Chó là một trong những loài động vật có trí thông minh cao nhất trong các loài động vật khác.
Vì vậy, chúng được con người nuôi với nhiều lợi ích khác nhau. Có người
nuôi chó làm thú cưng, có người nuôi chó và xem nó như một thành viên trong gia
đình, có ngươi nuôi chó như một con vật bảo vệ nhà cửa, canh giữ gia súc, săn bắt
và những mục đích khác.
Và trong Islam, giáo luật có những qui định gì về chó?
Có phải người
Muslim không được phép nuôi chó trong mọi trường hợp và dưới mọi hình thức?
Có phải chó là loài đáng ghét và đáng kinh tởm mà người Muslim nên tránh
xa hoặc cần phải giết khi gặp chúng?
Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu các câu Kinh Qur’an đề cập đến loài chó.
Trong câu Kinh số 4 của chương Al-Ma-idah, Allah cho biết về các con vật mà
chúng ta huấn luyện chúng thành những con thú săn, Ngài phán:
{Họ hỏi Ngươi
(Thiên Sứ Muhammad) thực phẩm nào họ được phép dùng, Ngươi hãy bảo họ: “Các
ngươi được phép dùng những loại thực phẩm tốt sạch. Những thú săn mà các ngươi
đã huấn luyện chúng đúng theo những gì Allah đã dạy các ngươi, các ngươi hãy ăn
thịt những con vật mà chúng bắt được cho các ngươi, tuy nhiên, các ngươi hãy
nhân danh Allah khi thả chúng.” Các ngươi hãy kính sợ Allah, bởi quả thật,
Allah rất nhanh chóngtrong việc thanh toán (phán xét và thưởng phạt).}
Các học giả Islam nói rằng tất cả động vật có nanh và móng vuốt như chim
ưng, đại bàng, chó, sói, linh cẩu, beo... đều được phép huấn luyện thành thú
săn.
Một con thú được sử dụng đi săn là con thú có thể nghe theo mệnh lệnh của
người chủ, nghĩa là khi người chủ ra lệnh bảo nó đi thì nó đi và khi gọi nó về
thì nó sẽ trở về. Và khi thả thú săn đi săn, người Muslim chỉ cần đọc “Bismillah”
thì được phép ăn thịt con vật mà nó săn được miễn sao con vật săn được thuộc những
loài được phép ăn thịt. Người Muslim cần lưu ý, khi thả thú săn đi săn, nếu con
vật săn được còn sống thì phải cắt tiết nó và đọc “Bismillah”, còn nếu
con vật đã chết thì không cần cắt tiết.
Trong chương Al-Kahf, Allah kể cho chúng ta nghe một câu chuyện về những
người trong hang động được bảo vệ bởi một con chó canh cửa hang.
{(Khi nhìn thấy
họ) Ngươi cứ ngỡ họ đang thức nhưng kỳ thật họ đang ngủ. Và TA lật trở họ sang
bên phải rồi sang bên trái, và con chó của họ thì (vẫn trong tư thế) duỗi hai
chân trước ra trên bậc thềm (của cái hang như đang canh gác). Nếu Ngươi nhìn thấy
cảnh tượng đó của họ thì chắc chắn Ngươi sẽ tháo chạy và sẽ rất kinh hãi trước
hình ảnh của họ.}(Chương 18 – Al-Kahf, câu 18)
Vì vậy, chúng ta có thể nói những câu Kinh này không phải bàn cãi rằng những
con chó có thể được nuôi để săn bắt và canh gác. Và điều này sẽ được khẳng định
chắc chắn qua một Hadith Sahih do Muslim ghi lại. Ông Abu Huroiroh thuật lại rằng
Thiên Sứ của Allah (saw) nói:
“Ai nuôi chó,
không phải để làm thú săn, không phải để canh giữ đồng ruộng và gia súc, thì mỗi
ngày sẽ mất đi 2 Qirat từ công đức của mình.”
Còn trong lời dẫn của cả Albukhari và Muslim, Thiên Sứ của Allah (saw) nói:
“Ai nuôi chó
không vì để canh giữ gia súc hoặc làm thú săn thì mỗi ngày sẽ mất đi một Qirat
công đức.”
Khi được hỏi Qirat là gì thì Thiên Sứ của Allah (saw) cho biết nó tương
đương với một quả núi khổng lồ.
Học giả Ibn Abdu Al-Barr nói: Hadith này cho biết người Muslim được phép
nuôi chó làm thú săn và canh giữ gia súc, cũng như nương rẫy và đồng ruộng.
Sheikh Ibnu Uthaimeen nói trong “Sharh Riyadh Assalihin” (4/241): “Còn việc
nuôi chó là Haram, nói đúng hơn là đại tội, bởi vì ngoài những mục đích được
cho phép thì mỗi ngày người nuôi chó sẽ mất đi hai Qirat công đức.”
