Islam có năm trụ cột chính rõ ràng mà một người Muslim nhất nhất phải tuân theo để chứng tỏ họ đích thực là một tín đồ Muslim.
Nền tảng thứ nhất: Câu chứng ngôn Laa i laa ha il lolloh wa Muhammad ro su lul loh
Đây là câu chứng ngôn đức tin đầu tiên bắt buộc một người phải nói khi muốn gia nhập vào Islam, nói:
{Ash ha du al laa i laa ha il lol loh, wa ash ha du an na Mu ha ma danh ‘ab dul lo hi wa ro su luh}
Một lòng tin tưởng vào tất cả ý nghĩa của nó, như chúng tôi đã giải thích ở trên.
Một lòng tin rằng Allah là Thượng Đế duy nhất, Ngài không sinh ra ai và cũng không do ai sinh ra, và không có một ai (cái gì) có thể so sánh cùng Ngài.
Rằng Ngài là Đấng Tạo Hóa và tất cả những thứ khác đều là tạo vật được Ngài tạo ra, chỉ một mình Ngài là Thượng Đế đáng được tôn thờ. Vì vậy, không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoại Ngài, không có Đấng Chúa Tể đích thực nào ngoài Ngài.
Đồng thời, một lòng tin là Muhammad là nô lệ và là Sứ Giả của Allah, Người nhận được lời mặc khải của Ngài thiên khải xuống từ trời để truyền đạt lại thông điệp của Allah về mệnh lệnh và điều cấm của Ngài.
Theo đó, bắt buộc phải toàn tâm tin vào thông
tin Người báo, tuân theo mệnh lệnh của Ngài và tránh xa mọi điều Người cấm và
khiển trách.
Nền tảng thứ hai: Duy trì Salah
Lễ nguyện Salah là đặc điểm nổi bậc nhất của sự nô dịch và việc phục tùng Allah Tối Cao.
Vì vậy, việc một nô lệ đứng khiêm nhường xướng đọc thuộc lòng Qur’an và tôn vinh Allah với đủ mọi cách tụng niệm và tán dương, cúi người Ruku’ vì Ngài, cúi lạy Ngài, réo gọi Ngài, cầu xin thiên lộc vĩ đại nơi Ngài. Đây mối liên lạc giữa một nô lệ và Thượng Đế của mình, Đấng đã tạo hoá ra mình, Ngài biết rõ điều âm thầm và điều công khai, cũng như mọi cử động của họ trong quỳ lạy.
Đây là nguyên nhân mà một nô lệ có được tình yêu của Allah, được Ngài sát cánh, được Ngài hài lòng.
Còn ai từ bỏ Salah thể hiện lòng kiêu ngạo trước việc thờ phượng Allah là họ đã bị Allah nổi giận, bị Ngài nguyền rủa và bị trục xuất khỏi tôn giáo Islam.
Theo đó, bắt buộc tín đồ Muslim năm lần
hành lễ trong ngày, bao gồm đứng và đọc thuộc lòng chương Al-Fatihah:
Phiên âm:(1) (Bis mil la hir roh ma nir ro h.i.m (2) Al ham đu lil la hi rab bil ‘a la m.i.n (3) Ar roh ma nir ro h.i.m (4) Maa li ki dâu mid d.i.n (5) I da ka na' bu đu va i da ka nas ta ‘i.n (6) Eh đi nos si ro tol mus ta q.i.m (7) Si ro tol la zdi na anh ‘am ta ‘a lay him ghoi ril magh dhu bi ‘a lay him wa lodh dh.o.l l.i.n) (chương 1 – Al-Fatihah)
Ý nghĩa: (1) Nhân Danh Allah, Đấng Độ Lượng, Đấng Khoan Dung.(2) Alhamdulillah (xin tạ ơn, ca ngợi và tán dương Allah), Thượng Đế của vũ trụ và vạn vật.(3) Đấng Độ Lượng, Đấng Khoan Dung.(4) Đấng Toàn Quyền của Ngày Thưởng Phạt.(5) Duy chỉ Ngài bầy tôi thờ phượng và duy chỉ Ngài bầy tôi cầu xin phù hộ và trợ giúp.(6) Xin Ngài hướng dẫn bầy tôi đến với con đường ngay chính,(7) Con đường của những người đã được Ngài ban cho ân huệ, không phải con đường của những kẻ đã bị Ngài giận dữ và cũng không phải con đường của những kẻ lạc lối.
Và đọc thuộc lòng tiếp bất kỳ câu nào đã thuộc trong Kinh
Qur'an, bao gồm việc Ruku’ (cúi người về trước), quỳ lạy, cầu xin Allah, vĩ đại
hoá Ngài mà nói “Ol lo hu ak bar”, vinh danh Ngài trong Ruku’ mà nói: “Sub ha
na rab bi dal ‘a z.i.m” và trong quỳ lạy thì nói: “Sub ha na rab bi dal ‘a la”.
Trước khi cầu nguyện, người hành lễ Salah cần phải tẩy sạch
các tạp chất (từ nước tiểu và phân) ra khỏi cơ thể, quần áo và nơi đứng hành lễ
bằng việc lấy Wudu với nước, bao gồm việc rửa mặt, hai tay, lau đầu, sau đó rửa
hai bàn chân.Trường hợp bị Junub (sau ân ái vợ chồng) thì cần phải tắm rửa sạch
toàn bộ cơ thể của mình với nước.
