Người Muslim nói chung cần hiểu nội dung và ý nghĩa của chương Al-Fatihah cũng như một số Surah ngắn khác để có thể thực hành và hoàn thành các lễ nguyện Salah bắt buộc của mình một cách đầy đủ và tốt nhất.
vì vậy, Insha-Allah, tôi sẽ Tafseer chương Al-Fatihah và một số Surah ngắn từ Al-Zalzalah cho tới Annas dựa theo Tafseer As-Sa’di. Cầu xin Allah ban phúc lành và hữu ích cho đám bề tôi của Ngài.
Trước khi đi vào bài học Tafseer, chúng ta cũng nên nói
sơ qua một chút về khái niệm Tafseer cũng như bộ Tafseer As-Sa’di.
Theo nghĩa đen, Tafseer có nghĩa là giải thích, giảng giải,
phân tích. Còn trong giáo lý Islam, Tafseer là giảng giải nội dung ý nghĩa của
Kinh Qur’an hoặc những gì liên quan đến Qur’an dựa theo cách giảng giải của
Thiên Sứ và cách hiểu của các Sahabah.
Có rất nhiều sách Tafseer xưa và nay, tiêu biểu những
sách Tafseer nổi tiếng thời xưa là Tafseer Al-Jalalain, Tafseer Ibnu Katheer,
Tafseer Attabari và Tafseer Al-Qurtubi; và “Tayseer Al-Kareem Ar-Rahman Fee
Tafseer Kalaam Al-Manaan” là Tafseer của học giả Ibn As-Sa’di hay còn gọi
Tafseer As-Sa’di, đây là một trong các sách Tafseer tiêu biểu của thờihiện đại.
Tafseer As-Sa’di được trình bày ngắn gọn với các ngôn từ
đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu phù hợp với những người mới bắt đầu học Tafseer hoặc
những người học để hiểu căn bản và thực hành. Các học giả đã cố vấn và dành cho
nó một sự quan tâm lớn vì nó giúp một người hành động theo Qur'an dưới sự cho
phép của Allah và vì tác giả - cầu xin Allah thương xót ông–tập trung vào
Tawhid (tính Duy nhất của Allah).
Và bây giờ chúng ta sẽ vào phần nội dung Tafseer chương
Al-Fatihah, và trước khi bắt đầu chúng ta cũng nên đọc nguyên văn tiếng Ả Rập của
chương Al-Fatihah và bản dịch nội dung ý nghĩa.
Bản dịch nội dung ý nghĩa của chương Al-Fatihah:
(1) Nhân Danh Allah, Đấng Độ Lượng, Đấng Khoan Dung
(2) Alhamdulillah, Thượng Đế của vũ trụ và vạn vật.
(3) Đấng Độ Lượng, Đấng Khoan Dung.
(4) Đấng Toàn Quyền của Ngày Thưởng Phạt.
(5) Duy chỉ Ngài bầy tôi thờ phượng và duy chỉ Ngài bầy
tôi cầu xin phù hộ và trợ giúp.
(6) Xin Ngài hướng dẫn bầy tôi đến với con đường ngay
chính,
(7) Con đường của những người đã được Ngài ban cho ân huệ,
không phải con đường của những kẻ đã bị Ngài giận dữ và cũng không phải con đường
của những kẻ lạc lối.
Trong Qur’an, các Surah (chương) được chia thành hai nhóm: Makkiyah và Madaniyah.
Makkiyah là những Surah được mặc khải trước khi Thiên Sứ
của Allah hijrah đến Madinah, còn Madaniyah là những Surah được mặc khải sau cuộc
Hijrah của Người. Và chương Al-Fatihah là chương thuộc nhóm Makkiyah.
Chương Al-Fatihah có nghĩa là mở đầu hoặc khai đề. Ngoài
tên gọi này, nó còn được gọi với cái tên quen thuộc khác, đó là chương Al-hamd.
Theo luồng quan điểm của Imam Sha-fi’y, chương Al-Fatihah gồm bảy câu cả thảy, tính luôn câu Bismillah. Và Tafseer As-Sa’di Tafseer chương Al-Fatihah gồm 7 câu Kinh.
