Allah phán:
{Allah không hề muốn gây khó khăn cho các ngươi mà Ngài chỉ muốn tẩy sạch
các ngươi, Ngài chỉ muốn hoàn tất ân huệ của Ngài cho các ngươi, mong rằng các
ngươi biết tri ân.} (chương 5 – Al-Ma-idah: 6).
Chính vì lòng thương xót của Allah Tối Cao đối với các tôi tớ của Ngài mà Ngài đã cho phép họ lau lên vớ chân sau khi đã lấy Wudu.
Thay vì rửa chân thì
chỉ lau một lần lên lưng vớ của hai bàn chân, tay phải lau chân phải và tay
trái lau chân trái. Sau khi thắm nước ướt hai bàn tay, bắt đầu lau từ đầu ngón
chân đến đầu cẳng chân, có thể dùng hai tay lau hai chân cùng lúc hoặc lau chân
phải trước bằng tay phải rồi lau chân trái bằng tay trái.
Thời gian được phép lau lên vớ là một ngày và một đêm (24 giờ) đối với người đang ở tại địa phương; và ba ngày và ba đêm (72 giờ) đối với người đi đường.
Thời gian được tính là ngay lần lau đầu tiên, sau khi đã hư Wudu. Thí dụ: Một người lấy Wudu lúc Salah Fajr, rồi mang vớ vào sau đó.
Sau Salah thì hư Wudu lúc 9 giờ sáng, đến 12 giờ thì lấy Wudu lại và lau lên vớ.
Thời gian được tính bắt đầu là 12 giờ chứ
không phải là lúc 9 giờ.
Tuy nhiên, chỉ được phép lau lên vớ trong trường hợp bị tiểu Hadath như tiểu, xì hơi, đại tiện chứ còn bị đại Hadath như xuất tinh là cần phải tắm toàn thân.
Trường hợp ai cởi vớ ra là lặp tức hết thời gian lau lên vớ, và Wudu vẫn còn hiệu
lực cho đến khi xảy ra điều làm hư Wudu. Lúc này muốn lau lên vớ trở lại cần phải
lấy Wudu đàng hoàng gồm cả việc rửa hai bàn chân, sau đó mới mang vớ vào và áp dụng
theo các điều kiện đã nêu ở trên.