Ka’bah
hay Al-Ka’bah trong tiếng Ả Rập có nghĩa là Khối lập phương, là một tòa nhà
hình hộp chữ nhật nằm trong trung tâm sân Masjid Al-Haram ở Makkah (Mecca),
của vương quốc Ả Rập Xê Út.
{tocify}
$title={Mục lục}
Ka’bah là ngôi đền thiêng được người Muslim ở khắp mọi nơi trên thế giới coi là địa điểm linh thiêng nhất trên Trái đất.
Người
Muslim hướng về ngôi đền thiêng này trong năm lần cầu nguyện hàng ngày, chôn
cất người chết của họ đối diện với kinh tuyến của nó, và ấp ủ tham vọng đến
thăm viếng nó trong chuyến hành hương Hajj hoặc Umrah, như đã được sắc lệnh
trong Qur’an.
Ngôi
đền Ka’bah có
chiều cao khoảng 50 feet (15 mét) tính từ chân của nó. Được làm bằng đá xám và
đá cẩm thạch. Bên trong Ka’bah không có gì ngoài ba cây cột chống đỡ mái nhà và
một số đèn vàng và bạc treo lơ lửng. Trong hầu hết thời gian của năm, Ka’bah
được bao phủ bởi một tấm vải khổng lồ bằng gấm đen, được gọi là Kiswah.
Ở
phía đông của ngôi đền Ka’bah có một phiến đá đen trong tiếng Ả Rập được gọi
(Al-Hajar al-Aswad) được xem là biểu hiệu đặt trưng của người Muslim. Phiến đá
được gắn nguyên vẹn vào bức tường của ngôi đềnKa’bah bởi bàn tay cao quý của
Thiên Sứ Muhammad, vị Thiên Sứ của Islam, vị Nabi cuối cùng của nhân loại vào
năm 605 trước Công Nguyên, tức năm năm trước khi Người nhận lãnh sự mặc khải
đầu tiên.
Mỗi người Muslim thực hiện cuộc hành hương phải đi bộ quanh ngôi đền Ka’ba 7 lần được gọi là Tawaf, một nghi thức bắt buộc của cuộc hành hương Hajj và Umrah - bắt đầu và kết thúc tại phiến đá. trong đó họ được yêu cầu hôn và chạm vào phiến Đá Đen, nếu có thể.
Xem video: Ngôi đền Thiên Ka’bah qua lăng kính màu hồng của khách Muslim {alertError}
Phiến Đá Đen có lẽ thuộc về tôn giáo thời tiền Islam của người Ả Rập.
Theo
một Hadith được ghi lại trong Sunnah của Thiên Sứ Muhammad, phiến đá đen đã
được trao cho Nabi
Adam khi Người bị trục xuất khỏi Thiên Đàng,
và ban đầu nó có màu trắng nhưng lâu dần đã chuyển sang màu đen do hấp thụ
những hành vi sai trái của những người hành hương khi hôn và chạm vào nó.
Viên
đá đen sau đó được trao cho Nabi
Ibrahim để Người đặt ở góc của Ngôi đền Ka’bah
khi Người và Isma’il con trai của Người xây dựng phục hồi lại nền móng của Nó.
Abdullah Ibn Abbas - một người em họ của Thiên Sứ Muhammad kể lại rằng Thiên Sứ
Muhammad đã nói: “Viên đá đen là đá từ Thiên Đàng rơi xuống và ban đầu nó trắng
hơn sữa, nhưng tội lỗi của con cháu Adam đã khiến nó trở nên đen kịt”.
Nói về xuất xứ của viên đá Đen mang tầm quan trọng đối với mỗi người Muslim, theo một tương truyền rằng trong lúc Ibrahim đang xây dựng nền móng của Ngôi Đền để phục vụ tâm linh và thờ cúng, có vẻ như những viên đá để hoàn thành bức tường là rất ngắn. Thiên Sứ Ibrahim đã cử con trai mình là Nabi Isma’il để tìm kiếm một viên đá thích hợp lắp vào khoảng trống để hoàn thành bức tường cho ngôi đền. Khi trở về tay không, Isma’il nhận thấy một viên đá màu trắng sáng bóng đã được đặt sẵn trong khoảng không. Ibrahim nói với Isma’il rằng viên đá độc nhất đã được đại Thiên Thần Jibril mang đến.
