và nhà ở:
Người chồng phải có trách nhiệm
và nghĩa vụ chu cấp cho người vợ thức ăn, thức uống, quần áo và những nhu cầu
sinh hoạt bình thường của đời sống, người chồng phải lo chỗ ở thích hợp cho người
vợ ngay cả khi người vợ là người giàu có.
Mức lượng chu cấp: Mức lượng
chu cấp sẽ chiếu theo mức sống bình thường trong thời đại và nơi họ đang sống,
người chồng sẽ chu cấp sao cho phù hợp không phung phí cũng không keo kiệt.
Allah, Đấng Tối Cao: {Người giàu và khá giả sẽ chi tiêu theo sự giàu và khá dả
của mình, và người eo hẹp sẽ chi tiêu theo những gì mà Allah ban cấp cho y.}
(Chương 65 – Attalaq, câu 7).
Sự chu cấp phải được diễn ra
bằng tình yêu và trách nhiệm chứ không được diễn ra trong sự xỉ nhục và gây tổn
thưởng, phải chu cấp bằng hành vi tốt đẹp và nghĩa tình theo tiêu chuẩn của cuộc
sống như Allah đã mô tả, và sự chu cấp không phải là sự bố thí mà là nghĩa vụ
và trách nhiệm của người chồng đối với người vợ theo lẽ tự nhiên.
Việc chu cấp và nuôi dưỡng vợ
và gia đình là việc làm mang lại ân phước và công đức rất lớn trong Islam. Nabi
(saw) nói: “Khi nào người Muslim chu cấp cho gia đình của y bằng tấm lòng và đức
tin thì sự chu cấp là Sadaqah (việc thiện mang lại công đức và ân phước)”
(Albukhari: 5036, Muslim: 1002). Và Người (saw) có nói: “Quả thật ngươi chu cấp vì
Allah thì sẽ được Ngài ban ân phước dù chỉ là một miếng ăn ngươi cho vào miệng
của vợ mình” (Albukhari: 56, Muslim: 1628). Và ai không chu cấp hoặc cắt giảm sự
chu cấp trong khi có khả năng thì y đã phạm vào một đại tội, như Nabi (saw) đã nói:
“Một người sẽ mang tội nếu y không thực hiện nghĩa vụ chu cấp cho người mà y phải
có trách nhiệm” (Abu Dawood: 1692).
2. Đối xử tử tế:
Cư xử bằng phẩm chất dạo đức,
cử chỉ nhẹ nhàng và ân cần, lời nói êm dịu, thông cảm và bao dung những lỗi lầm
cũng như những khiếm khuyết không thể trách khỏi của mỗi người. Allah, Đấng Tối
Cao phán: {Các ngươi hãy sống tử tế với họ bởi vì nếu như các ngươi ghét bỏ họ
thì có lẽ các ngươi ghét một sinh vật mà Allah đã ban cho nó nhiều điều tốt
lành.} (Chương 4 – Annisa’, câu 19).
Thiên Sứ của Allah (saw) nói:
“Người có đức tin hoàn thiện nhất là người có phẩm chất đạo đức tốt nhất, và
người tốt nhất trong các ngươi là người đối xử với phụ nữ của y bằng phẩm chất
đạo đức tốt nhất” (Tirmizhi: 1162).
Thiên Sứ của Allah (saw) nói: “Quả
thật người có đức tin hoàn thiện là người có phẩm chất đạo đức tốt nhất và đối
xử tử tế với vợ của y” (Tirmizhi: 2612, Ahmad: 24677).
Thiên Sứ của Allah (saw) nói: “Người tốt nhất trong các ngươi là người đối xử tử tế nhất với vợ của y và Ta tốt nhất trong các ngươi trong việc đối xử tử tế với vợ của Ta” (Tirmizhi: 3895).
Một vị Sahabah đã hỏi Thiên Sứ
của Allah (saw), nói: Thưa Thiên Sứ của Allah, trách nhiệm của một ai đó trong
chúng tôi đối với vợ của y là gì? Người (saw) nói: “Rằng ngươi hãy cho cô ta ăn khi
ngươi ăn, hãy cho cô ta quần áo khi mặc quần áo, chớ đừng đánh vào mặt của cô
ta, đừng chửi rủa cô ta và đừng bỏ mặc cô ta ngoại trừ ở trong nhà” (Abu
Dawood: 2142).
