Qua sự nhịn chay, người Muslim y rèn luyện bản thân đạt được khả năng kiểm soát và chế ngự dục vọng và lòng ham muốn của bản thân.
Tất cả chúng ta đều lấy làm ngạc nhiên đối với ai đó kiềm chế được chính mình, y có thể kiêng cử thức ăn các loại để bảo vệ sức khỏe của y cũng như để giảm cân hoặc để thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Chúng ta coi đó là một thành công về khả năng
kiểm soát và chế ngự được những ham muốn để đạt được mục tiêu lớn hơn và quan
trọng hơn.
Islam áp đặt cho mỗi tín đồ Muslim nghĩa vụ nhịn chay mục đích để nhắc nhở họ nghĩ đến sự thiếu thốn và đói khát của những mảnh đời bần hàn, nghèo khổ.
Qua sự
nhịn chay, người Muslim y rèn luyện bản thân đạt được khả năng kiểm soát và chế ngự dục vọng
và lòng ham muốn của bản thân còn hơn thế vì muốn chấp hành các mệnh lệnh được
Đấng Tối Cao.
Nhịn chay là trụ cột
thứ tư trong năm trụ cột nền tảng của tôn giáo Islam. Islam yêu cầu người tín đồ
có khả năng nhịn chay nhịn ăn, uống và quan hệ vợ chồng từ lúc rạng đông cho đến
hoàng hôn, mỗi ngày trong tháng Ramadan, tháng chín của niên lịch Islam.
Kinh Qur’an cho
chúng ta biết rằng việc nhịn chay đã được sắc lệnh đối với các cộng đồng trước
đây mặc dù đôi khi theo những cách khác nhau, tuy nhiên, ý nghĩa của nó vẫn
không thay đổi, đó là: thể hiện sự thờ phượng Allah và khẳng định lòng ngay
chính và kính sợ đối với Ngài.
Allah, Đấng Tối
Cao phán trong Qur’an: {Hỡi những ai có đức tin, việc nhịn chay đã được sắc lệnh
cho các ngươi giống như nó đã được sắc lệnh cho những người trước các ngươi,
mong rằng các ngươi sẽ ngay chính biết kính sợ Allah.} (Chương 2 – Albaqarah:
183).
Khi người Muslim chiến thắng được các nhu cầu được phép của bản thân trong một vài giờ nhất định mỗi ngày của một số ngày ấn định thì y sẽ làm chủ được chính mình, y có khả năng kiểm soát và chế ngự được dục vọng của bản thân, y có thể ngăn chặn bản thân rơi vào những ham muốn bị nghiêm cấm trong các hoàn cảnh còn lại của cuộc sống.
Cũng chính vì lẽ này, Thiên Sứ Muhammad đã lưu ý rằng ai không rèn luyện được
đạo đức cũng như tinh thần ngoan đạo sau cuộc nhịn chay thì sự nhịn chay của y
chẳng có ý nghĩa gì, Người nói: “Ai không từ bỏ lời nói cũng như các hành động
xàm bậy thì hãy biết rằng Allah đâu cần đến việc y từ bỏ thức ăn, thức uống của
y” (Albukhari: 1804).
Vị Nabi của Islam đã lưu ý các tín đồ Muslim rằng bất cứ ai trong số họ không thay đổi được thực trạng xấu của bản thân cũng như không cải thiện được đạo đức của mình sau cuộc nhịn chay thì cuộc nhịn chay đó trở nên vô nghĩa.
Cơn đói, cơn khát
của người nhịn chay là động lực lớn nhất khiến họ sẵn lòng giúp đỡ những người
nghèo và đói rách, những người mà họ không thể tìm thấy thức ăn và đồ uống dù họ
rất muốn.