(1) Nhân Danh Allah, Đấng Độ Lượng, Đấng Khoan Dung
Có nghĩa là: Tôi bắt đầu với mọi tên gọi của Allah, Đấng
Tối Cao. Điều này là do tiếng “tên” là một
danh từ ở dạng số ít đồng thời ở thể thuộc về, vì vậy, nó bao hàm tất cả tên gọi
tốt đẹp và hoàn hảo. “Allah”, Ngài là Thượng Đế, chỉ một mình Ngài xứng đáng được
thờ phượng vì Ngài mang những thuộc tính tối cao và hoàn mỹ. “Đấng Độ Lượng, Đấng Khoan Dung” là hai đại
danh chứng tỏ rằng Ngài là Đấng có Rahmah (lòng thương xót, sự nhân từ) bao la,
Rahmah của Ngài bao trùm tất cả vạn vật, mọi sinh linh. Ngài đã qui định nó
dành cho những ai ngoan đạo, đi theo các vị Nabi và các vị Thiên Sứ của Ngài;
và những người này sẽ nhận được toàn bộ Rahmah của Ngài, riêng những ai ngoài họ
chỉ nhận được một phần của nó.
Hãy biết rằng một trong những nguyên tắc được các học giả
và các vị Imam Salaf đã nhất trí là phải có niềm tin vào Allah và các Thuộc tính
của Ngài. Chẳng hạn như họ tin rằng Ngài là Đấng Độ Lượng, Đấng Khoan Dung, tức
Ngài nhân từ và thương xót đối với người được nhận; vì vậy, mỗi ân huệ của Ngài đều
là kết quả từ lòng thương xót và nhân từ của Ngài. Và đây là nguyên tắc đúng
cho tất cả các tên gọi của Ngài. Khi nói Ngài là Đấng Hằng Biết có nghĩa là
Ngài có kiến thức về tất cả mọi thứ, Ngài biết tất cả mọi thứ; và khi nói rằng
Ngài là Đấng Toàn Năng có nghĩa là Ngài có thể làm bất cứ điều gì.
(2) Alhamdulillah, Thượng Đế của vũ trụ và vạn vật.
“Alhamdulillah” có nghĩa là xin tạ ơn, ca ngợi và tán
dương Allah bởi Ngài sở hữu các thuộc tính hoàn hảo, bởi mọi hành động của Ngài
đều là hồng phúc và công bằng, Ngài đáng được tán dương, ca ngợi một cách toàn
diện về mọi mặt. “Thượng Đế của vũ trụ
và vạn vật”, “Rabb” – “Thượng Đế” là Đấng nuôi dưỡng và duy trì sự tồn tại toàn
bộ tạo vật, nghĩa là mọi thứ ngoài Allah, bởi chính việc Ngài đã tạo ra chúng,
việc Ngài chuẩn bị cho chúng các phương tiện, và Ngài ban phước lành cho chúng
với muôn vàn ân huệ, nếu không có các ân huệ đó của Ngài, chúng không thể tồn tại.
Vì vậy, mọi ân huệ mà con người và các sinh linh có được đều từ Ngài, Đấng Tối
Cao. Việc nuôi dưỡng và duy trì sự tồn tại của tạo vật của Ngài có hai loại:
chung chung và cụ thể. Chung chung là việc Ngài tạo ra vạn vật, cung cấp cho
chúng và hướng dẫn chúng tất cả những gì chúng cần để tồn tại trong cuộc sống
trần gian này. Cụ thể là việc Ngài nuôi dưỡng những nô lệ chân thành của Ngài bằng
đức tin, hướng dẫn họ đạt được nó, hoàn thiện nó cho họ, ngăn mọi thứ có thể ảnh
hưởng đến nó. Thực tế của điều (cụ thể) này là: hướng dẫn họ đến với mọi điều tốt
và ngănhọ khỏi mọi điều xấu. Có lẽ ý nghĩa này là điều thực tế mà hầu hết các lời
cầu xin của các vị Nabi, các vị Thiên Sứ đều sử dụngtiếng “Rabb” – “Thượng Đế”
vì tất cả những gì Họ cầu xin đều nằm trongsự nuôi dưỡng, chi phối và thống trị
của Ngài.
Lời phán của Ngài: “Thượng Đế của vũ trụ và vạn vật” có
nghĩa là chỉ một mình Ngài là Đấng Tạo Hóa và mọi công việc đều do Ngài điều
khiển cũng như việc cung cấp ân huệ và phước lành. Và điều này cũng chứng tỏ rằng
Ngài là Đấng Miễn Cần đến vũ trụ và vạn vật, còn vũ trụ và vạn vậtthì hoàn toàn
phải cần đến Ngài.
(4) “Đấng Toàn Quyền của Ngày Thưởng Phạt”.