3. Dịu dàng và kiên nhẫn:
Bắt buộc phải tính đến việc bản
chất tự nhiên của phụ nữ khác với bản chất tự nhiên của đàn ông, phải xem xét mọi
khía cạnh của cuộc sống, bởi quả thật không ai không có sai sót và khuyết điểm,
cho nên chúng ta cần phải kiên nhẫn, chịu đựng và nhìn vấn đề theo hướng tích cực,
Allah, Đấng Tối Cao đã lưu ý vợ chồng rằng phải nhìn mọi khía cạnh một cách
tích cức, Ngài phán: {Và các ngươi chớ quên đối xử độ lượng giữa các ngươi với
nhau} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 237).
Và Thiên Sứ của Allah (saw) nói: “Người có đức tin nam chớ ghét bỏ người có đức tin nữ, nếu y ghét một khuyết điểm nào đó của nàng thì hãy hài lòng một ưu điểm khác của nàng” (Muslim: 1469).
Nabi Muhammad (saw) nhấn mạnh việc quan tâm phụ nữ và đối xử tử tế với họ đồng thời lưu ý đến
tâm lý tự nhiên cũng như cảm xúc của phụ nữ khác biệt với đàn ông, và rằng sự
khác biệt này là sự tích hợp và yếu tố hòa nhập cho các gia đình, và nó không
nên là lý do để chia rẽ và ly hôn, như Nabi (saw) đã nói: “Các ngươi hãy chấp nhận
những khuyết điểm của phụ nữ, quả thật, phụ nữ được tạo ra từ xương sườn, nàng
sẽ không bao giờ thẳng trên con đường, nếu ngươi đã tận hưởng với nàng thì
ngươi hãy tận hưởng với nàng và hãy tận hưởng với sự cong quẹo nơi nàng, còn nếu
ngươi ráng chỉnh nàng cho thẳng thì sẽ làm gãy nàng, và làm gãy nàng chính là
ly dị nàng” (Albukhari: 3153, Muslim: 1468).
4. Ngủ đêm:
Đàn ông nên ngủ đêm bên cạnh
người phụ nữ của y, bắt buộc y phải làm như thế ít nhất mỗi bốn ngày một đêm,
giống như y phải chia đều giữa các người vợ của y nếu như y cưới nhiều hơn một
vợ.
5. Bảo vệ nàng vì nàng là người thân và danh dự của bạn:
Khi người đàn ông kết hôn với
người phụ nữ thì cô ta trở thành người thân của y, y phải có trách nhiệm bảo vệ
cho người thân và danh dự của y cho dù phải hy sinh cả tính mạng bởi Nabi (saw) đã
nói: “Ai bị giết vì để bảo vệ vợ của mình thì y là Shaheed (hy sinh vì con đường
chính nghĩa của Allah)” (Tirmizhi: 1421, Abu Dawood: 4772).
6. Không được tiết lộ chuyện thầm kín của vợ chồng:
Người đàn ông không được phép
nói với người khác về chuyện riêng tư của vợ mình cũng như tiết lộ những gì thầm
kín giữa đôi vợ chồng cho mọi người. Nabi (saw) nói: “Quả thật, người xấu xa nhất
nơi Allah vào Ngày Phục Sinh là người đàn ông ăn nằm với người phụ nữ của y rồi
đem chuyện thầm kín của nàng tiết lộ cho mọi người” (Muslim: 1437).
7. Không được vượt quá giới hạn được giáo luật qui định đối với người phụ nữ:
Quả thật, Islam đã đặt ra một
phương pháp cứu vãn các vấn đề với các giáo điều sau:
Nên cứu vãn tình hình bằng cuộc
đối thoại trao đổi, khuyên nhủ, và nhắc nhở để sửa sai.
Người chồng được phép không
nói chuyện với vợ nhưng không quá ba ngày, được phép không ngủ chung với vợ
nhưng không ra khỏi nhà.
A’ishah nói: “Thiên Sứ của
Allah không từng đánh người phụ nữ nào cũng như người nô lệ nào ngoại trừ Người
chiến đấu cho con đường chính nghĩa của Allah”.
8. Dạy bảo và khuyên nhủ vợ:
Người chồng có quyền ra lệnh
và ngăn cấm vợ của mình, y có trách nhiệm dẫn dắt vợ của mình đến với Thiên
Đàng và giúp họ tránh khỏi Hỏa Ngục, sai khiến cũng như thúc giục vợ làm những
nghĩa vụ tôn giáo và ngăn cản nàng làm điều Haram, và người phụ nữ cũng vậy phải
nghe lời khuyên nhủ của chồng và phải hưởng ứng theo chồng về những gì tốt đẹp,
phải chăm sóc và dạy bảo con cái thành người tốt và ngoan đạo. Allah, Đấng Tối
Cao phán: {Hỡi những người có đức tin! Hãy giữ gìn và trông coi bản thân và gia
đình của các ngươi tránh khỏi lửa của Hỏa ngục!} (Chương 66 – Attahri-m, câu
6). Nabi (saw) nói: “Người đàn ông là người trông coi quán xuyến vợ của mình và y
phải có trách nhiệm đối với vợ của y” (Albukhari: 2416, Muslim: 1829).
