Thăm viếng mọi người là vấn đề cần thiết

Thăm viếng nhau là một lý do để xóa bỏ sự lạnh nhạt, đồng thời làm trái tim đồng cảm và củng cố mối quan hệ giữa mọi người. 

Thăm viếng có khi là điều bắt buộc, chẳng hạn như thăm cha mẹ và họ hàng, và có khi là khuyến khích, chẳng hạn như thăm bạn bè và người thân.


Việc thăm viếng có những qui định rõ ràng bắt buộc tín đồ Musilm cần chú ý và tuân theo.

1.Trước tiên, cần phải định tâm tốt đẹp là chỉ thăm viếng vì muốn tìm kiếm sự hài lòng của Allah.

2. Tránh xa việc thăm viếng vào những khoảng thời gian bị cấm. Chọn thời điểm phù hợp để thăm viếng.

3. Người thăm viếng hãy hẹn lịch trước với người muốn đến thăm qua điện thoại hoặc các phương tiện liên lạc hiện đại khác.

4. Xin phép trước khi vào nhà và chào Salam cho người trong nhà.

5. Lúc chờ đợi mở cửa, không đứng ngay cửa nhìn thẳng vào nhà, mà hãy đứng bên phải hoặc bên trái cửa nhà.

6. Ngồi đúng vị trí mà chủ nhà mời ngồi.

7. Kiểm soát tầm nhìn, không nhìn vào những nơi đã có sự che đậy, không nhìn vào những người phụ nữ trong nhà.

8. Không làm Imam trong Salah ngoại trừ chủ nhà cho phép.

9. Tranh thủ thời gian thăm viếng, và không kéo dài nó.

10. Không do thám hay nghe lén lời bàn tán của người trong nhà.

11. Tránh các hành vi không phù hợp trong lần thăm viếng như trà trộn và bắt tay với phụ nữ được phép kết hôn, v.v.

12. Cảm ơn và cầu xin cho chủ nhà được điều tốt đẹp.



Theo Abu Huroiroh dẫn lời Hadith của Nabi (Sol lol lo hu a lai hi wa sal lam):

{Có một người đàn ông đã đến thăm một người anh em của mình ở một ngôi làng khác. Allah sắp xếp một Thiên Thần đón người đàn ông đó đang trên đường đi của y. Khi Thiên Thần gặp người đàn ông thì chặn lại hỏi: Anh muốn ở đâu? Người đàn ông nói:Tôi muốn thăm người anhem của tôi ở làng này. Thiên Thần hỏi: Anh thăm có mục đích gì không? Người đàn ông trả lời: Không, có điều tôi thương người đó chỉ vì Allah. Thiên Thần nói: Thật ra, ta là Sứ giả của Allah được phái đến gặp anh đây, quả thật, Allah đã yêu thương anh giống như việc anh đã yêu thương người anh em của mình vì Ngài.} Muslim (2567)

Xem thêm:

Mới hơn Cũ hơn
Bài viết liên quan