Giới học giả có hai luồng quan điểm khác nhau khi nhập lại hai Hadith
trên vì một Hadith thì nói sẽ mất đi một Qirat công đức nhưng Hadith còn lại
thì nói sẽ mất đi hai Qirat công đức. Luồng quan điểm thứ nhất giảng giải rằng
sẽ mất đi hai Qirat công đức nếu như con chó được nuôi có nguy cơ gây nguy hiểm
cao và sẽ mất một Qirat công đức nếu như con chó được nuôi có nguy cơ gây nguy
hiểm ít hơn. Và luồng quan điểm thứ hai thì cho rằng ban đầu Thiên Sứ của Allah
(saw) cho biết người nuôi chó sẽ mất một Qirat công đức, sau đó Người tăng hình
phạt lên và cho biết người nuôi chó sẽ mất hai Qirat công đức, điều này gia
tăng sự xa lánh việc nuôi chó.
Qua các câu Kinh cũng như các Hadith được nêu trên, chúng ta biết rằng
người Muslim không được phép nuôi chó ngoại trừ nuôi để săn bắt và canh giữ gia
súc cũng như đồng ruộng, nương rẫy và vườn tược. Tuy nhiên khi nuôi, người
Muslim cần lưu ý là không nuôi trong nhà, Thiên Sứ của Allah (saw) nói:
“Quả thật, các
Thiên Thần không đi vào ngôi nhà mà trong đó có chó hoặc hình ảnh.” (Hadith do Ibnu Majah ghi lại, Al-Albani xác nhận
Sahih)
Một câu hỏi đặt ra là, vậy có được phép nuôi chó để canh giữ nhà cửa không?
Rõ ràng trong các Hadith trên, Thiên Sứ của Allah đã không ngoại lệ việc
cấm nuôi chó ngoại trừ 3 mục đích: làm thú săn, bảo vệ gia súc và canh giữ cây
trồng. Vì vậy, một số học giả cho rằng không được phép nuôi chó vì một lý do
nào khác ngoài ba lý do này. Nhưng một số khác cho rằng được phép nuôi chó với
các lý do khác tương tự với 3 lý do được nói trong Hadith hoặc với những lý do
thỏa đáng hơn chẳng hạn như canh gác nhà cửa, bởi vì nếu được phép nuôi chó để
canh giữ gia súc và cây trồng thì việc nuôi chóđể canh gác nhà cửa là mang lý
do thỏa đáng hơn. Imam Annawawi, học giả nổi tiếng của trường phái Ash-Shafi’y
đã chọn luồng quan điểm thứ hai tức được phép nuôi chó để canh giữ nhà cửa; và
đây cũng là quan điểm của Sheikh Ibnu Uthaimeen.
Như vậy, việc nuôi chó làm thú cưng hay nuôi chó giống như nó là một
thành viên trong gia đình, sống cùng mọi người trong nhà là không được phép
trong Islam. Thứ nhất là vì nó không nằm trong những lý do được phép như đã được
trình bày ở trên; và thứ hai làvì nước bọt của chó là Najis. Thiên Sứ của Allah
(saw) nói:
“Nếu con chó liếm
đồ đựng (thức ăn, thức uống) thì các ngươi hãy rửa nó bảy lần, và lần thứ tám tẩy
sạch nó bằng đất.” (Muslim)
“Nếu con chó liếm
đồ đựng (thức ăn, thức uống) của ai đó trong các ngươi, y hãy đổ bỏ rồi rửa nó
bảy lần.” (Muslim)
Dựa trên điều này, đa số các học giả cho rằng tất cả các bộ phận của con
chó, nước bọt hay những gì khác trên cơ thể của nó đều là Najis, đây là Mazdhab
(trường phái) Ash-Shafi’y và Mazdhab Hambali. CònMazdhab Hanafi cho rằng cơ thể
con chó không Najis, chỉ có nước bọt của nó là Najis mà thôi. Riêng Mazdhab
Maliki thì cho rằng tất cả các bộ phận của con chó đều không Najis.
Vì vậy, theo trường phái Ash-Shafi’y và Hambali, nếu cơ thể con chó không
ướt và bàn tay của chúng ta không ướt, khi chúng ta chạm vào nó thì không cần
phải rửa; nhưng nếu cơ thể của con chó đang ướt hoặc bàn tay của chúng ta đang
ướt, khi chúng ta chạm vào nó thì phải rửa bảy lần và một lần với đất giống như
việc chúng ta bị con chó liếm hoặc chúng ta chạm vào nước bọt của nó.