9. Phải tuân thủ theo đúng điều kiện của vợ:
Nếu người phụ nữ giao điều kiện
về những điều không cấm kỵ trong giáo lý trong suốt quá trình giao ước kết hôn
chẳng hạn như nàng giao điều kiện là phải có nhà như thế này, phần chu cấp phải
như thế này và người chồng chấp nhận các điều kiện thì bắt buộc y phải tuân thủ
thực hiện. Và đây là những điều mà giáo luật Islam bắt buộc phải thực hiện và
tuân thủ và bởi vì hôn ước là một trong những cuộc giao ước trọng đại cần giữ
chữ tín. Nabi r nói: “Những điều kiện giao ước đáng để các ngươi phải thực hiện
là những gì khiến các ngươi hợp thức hóa trong tình dục” (Albukhari: 4856,
Muslim: 1418).
Quyền của người chồng:
1. Phải được vâng lời một cách hợp giáo lý:
Allah làm cho người đàn ông
cao hơn phụ nữ một bậc, có nghĩa là người đàn ông có quyền ra lệnh cho người vợ,
có quyền hướng dẫn và quán xuyến nàng, giống như người bảo hộ có quyền đối với
người được bảo hộ, và Allah đã đặt người đàn ông trong một vai trò và vị trí
cao hơn phụ nữ bởi vì người đàn ông phải có trách nhiệm lo toan về mặt tài
chính. Allah, Đấng Tối Cao phán: {Người đàn ông phải có trách nhiệm bảo vệ và
che chở cho phụ nữ bởi những ân phúc mà Allah đã ban cho họ vượt trội lẫn nhau
và phải có trách nhiệm chu cấp cho họ (phụ nữ) từ nguồn tài sản của họ (đàn
ông).} (Chương 2 – Annisa’, câu 34).
2. Người chồng được quyền hưởng thụ:
Một trong các quyền của người
chồng đối với vợ của y là y được quyền hưởng thụ từ nàng tức quan hệ tình dục,
và giáo lý khuyến khích người vợ chưng diện và làm đẹp để sẵn sàng cho cuộc vui
vợ chồng, và nếu người vợ không đáp lại yêu cầu của chồng trong vấn đề tình dục
thì người vợ đã phạm vào đại trọng tội trừ phi có lý do chính đáng được giáo luật
qui định chẳng hạn như do có kinh nguyệt, nhịn chay bắt buộc, bệnh hoạn và những
gì tương tự. Thiên Sứ của Allah (saw) nói: “Khi nào người đàn ông mời gọi vợ của y
lên giường nhưng nàng từ chối (không có lý do chính đáng) làm cho y buồn lòng
suốt đêm thì các Thiên thần sẽ nguyền rủa cô ta cho đến sáng” (Albukhari: 3065,
Muslim: 1436).
3. Người vợ không được phép cho người mà chồng cô ta không thích vào trong nhà:
Một trong các quyền của người chồng đối với vợ của y là cô ta không được cho ai mà chồng không thích vào nhà. Thiên Sứ của Allah r nói: “Người phụ nữ không được phép nhịn chay (khuyến khích) trong khi chồng vẫn đang ở cùng với cô ta trừ phi y cho phép, và cô ta cũng không được cho bất cứ ai vào nhà của y trừ phi y cho phép” (Albukhari: 4899).
4. Người vợ không được rời khỏi nhà trừ phi có phép của người chồng:
Một trong những quyền của chồng
đối với vợ của anh ta là cô ta không được đi ra khỏi nhà trừ phi có sự đồng ý của
anh ta, dù là sự đồng ý riêng biệt cho việc rời khỏi nhà hoặc là sự đồng ý
chung chung cho việc rời khỏi nhà để làm việc và nhu cầu sinh hoạt.
5. Người vợ phục vụ và hầu hạ cho chồng:
Giáo lý Islam khuyến khích
người vợ phục vụ và hầu hạ cho chồng của cô ta một cách đúng mực như nấu ăn và
đảm đang việc nội trợ trong nhà.