Nền tảng thứ ba: Zakat (thuế an sinh)
Đó là một tỷ lệ phần trăm nhất định trong tổng số tiền có được mà Allah áp đặt lên người giàu để trao cho người nghèo, người thiếu thốn, những người xứng đáng của xã hội, để giải tỏa nhu cầu và nâng cao đời sống của họ.
Số tiền phải Zakat là 2,5% trên tổng tài sản, đem chia cho người xứng đáng
hưởng nó.
Trụ cột này là lý do tạo ra sự lan tỏa của tình đoàn kết
xã hội giữa các thành viên trong xã hội với việc gia tăng tình yêu thương, sự
thân thiện và sự hợp tác giữa mọi người, cũng như xóa bỏ mọi thù hằn và ác cảm
giữa tầng lớp người nghèo với tầng lớp người giàu trong xã hội, và cũng là một
lý do chính cho sự tăng trưởng và thịnh vượng của nền kinh tế và sự di chuyển của
tiền tệ một cách hợp lý và khả năng tiếp cận của nó đối với mọi tầng lớp trong
xã hội. Zakat bắt buộc đối với nhiều loại tài sản như tiền mặt, gia súc, trái quả,
ngũ cốc, hàng hóa, v.v. với tỷ lệ vốn khác nhau cho mỗi loại.
Nền tảng thứ tư: Nhịn chay Ramadan
Nhịn chay: Là kiêng ăn uống vàkhông
sinh hoạt vợ chồng bằng định tâm thờ phượng Allah kể từ bình minh đến hoàng
hôn.
Tháng Ramadan là tháng bắt buộc nhịn, đó là tháng 9 theo lịch mặt trăng, đây còn là tháng mà Kinh Qur’an bắt đầu được thiên khải xuống cho Thiên Sứ (saw).
Allah
Tối Cao phán:
{Tháng Ramadan là tháng mà Qur’an được ban
xuống làm nguồn hướng dẫn cho nhân loại, trình bày rõ ràng về sự hướng dẫn và
là tiêu chuẩn phân biệt (phúc và tội, chân lý và ngụy tạo). Vì vậy, ai trong
các ngươi chứng kiến tháng này (khi đang ở nhà) thì phải nhịn chay nguyên
tháng.} (chương 2 – Al-Baqarah: 185)
Trong số những lợi ích tuyệt vời của việc nhịn chay là làm quen với tính kiên nhẫn và củng cố Taqwa (lòng mộ đạo) và đức tin trong tim, bởi vì nhịn chay là điều bí mật giữa một nô lệ và Allah, khi mà con người có thể ăn uống khi ở một mình mà không ai biết được mình đã xả chay.
Với một người chủ động bỏ điều đó để thờ phượng Allah và tuân theo mệnh lệnh của Ngài duy nhất, không tổ hợp với Ngài bất cứ gì, và anh ta biết rõ chỉ có Allah mới có thể nhìn thấy anh ta trong sự thờ phượng này, điều đó là lý do để anh ta gia tăng đức tin và Taqwa, và điều đó là lý do tại sao phần thưởng của những người nhịn chay là rất lớn đối với Allah.
Đúng hơn, có hẳn một cánh cửa dành riêng cho người nhịn chay trên Thiên Đàng được gọi là cửa Ar-Rayyan.
Một người Muslim có thể nhịn chay tự nguyện vào bất cứ lúc nào
ngoài tháng Ramadan, tất cả các ngày trong năm, trừ hai ngày ‘Eid Al-Fitri và
‘Eid Al-Adhha.
Nền tảng thứ năm: Hành hương Hajj tại ngôi Đền Ka’bah
Trách nhiệm của mỗi người Muslim là phải hành hương Hajj một lần trong đời và nếu nhiều hơn là điều khuyến khích.
Allah Tối Cao phán:
{Và nhân loại phải đi hành hương đến ngôi đền
(Ka’bah) để (thờ phượng) Allah khi có đủ khả năng cho sự việc đó.} (chương
3 – Ali ‘Imran: 97).
Theo đó, người Muslim cần đến các địa điểm tổ chức nghi lễ ở Makkah linh thiêng vào tháng Hajj, đó là tháng cuối cùng theo lịch Hijri tính theo mặt trăng, và trước khi bước vào Makkah, người Muslim cần cởi bỏ quần áo của mình và mặc bộ Ehram màu trắng, gồm hai mãnh vải, một mãnh quấn thân dưới và mãnh còn lại choàng làm áo.
Sau đó, phải thực hiện nhiều nghi thức Hajj khác nhau, chẳng hạn như Tawaf quanh Ka’bah, Sa’i giữa Safa và Marwah, dừng lại ở ‘Arafah, ở lại qua đêm ở Muzdalifah, v.v.
Hành hương Hajj là sự kiện vĩ đại để tín đồ Muslim tề tụ từ khắp mọi nơi trên thế giới, trong họ luôn có tình anh em, lòng thương xót và lời khuyên bảo lẫn nhau.
Tất cả người hành hương đều mặc giống nhau về trang phục và thực hiện cùng nghi thức, cùng thời điểm. Không ai trong số họ vượt trội hơn người khác ngoại trừ Taqwa (lòng mộ đạo), và phần thưởng của hành hương Hajj là vĩ đại biết bao như Nabi (saw) đã nói:
{Ai hành hương Hajj mà không tục tĩu hay trái đạo đức,
người đó sẽ được tha tội như ngày mẹ sinh ra anh ta.} Do
Al-Bukhari ghi (2/164) phần hành hương Hajj, chương giá trị của Hajj được chấp
nhận.