“Đấng Toàn Quyền”
là Đấng có khả năng ra lệnh và ngăn cấm, khen thưởng và trừng phạt, và cư xử với
những kẻ dưới quyền của mình theo bất kỳ cách nào mà Ngài muốn. Đấng Toàn Quyền
của Ngày Thưởng Phạt, đó là Ngày Phán Xét Cuối Cùng, Ngày mà con người sẽ bị
phán xét về hành động tốt và xấu. Bởi vì vào Ngày hôm đó, Allah muốn thể hiện
quyền làm chủ tuyệt đối của Ngài, muốn tỏ rõ công lý và sự khôn ngoan của Ngài
cho tất cả đám bề tôi của Ngài. Hơn nữa, đó sẽ là ngày tận thế của các chủ nhân
thế gian, đến nỗi các vị vua, bộ hạ, nô lệ và những người sinh ra tự do đều sẽ
giống như nhau: tất cả đều phải hạ mình trước sự vĩ đại của Ngài, hoàn toàn phục
tùng trước uy quyền của Ngài, họ trông đợi và hy vọng vào phần thưởng của Ngài
và sợ sự trừng phạt của Ngài. Việc Ngài được đề cập đến quyền làm chủ của Ngài
trong Ngày hôm đó là để nhấn mạnh nó, bởi lẽ Ngài không những là Đấng Toàn Quyền
của Ngày Thưởng Phạt mà còn là Đấng Toàn Quyền của tất cả những ngày khác.
(5) “Duy chỉ Ngài bầy tôi thờ phượng và duy chỉ Ngài bầy tôi cầu xin phù hộ và trợ giúp”
Nghĩa là bầy tôi chỉ thờ phượng một mình Ngài
và chỉ tìm kiếm sự giúp đỡ từ một mình Ngài, bởi vì việc đưa tân ngữ ra trước động
từ trong diễn đạt là muốn giới hạn, tức khẳng định điều được đề cập và phủ định
tất cả những gì khác. Vì vậy, câu này như thể muốn nói rằng: bầy tôi chỉ thờ phượng
Ngài và bầy tôi không tôn thờ bất cứ điều gì khác ngoài Ngài; bầy tôi xin Ngài
giúp đỡ và bầy tôi không xin sự giúp đỡ của bất kỳ ai khác ngoài Ngài.
Việc đề cập đến sự thờ phượng trước việc cầu xin sự giúp
đỡ là nhằm múc địch đề cập đến cái chung trước cái cụ thể, và để cho thấy rằng
quyền của Ngài nên được ưu tiên hơn quyền của nô lệ của Ngài.
Sự thờ phượng là "một danh từ bao hàm tất cả các
hành động và lời nói, thầm kín và công khai, mà Allah yêu thích và hài
lòng."Isti’anah (cầu xin sự giúp đỡ và phù hộ) là "cầu xin Allah, Đấng
Tối Cao, điều tốt lành và bảo vệ khỏi những điều gây hại, cùng với việc chắc chắn
rằng Ngài sẽ thực sự trợ giúp người cầu xin."
Việc thờ phượng Allah và tìm kiếm sự giúp đỡ của Ngài là
phương tiện để có được hạnh phúc vĩnh cửu và sự an toàn khỏi mọi điều xấu;
không có con đường dẫn đến chiến thắng ngoại trừ duy trì hai điều này. Sự thờ
phượng chỉ có thể được coi là sự thờ phượng thực sự khi được thực hiện theo
cách giảng dạy của Thiên Sứ Muhammad cùng với lòng thành tâm vì sắc diện của
Allah. Hai điều kiện này phải có mặt để hành động được coi là thờ phượng. Việc
cầu xin sự giúp đỡ được đề cập sau sự thờ phượng mặc dù đó là một phần của sự
thờ phượng vì người bề tôi luôn cần sự giúp đỡ của Allah trong mọi hành vi thờ
phượng: nếu Allah không giúp anh ta, anh ta sẽ không đạt được mục tiêu mà anh
ta hy vọng đạt được trong việc thực hiện các nghĩa vụ và tránh các điều cấm.
(6) “Xin Ngài hướng dẫn bầy tôi đến với con đường ngay chính”
Có nghĩa là, xin Ngài chỉ cho bầy tôi, dắt bầy tôi đến với nó, và ban cho bầy tôi các ân huệ làm phương tiện đến với nó một cách dễ dàng. Con đường ngay chính là con đường rõ ràng dẫn đến Allah và Thiên Đàng của Ngài: đó là sự hiểu biết sự thật và hành động theo nó. Vì vậy, câu Kinh có nghĩa là: Xin Ngài hướng dẫn bầy tôi đến con đường của tôn giáo Islam và từ bỏ tất cả các tôn giáo khác. Sự hướng dẫn bao hàm sự hướng dẫn đối với tất cả các chi tiết của Islam về kiến thức và hành động. Do đó, lời khẩn cầu này là một trong những lời khẩn cầu toàn diện nhất và có lợi nhất, và đây là lý do mà một người phải cầu xin Allah với nó trong mỗi Rak’ah của lễ nguyện Salah, vì y rất cần đến điều đó.