Vào khoảng năm 930 CN, Hajar Al-Aswad đã bị đánh cắp bởi Qarmatians
Một
giáo phái Islam theo hệ cực đoan ở khu vực phía đông Ả Rập. Họ cướp phá
Makkah,họ để lại thành phố đầy rẩy những xác chết và lấy đi viên đá thiêng về
căn cứ của họ ở Ihsaa.
Theo một nhà sử học, Al-Hajar Al-Aswad đã được trả lại và được gắn trở lại vào vị trí ban đầu của nó vào khoảng năm 952 CN. Đó là vào thời điểm xây dựng lại ngôi đền Ka’bah, một cuộc xung đột đã nảy sinh trong quần chúng khi việc xây dựng Ngôi Đền Ka’bah đạt đến vị trí của Viên đá đen. Mọi người đã tranh cãi về việc ai là người đủ xứng đáng được trao cho vinh dự nâng cục đá đen lên để gắn vào vị trí của nó.
Abu UmayyaIbn Al-Mugheera (một trong các trưởng lão có tiếng của bộ tộc Quraish nắm quyền kiểm soát thành phố Makkah và ngôi đền Ka’bah lúc bấy giờ) đưa ra yêu cầu rằng nếu ai đó thuộc dòng dõi Shaibah là người đầu tiên bước vào ngôi đền Ka’bah từ cánh cổng chính ở phía Bắc thì đó là người được coi xứng đáng được trao quyền vinh dự đặt Viên đá Đen trở lại vị trí ban đầu của nó. Và cuối cùng, Thiên Sứ Muhammad chính là người của niềm vinh dự to lớn và hồng phúc đó.
Al-Hajar Al-Aswad đã từng bị vỡ thành 8 mảnh
Lúc
đầu, hòn đá còn nguyên vẹn, nhưng với thời gian và nhiều biến cố lịch sử, nó
hiện đã bị vỡ thành tám mảnh với kích thước khác nhau nhưng hiện đã được gắn
vào một viên đá lớn trong một khung bạc.
Người
Muslim từ khắp nơi trên thế giới đến Makkah không chỉ để chứng kiến hòn đá mà
còn tận dụng mọi cơ hội có thể để hôn nó. Al-Hajar Al-Aswad này là mảnh đá duy
nhất từ cấu trúc ban đầu của ngôi đền Ka’bah do Ibrahim và Isma’il xây dựng. Nó
là viên đá duy nhất đã tồn tại qua tất cả các sự kiện và biến động đã diễn ra
tại ngôi đền Ka’bah.
Việc
mỗi tín đồ Muslim muốn được hôn và chạm vào phiến đá đen của Ngôi Đền là vì
Thiên Sứ Muhammad đã làm như vậy. Đó là điều đáng trân trọng và tự hào và việc
hôn nó không phải là nghĩa vụ mà là một hành động của tình yêu trong việc tuân
theo Sunnah của Thiên Sứ Muhammad. Bày tỏ ý nghĩa sâu sắc này, ông Umar bin
Al-Khattab, vị Khalifah thứ hai của Islam đã nói sau khi ông hôn phiến đá đen,
“Ta biết rõ rằng ngươi chỉ là một hòn đá vô tri vô giác, chắc chắn ngươi sẽ
không gây hại cũng chẳng mang lại lợi ích gì cho Ta; và nếu không phải là vì Ta
đã thấy Thiên Sứ của Allah hôn ngươi thì chắc chắn ta sẽ không bao giờ hôn
ngươi.”
Lịch sử ban đầu của ngôi đền Ka’bah không được biết đến nhiều, nhưng chắc chắn rằng vào thời kỳ trước khi Islam trỗi dậy, nó là một thánh địa của người đa thần Quraish và là một địa điểm hành hương của người dân trên khắp Bán đảo Ả Rập. Kinh Qur’an nói về Abrahim và Ishma’il rằng họ đã “xây dựng nền móng” của Ka’bah. Ý nghĩa chính xác là mơ hồ, nhưng nhiều người Muslim đã giải thích cụm từ này có nghĩa là họ đã xây dựng lại một ngôi đền do Adam dựng lên đầu tiên, trong đó chỉ có phần móng vẫn còn tồn tại.
Ngôi đền Ka’bah đã bị phá hủy, hư hại và sau đó được xây dựng lại nhiều lần kể từ đó.
