Các giáo luật của Islam về thức ăn và đồ uống
Thường câu hỏi đầu tiên được đặt ra từ những ai muốn
khám phá Islam là: tại sao họ bị cấm uống rượu và ăn thịt heo?
Để trả lời cho câu hỏi đó thì phải làm rõ một điều:
Qur’an cho phép người Muslim dùng tất cả những gì có
lợi trên trái đất. Quả thật, trong Qur’an có một câu Kinh đã trình bày rõ điều
này rằng Ngài đã tạo hóa cho chúng ta tất cả mọi thứ để chúng ta sử dụng.
(Chương 2 – Albaqarah, câu 29).
Thức ăn, thức uống và tất cả mọi thứ đều được phép
dùng ngoại trừ những gì mà Qur’an cho là gớm ghiếc và có hại đến sức khỏe hoặc
làm mất đi ý thức, nhưng có lẽ điều mà bạn quan tâm muốn biết nhất là thịt heo
và rượu sao bị cấm.
Heo (lợn)
Việc cấm ăn thịt heo được nói một cách cụ thể trong Qur’an mặc dù loài heo đã không được biết đến đối với cư dân Ả Rập trong thời điểm đó. Một số người ngạc nhiên bởi lệnh cấm này và chỉ trích nhưng lại không biết rằng đây không phải là điều luật đối với riêng người Islam mà nó cũng là điều luật cho cả người Do Thái. Và các văn bản giáo lý về điều luật này đã được nói đến trong Kinh Cựu Ước. Không những thế, một điều thật ngạc nhiên rằng có nhiều học giả của các tôn giáo đã khẳng định rằng thịt lợn cũng bị cấm trong Thiên Chúa giáo với những văn bản rõ ràng từ Kinh Tân Ước. Tuy nhiên, điều luật cấm thịt heo đã được bóp méo và thay đổi sau đó, xem: (Phúc Âm Mark 5 / 11-13, Matthew 67, Peter II Apostle 2/22, Luke 15/11).
Điều gì cản trở Allah thử thách chúng ta bằng sự
nghiêm cấm một số thức ăn sau khi Ngài đã cho phép chúng ta rất nhiều thức ăn
khác để Ngài kiểm tra đức tin và sự tuân lệnh của chúng ta đối với Ngài? Điều
này chẳng phải cũng giống như việc Ngài thử thách Adam qua việc cấm Người đến gần
một cái cây sau khi Ngài cho phép Người ăn thỏa thích những thứ tốt lành trong
Thiên Đàng?
Rượu và cồn
Chống lại các dịch bệnh, những căn bệnh đã hủy hoại
cuộc sống con người cũng như việc đặt ra các qui định nghiêm ngặt để bảo vệ sức
khỏe con người và cuộc sống của họ là một trong những việc làm quan trọng nhất
của các quốc gia và các chính phủ, và bất kỳ sự sơ xuất và khiếm khuyết nào
cũng đều gây ảnh hưởng xấu đến cá nhân và xã hội.
Các thông tin có thể gây sốc cho tất cả chúng ta rằng
theo các tài tiệu nghiên cứu như báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một
nghiên cứu được tiến hành bởi trường đại học Oxford công bố trên tạp chí Nature
(ngày 15 tháng 3 năm 2012 – Nature 483 – 257).
Theo báo cáo Tổ chức Y tế Thế giới 11/2/2011, số lượng nạn nhân do rượu hàng năm nhiều hơn so với số nạn nhân của bệnh AIDS, sốt rét và lao cộng lại, và gần gấp ba lần các nạn nhân của tất cả các cuộc chiến tranh, diệt chủng và khủng bố trong năm đó ... Và dưới đây là một vài số liệu chứng minh cho cuộc nghiên cứu đó qua các báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO.
