Zakat (thuế an sinh cho người nghèo) trích 2,5% từ tổng tài sản sở hữu

 Ngài qui định việc Zakat là trụ cột nền tảng thứ ba trong các trụ cột nền tảng của Islam.
 

Mọi người đều chắc chắn rằng phải có một giải pháp song phương cho hai thái cực của sự giàu có quá mức và nghèo đói tột cùng. Và khoảng cách giữa người giàu và người nghèo càng lớn thì sự xói mòn của xã hội về tỷ lệ đối mặt với hành vi xấu và tội ác cũng như sự tan rã càng lớn. Quả thật, đã có nhiều dạng hệ thống phương pháp về kinh tế, triết lý trí tuệ cũng như các hệ thống luật được thiếp lập trong việc điều trị vấn đề này và Islam đối phó với vấn đề này như thế nào?

                  Zakat (thuế an sinh cho người nghèo) không phải mang ý nghĩa rằng người giàu tốt hơn người nghèo mà đó được xem là quyền lợi chính đáng của người nghèo được lấy từ tài sản và của cải của người giàu. Phần quyền lợi đó chính là phúc lợi xã hội dành cho người nghèo; và những người khó khăn thiếu thốn sẽ hưởng được quyền lợi này mà không cần phải xin xỏ.

Allah sắc lệnh bắt các tín đồ Muslim giàu có mỗi năm phải trích 2,5% từ tổng tài sản sở hữu được để chi cho các nhu cầu của những người nghèo và khó khăn. Và Ngài qui định việc làm này là trụ cột nền tảng thứ ba trong các trụ cột nền tảng của Islam. 

Zakat không phải là việc làm từ thiện mang tính tự nguyện từ lòng hảo tâm của người giàu đối với người nghèo mà đó là quyền lợi của người nghèo mà người giàu có nghĩa vụ phải chi cho họ. Việc làm này sẽ giúp giải quyết nhu cầu của người nghèo mà họ không cần phải đi van xin và hạ thấp mình trước những người giàu.

Trong Kinh Qur’an có nói rằng quả thật hình ảnh những ai chi dùng tiền bạc và tài sản của họ nhằm mục đích làm hài lòng Allah giống như hình ảnh của một hạt lúa mì được gieo xuống và nó mọc lên cây lúa mì gồm bảy nhánh và mỗi nhánh có tới 100 hạt, có nghĩa là một hạt được nhân lên đến bảy trăm lần, không ngừng lại đó, Allah sẽ gia tăng thêm nữa cho những ai thành tâm và chân thật vì Ngài trong việc chi dùng tài sản của họ, bởi lẽ Allah là Đấng Quảng Đại, Rất Mực Rộng Lượng.

{Hình ảnh của những người chi dùng tiền của và tài sản của họ cho con đường chính nghĩa của Allah giống như một hạt giống trổ ra bảy nhánh bông, mỗi nhánh bông trổ ra một trăm hạt. Và Allah sẽ nhân lên thêm nữa cho những ai Ngài muốn bởi vì Allah là Đấng Quảng Đại, Bao La và Biết hết mọi việc.} (Chương 2 – Albaqarah: 261).

Qur’an cho chúng ta biết rằng việc chi tiền của cho những người nghèo khó là sự tẩy sạch và thanh lọc bản thân, Allah phán với vị Thiên Sứ của Ngài: {(Hỡi Sứ giả!) Hãy nhận lấy của bố thí từ tài sản của họ để tẩy sạch và thanh lọc họ.} (Chương 9 – Attawbah: 103). 

Qur’an cũng cho chúng ta biết rằng người nào keo kiệt không chi phần bắt buộc cũng như không giúp đỡ người nghèo và khó khăn thì y là người thất bại thảm hại bởi vì y đang keo kiệt với chính bản thân y về niềm hạnh phúc ở thế gian và ở cõi Đời Sau.

Trong Kinh Qur’an có nói: {Này các ngươi, các ngươi là những người được kêu gọi chi dùng tài sản của các ngươi cho chính nghĩa của Allah nhưng trong các ngươi có một số keo kiệt. Và ai keo kiệt thì quả thật y chỉ keo kiệt với chính bản thân y mà thôi bởi vì Allah là Đấng Giàu Có và Đầy Đủ còn các ngươi mới là những kẻ nghèo hèn. Và nếu các ngươi quay lưng thì Ngài sẽ đưa một đám người khác đến thay thế các ngươi rồi họ sẽ không giống như các ngươi.} (Chương 47 – Muhammad: 38).

                     Kinh Qur’an ví những người nỗ lực chi dùng tài sản của họ vì sự hài lòng của Allah giống như hình ảnh của một hạt lúa mì được gieo trồng xuống đất rồi nó mọc lên và cho ra bảy nhánh bông, và mỗi nhánh bông cho ra một trăm hạt, rồi sau đó chúng được nhân lên đến bảy trăm lần.

Việc áp dụng trụ cột vĩ đại này của Islam sẽ nhận ra được khái niệm về an sinh xã hội và sự cân bằng tương đối giữa các tầng lớp xã hội. Việc xuất Zakat cho những người cần sẽ làm cho xã hội không còn tồn tại chế độ độc quyền trong tài chính và mỗi cá nhân sẽ đều có được sự ổn định trong an sinh xã hội, và điều này đã xảy ra trong lịch sử vào thời kỳ ban đầu của người Muslim rằng một người mang túi tiền Zakat đi quanh trong xứ để tìm người cần trợ cấp nhưng không tìm thấy ai cả.

Việc xuất Zakat tạo ra sự gắn kết hữu nghị giữa cá nhân với nhau, bởi vì bản chất con người vốn yêu thích được đối xử tử tế, yêu thích được chia sẻ những điều tốt đẹp. Chính vì thế mà cộng đồng tín đồ Muslim luôn sống đoàn kết yêu thương nhau, họ giống như một khối kiến trúc được kết chặt với nhau từ những thành phần vật liệu khác nhau. Và việc xuất Zakat còn giúp hạn chế nạn trộm cắp và cướp bóc.

Mới hơn Cũ hơn
Bài viết liên quan