Vào năm 930, chính Hòn đá Đen đã bị một giáo phái Shi’i cực đoan mang tên Qarmatians mang đi và bị giữ gần 20 năm để đòi tiền chuộc. Trong thời kỳ đầu của Islam, ngôi đền Ka’bah là Qiblah, hay hướng cầu nguyện, cho cộng đồng Muslim. Sau cuộc di cư của người Muslim, hay còn gọi là Hijrah, đến Madinah, Qiblah một thời gian ngắn chuyển đến Jerusalem trước khi quay trở lại ngôi đền Ka’bah. Sau Khi Thiên Sứ Muhammad, vị Thiên Sứ của Islam chinh phục được Mecca vào năm 630, ông đã ra lệnh tiêu hủy các thần tượng ngoại giáo được đặt bên trong ngôi đền và ra lệnh tẩy sạch mọi dấu hiệu của tín ngưỡng đa thần. Ngôi đền Ka’bah kể từ đó đã hoàn toàn trở thành tâm điểm của lòng mộ đạo của các tín đồ Muslim.
Al-Masjid
A-Haram, chính là Thành Đường Islam lớn nhất của người Muslim tại ở Mecca, Ả
Rập Xê Út, bởi vì nó được xây dựng để bao quanh ngôi đền Thiêng Ka’bah, một
ngôi đền linh thiêng nhất trong tôn giáo Islam. Al-Masjid Al-Haram đã trở thành
một trong những điểm đến của các cuộc hành hương Hajj và ‘Umrah của hàng triệu
tín đồ mỗi năm.
Al-Masjid Al-Haram, bao gồm một sân trung tâm hình chữ nhật được bao quanh bởi các khu vực cầu nguyện có mái che, là địa điểm của một số nghi lễ hành hương. Những người hành hương sử dụng sân trong để thực hiện nghi lễ đi vòng quanh ngôi đền Ka’bah, được gọi là nghi thức Tawaf. Hai địa điểm linh thiêng khác nằm trong sân: chỗ đứng của Ibrahim (trong tiếng Ả Rập: gọi nó là maqam Ibrahim), một phiến đá in dấu chân rõ ràng của Thiên Sứ Ibrahim trong lúc ông người con trai của mình Isma’il xây dựng lại nền móng của ngôi đền thiêngKa’bah. Phía sau Maqam Ibrahim, một địa điểm linh thiêng thứ hai chính là giếng nước Zamzam. Tiến về phía sau nữa ở Ngay phía đông và phía bắc của sân là hai ngọn đồi Safa và Marwa, đây là hai mà hai ngọn đồi nhỏ mà những người hành hương phải chạy hoặc đi bộ qua lạitrong nghi thức Sa’y. Vào thế kỷ 20, một lối đi khép kín giữa hai ngọn đồi đã được bổ sung nối vào Masjid.
Xem video trực tiếp từ Masjid Al-Haram [tại đây]{alertWarning}
Toàn bộ Masjid Al-Haram hiện đại là sản phẩm của quá trình phát triển hàng thế kỷ.
Trong
thời kỳ tiền Islam, ngôi đền Ka’bah, khi đó là một ngôi đền dành cho những
người Ả rập Quraish đa thần trong bán đảo Ả Rập, đứng trong một không gian mở,
nơi những người thờ phượng tụ tập để cầu nguyện và thực hiện các nghi lễ. Ngôi
đền Ka’bah cũng rất linh thiêng đối với những tín đồ đầu tiên của Thiên Sứ
Muhammad. Sau cuộc Hijrah của người Muslim đến Madinah vào năm 622 CN, người
Muslim đã cầu nguyện một thời gian ngắn hướng về Jerusalem cho đến khi một tiết
lộ của Qur’an chỉ định ngôi đền Ka’bah là Qiblah, hoặc hướng cầu nguyện. Khi
Thiên Sứ Muhammad trở lại Mecca vào năm 630, ông đã ra lệnh phá hủy các thần
tượng được lưu giữ trong đền thờ, tẩy sạch các hiệp hội đa thần.
Đó là câu chuyện hay hình ảnh về ngôi đền Ka’bah qua chiếc lăng kính màu hồng từ những khách viếng Muslim thập phương đến Masjid Al-Haram. Và tiếp tục, chúng ta sẽ nghe lại câu chuyện của ngôi đền thiêng Ka’bah từ lời kể Qur’an và Sunnah của Thiên Sứ Muhammad, hai bộ tham chiếu hàng đầu của Islam.