Số người chết mỗi năm do nghiện rượu là hơn hai tỷ
rưởi người, trong đó 320.000 người là những người trẻ tuổi có độ tuổi từ 15 –
29. Nguyên nhân cho cái chết mỗi năm trên khắp thế giới đều liên quan đến rượu
bia, chiếm 9% trong tổng số ca tử vong hàng năm.
Một cuộc nghiên cứu Mỹ cho thấy hàng năm có tới
700.000 sinh viên đại học phải chạm trán với sự tấn công từ các sinh viên khác,
những người đã uống quá nhiều rượu.
Báo cáo của một bài báo cho thấy vào năm 2001 có 80%
tội phạm bạo lực ở các thanh niên tại Estonia đều có liên quan đến việc uống rượu
bia quá mức.
Một phần tư các vụ giết người trên thế giới đều có liên quan đến rượu.
Tất cả các dữ liệu và báo cáo của Tổ chức Y tế Thế
giới WHO kêu gọi tất cả các nước có những biện pháp cũng như đặt ra các luật
nghiêm ngặt để giảm thiểu hoặc ngăn chặn những bi kịch hàng ngày do rượu gây ra.
Chỉ trong một năm duy nhất tại Anh quốc:
Có gần một triệu tội phạm bạo lực liên quan đến rượu.
Quả thật, theo ước tính thì khoảng một nửa số tội phạm bạo lực nói chung có
liên quan đến rượu.
Liên quan đến rượu, có gần 7 triệu ca chăm sóc tai nạn và các tình trạng khẩn cấp trong bệnh viện, chi phí mỗi năm khoảng 650 triệu bảng Anh.
Tổng chi phí của thuế cho các tội phạm và bạo loạn liên quan đến rượu mà số tiền nộp phạt mỗi năm trong khoảng từ 8 đến 13 tỷ bảng Anh.
Qur’an đã xử trí thế nào đối với rượu và các chất có cồn?
Islam không chờ đợi các báo cáo của Tổ Chức Y tế Thế
giới để khám phá tác hại của rượu đối với cá nhân và xã hội ... bởi vì Đấng tạo
hóa ra con người am tường và hiểu rõ điều gì là tốt cho cuộc sống con người và
xã hội của họ.
Quả thật, Islam đến với người Ả Rập trong lúc họ là
những người rất yêu thích uống rượu. Trong thời của họ lúc bấy giờ, rượu rất đa
dạng, là thú vui bật nhất của họ ... họ thể hiện niềm tự hào với nhau bằng rượu
và rượu có thể làm cho họ chi tiêu hết tiền bạc một cách không ngần ngại.
Kinh Qur’an giải quyết vấn đề cấm rượu theo cách rất
logic của công lý khi khẳng định rượu có một số lợi ích, có thể tìm thấy ở rượu
sự thoải mái và niềm vui khi cơn đau buồn và phiền não tan biến … nhưng tác hại
và hậu quả của nó là khủng khiếp và đáng sợ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe, các hành vi tội phạm cho cá nhân và xã hội. Qur’an nói: {Họ hỏi Ngươi
(Muhammad) về rượu và cờ bạc. Hãy bảo họ: Trong hai điều đó vừa có một tội lớn
vừa có một vài cái lợi cho nhân loại, nhưng tội của hai thứ đó lớn hơn cái lợi
của chúng mang lại.} (Chương 2 – Albaqarah: 219).
Sau đó, Qur’an mới xác nhận việc nghiêm cấm rượu và
bảo rằng đó thuộc việc làm của Shaytan khiến mọi người trở nên thù địch và oán
hận lẫn nhau. Qur’an hỏi mọi người {Thế các ngươi không chịu ngưng hay sao?}
(Chương 5 – Al-Ma-idah: 91) thì mọi người nói: chúng tôi đã ngưng ... chúng tôi
đã ngưng. Thế là họ cùng nhau đổ rượu bỏ trên các con đường phố của Madinah để
đáp lại mệnh lệnh của Allah trong Qur’an.