(7) Con đường của những người đã được Ngài ban cho ân huệ,
không phải con đường của những kẻ đã bị Ngài giận dữ và cũng không phải con đường
của những kẻ lạc lối.
Con đường ngay chính này là “Con đường của những người
đã được Ngài ban cho ân huệ”, đó là các vị Thiên Sứ, các vị Nabi, những
Siddeeq, những người Shaheed và những người Công chính, “không phải con đường của
những kẻ đã bị Ngài giận dữ”, đó là những người đã biết sự thật nhưng quay lưng
với “và cũng không phải con đường của những kẻ lạc lối”, đó là những người đã từ
bỏ sự thật vì sự thiếu hiểu biết và lầm lạc.
Chương này, mặc dù ngắn, nhưng đã bao hàm những gì mà
không chương nào khác của Kinh Qur'an có. Nó đề cập đến ba dạng của Tawhid:
Tawhid Rububiyah, (Tính duy nhất của Allah trong việc tạo hóa và chi phối), bắt
nguồn từ lời phán của Ngài “Thượng Đế của vũ trụ và vạn vật”; Tawhid Ilahiyah
(Tính duy nhất của Allah trong thờ phượng), nghĩa là chỉ thờ phượng một mình
Allah, bắt nguồn từ tiếng “Allah”và từ lời phán của Ngài “Duy chỉ Ngài bầy tôi
thờ phượng và duy chỉ Ngài bầy tôi cầu xin phù hộ và trợ giúp”; và Tawhid Asma’
Wassifat (Tính duy nhất của Allah trong các tên và thuộc tính), đó là khẳng định
các thuộc tính hoàn hảo cho Allah, Đấng Tối cao, mà Ngài đã khẳng định cho
chính Ngài cũng như Thiên Sứ của Ngài đã khẳng định cho Ngài, không bóp méo,
không ví dụ và không so sánh, và bằng chứng là tiếng “Alhamdulillah” như đã được
đề cập.
Chương này cũng khẳng định sứ mạng Nabi của Thiên Sứ
Muhammad, đó là trong lời phán của Ngài “Xin Ngài hướng dẫn bầy tôi đến với con
đường ngay chính”, bởi vì sự hướng dẫn này không thể thực hiện được nếu không
có bức thông điệp. Nó khẳng định sự thưởng phạt cho những hành động và việc
làm, đó là trong lời phán của Ngài “Đấng Toàn Quyền của Ngày Thưởng Phạt”, và rằng
sự thưởng phạt này sẽ được thiết lập một cách công bằng, điều này là bởi vì ý
nghĩa của “Addeen”là sự thưởng phạt một cách công bằng. Nó khẳng định Qadr (sự
Tiền Định) và rằng người bề là người thực hiện các hành động của mình, trái với
quan điểm của nhóm phái Qadariyyah (những người phủ nhận Qadr) và Jabariyyah
(những người phủ nhận ý chí của con người). Ngoài ra, chương này còn bác bỏ tất
cả những người Bid’ah (đổi mới, cải biên trong tôn giáo) và Dhalal (lầm lạc,
sai trái), đó là trong lời phán của Ngài “Xin Ngài hướng dẫn bầy tôi đến với
con đường ngay chính”, bởi vì con đường ngay chính là nhận biết sự thật và thực
hành theo trong khi tất cả những người Bid’ah và Dhalal thìtrái với con đường
này. Và chương nàycũng yêu cầu Ikhlass (chân thành và một lòng) đối với Allah
trong việc tôn thờ và cầu xin sự giúp đỡ, đó là trong lời phán của Ngài “Duy chỉ
Ngài bầy tôi thờ phượng và duy chỉ Ngài bầy tôi cầu xin phù hộ và trợ giúp”.
Đến đây, chúng ta đã xong phần Tafseer chương Al-Fatihah.
Cầu xin Allah hướng dẫn và soi sáng bởi Ngài là Đấng hướng dẫn và soi sáng tốt
nhất.
Cầu xin Allah ban điều hữu ích và phúc lành cho những ai
làm theo các lời phán của Ngài.
Cầu xin Allah tha thứ tội lỗi cho chúng ta và thu nhận
chúng ta vào Thiên Đàng của Ngài.