Quí đồng đạo Muslim thân hữu, mặc dù Islam coi chó là Najis và chúng ta
không được phép nuôi chó ngoại trừ với những lý do để canh giữ vật nuôi, cây trồng
và làm thú săn bắt, nhưng Islam không cho phép chúng ta gây hại và có những
hành động xấu với chó. Một người Muslim chân chính và thấu hiểu sự thật của tôn
giáo, khi nhìn thấy một con chó vô tình chạy vào làng của mình hoặc vào nhà của
mình, anh ta sẽ chỉ xua đuổi để nó trở lại nơi ở của nó, anh ta sẽ không cố gắng
đuổi để đánh đập hoặc giết hại nó, bởi vì chó cũng là một trong các tạo vật của
Allah và bởi vì việc yêu thương loài vật và tử tế với chúng là một trong những
nguyên tắc của Islam. Allah, Đấng Nhân Từ phán:
{Quả thật, Allah
ra lệnh phải công bằng, phải sống tốt đẹp.}(Chương 16 - Annahl, câu 90)
{Và các ngươi
hãy hành thiện bởi quả thật Allah yêu thương những người hành thiện.}(Chương 2
– Al-Baqarah, câu 195)
Thiên Sứ của Allah (saw) nói:
“Quả thật Allah
đã sắc lệnhphảiIhsan (tử tế, tốt bụng, thương xót, hiền lành) đối với mọi thứ.
Vì vậy, khi các ngươi giết (ai đó mà Allah cho phép theo qui định của Ngài) thì
hãy giết theo cách tốt nhất (tức cách mà nó có thể lấy đi sự sống nhanh nhất và
ít gây đau đớn nhất); và khi các ngươi cắt tiết (con vật) thì hãy cắt tiết một
cách tốt nhất, hãy làm cho lưỡi dao sắc bén, và hãy để con vật chết một cách nhẹ
nhàng nhất.” (Muslim)
Chắc có lẽ ít nhiều trong chúng ta đã từng nghe câu chuyện về người đàn
ông và con chó hay câu chuyện về người phụ nữ và con chó. Và đây là những câu
chuyện do chính Thiên Sứ của Allah (saw) đã kể cho chúng ta nghe như một lời
răn dạy để chúng ta học và làm theo. Trong Albukhari, Thiên Sứ của Allah(saw) kể
rằng, trong khi một người đàn ông đang đi bộ, anh ta trở nên vô cùng khát nước.
Anh ta tìm thấy một cái giếng. Anh ta xuống đó uống nước. Khi chuẩn bị rời đi,
anh ta nhìn thấy một con chó trôngcó vẻ đang rất khát. Lưỡi của nó đang thè ra
và đang ăn chất bẩn ẩm ướt vì quá khát. Người đàn ông nghĩ bụng con chó này chắc
cũng đáng rất khát nước như mình. Vì vậy, anh ta xuống giếng, cho đầy nước vào
chiếc giày của mình, dùng răng cắn chiếc giày trèo lên và làm dịu cơn khát của
con chó. Allah đánh giá cao hành động đó của anh ta và đã tha thứ cho tất cả tội
lỗi của anh ta.
Và trong bộ Sahih Muslim, Thiên Sứ của Allah (saw) cũng đã kể cho chúng
ta biết rằng một người phụ nữ hành nghề mại dâm đã được Allah tha thứ tất cả tội
lỗi vì hành động dùng chiếc giày của mình múc nước từ giếng lên cho một con chó
đang khát uống.
Hỡi người Muslim, chúng ta hãy biết rằng lòng thương xót của Allah bao
trùm mọi thứ như Ngài đã khẳng định:
{(Allah) phán:
Hình phạt của TA, (TA dùng nó) để trừng trị kẻ nào TA muốn, tuy nhiên, lòng
thương xót của TA bao trùm tất cả mọi thứ.}(Chương 7 – Al-A’raf, câu 156)
Allah là Đấng Nhân Từ, Ngài tha thứ cho những người tội lỗi qua những
hành động tốt của họ như đã xảy ra với người đàn ông và người phụ nữ trong hai
câu chuyện mà Thiên Sứ của Allah đã kể cho chúng ta nghe. Quả thật, sự tha thứ
và banthưởng của Allah luôn nhiều hơn và lớn hơn những gì chúng ta đã làm và
cao hơn những gì chúng ta xứng đáng. Allah phán:
{Thật vậy, Allah
không làm mất phần thưởng của những người làm điều tốt.}(Chương 9 – Attawbah,
câu 120)
Vì vậy, chúng ta, những người Muslim, hãy luôn ghi nhớ rằng chúng ta sẽ được trao phần thưởng cho việc thể hiện lòng tốt và lòng thương xót cũng như cho hành vi tử tế và tốt lành của chúng ta, không chỉ đối với loài chó mà còn đối với tất cả các sinh vật sống khác.