Islam và bảo hiểm

Nhiều người Muslim ngày hôm nay đang sống trong các đất nước, các quốc gia không phải Islam.

Có nhiều hợp đồng giao dịch, trao đổi mà họ không rõ là chúng có hợp pháp trong giáo luật Islam hay không. Và hợp đồng giao dịch đang phổ biến hiện nay là các loại hợp đồng bảo hiểm hay các loại mua bán bảo hiểm. Vậy các loại bảo hiểm này có hợp lệ theo các qui định giáo luật của Islam hay không?

Các loại Bảo hiểm liên quan đến Muslim 

Được biết, hợp đồng bảo hiểm có nguồn gốc gần đây, nó xuất hiện vào thế kỷ thứ mười bốn sau Công nguyên ở Ý dưới hình thức bảo hiểm hàng hải.  Và bảo hiểm có hai loại:

Loại thứ nhất: Bảo hiểm tương trợ, đó là khi một số người đồng ý rằng mỗi người trong số họ đóng góp một khoản cụ thể để bù đắp cho những thiệt hại có thể xảy ra với một trong số họ nếu một rủi ro nhất định xảy ra. Tuy nhiên, loại hợp đồng bảo hiểm này ít được ứng dụng trong đời sống thực tế.

Loại thứ hai: Bảo hiểm thương mại, tức bảo hiểm có phí cố định, là khi người được bảo hiểm cam kết trả một số tiền cố định cho người bảo hiểm (công ty bảo hiểm hay doanh nghiệp bảo hiểm), theo đó người bảo hiểm cam kết trả một số tiền nhất định khi một rủi ro nhất định xảy ra và phần bồi thường được trả cho một người thụ hưởng cụ thể, những người thừa kế của anh ta hoặc người được bảo hiểm và hợp đồng này là một trong những hợp đồng bồi thường.

Loại thứ nhất, bảo hiểm tương trợ, là một trong những hợp đồng quyên góp, trong đó những người tham gia không nhằm mục đích trục lợi mà mang ý nghĩa chia sẻ khó khăn, an ủi,gắn bó và đùm bọc lẫn nhau, giống như một sự tương trợ trên chính nghĩa, loại này được phép trong Islam, nhưng ít người làm.

Loại thứ hai, bảo hiểm có phí, nó được lưu hành rộng rãi, chẳng hạn như bảo hiểm nhân thọ, ô tô, nhà cửa, sức khỏe, v.v. Hợp đồng bảo hiểm này được coi là một giao dịch mang tính sác xuất tức có khả năng xảy ra hoặc không xảy ra, bởi vì việc trả lại phí bảo hiểm không phải điều chắc chắn, bởi vì nếu rủi ro không xảy ra, công ty bảo hiểm sẽ không trả bất cứ điều gì và họ sẽ là người được lợi; còn nếu rủi ro mà hợp đồng được giao kết xảy ra, công ty bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trả cho người được bảo hiểm số tiền không tương xứng với phí bảo hiểm đã đóng.

Nếu hợp đồng bảo hiểm có tính chất như vậy, thì chúng ta, những người Muslim cần quay lại hình thức bảo đảm trong các quy định của luật học Islam để phán quyết hợp đồng này phù hợp với giáo luật Islam hay vi phạm các quy tắc bảo đảm của luật Islam. {alertError}

Trong luật Shari’ah của Islam, không ai có nghĩa vụ phải đảm bảo tài sản của người khác bằng cách lấy tài sản hoặc giá trị của tài sản đó trừ khi người đó muốn lấy nó một cách bất chính, hoặc muốn lãng phí tài sản của người sở hữu, hoặc muốn làm hỏng nó để trục lợi bằng cách đốt cháy, phá hủy, nhấn chìm hoặc các nguyên nhân phá hủy tương tự, hoặc y là kẻ gian lận hoặc lừa đảo, hoặc y hứa đảm bảo việc trả lại số tiền này, nhưng không điều nào trong số đó đạt được trong hợp đồng bảo hiểm có phí bảo hiểm (bảo hiểm thương mại), trong đó hợp đồng bảo hiểm yêu cầu công ty bảo đảm cho chủ sở hữu số tiền tương ứng với những gì bị hư hỏng hoặc thiệt hại, hoặc khi cái chết xảy ra do tai nạn, vì rằng công ty bảo hiểm không được coi là người bảo đảm theo nghĩa bảo đảm của giáo luậtIslam. Và dựa theo các qui định hợp đồng giao dịch và mua bán trong giáo luật Islam, thì việc bao gồm các khoản tiền theo cách thức được thực hiện trong hợp đồng bảo hiểm chứa đựng sự bất công, không trung thực, gian lận và lừa dối.

Giáo luật Islam không tán thành việc kiếm tiền theo bất kỳ cách nào trong số này và những cách tương tự, bởi vì Islam không cho phép tiêu thụ tiền của mọi người một cách bất chính. 

Allah phán:

{Hỡi những người có đức tin, các ngươi chớ đừng ăn tài sản lẫn nhau một cách bất chính.} (Chương 4 – Annisa’, câu 29)

Islam chỉ cho phép các hợp đồng giao dịch, mua bán không có sự lừa dối hoặc gây thiệt hại cho một trong các bên. Tuy nhiên, trong hợp đồng bảo hiểm có sự lừa dối và thiệt hại thực sự cho một trong các bên, bởi vì tất cả những gì công ty bảo hiểm làm là thu phí bảo hiểm từ các bên ký hợp đồng với nó, và thu được một số vốn lớn từ các khoản phí bảo hiểm này. Số vốn này công ty bảo hiểm đầu tư vào các khoản Riba và các khoản khác, sau đó, nó trả từ khoản lợi nhuận siêu dồi dào của mình những gì mà hợp đồng bảo hiểm bắt buộc nó phải bồi thường cho những tổn thất xảy ra bằng tiền của người được bảo hiểm, mặc dù công ty không liên quan đến nguyên nhân của những tổn thất này, dù là trực tiếp hay gián tiếp đều không liên quan.

Vì vậy, nghĩa vụ bồi thường tổn thất của công ty bảo hiểm là không có cơ sở pháp lý của giáo luật Islam, tương tự, phí bảo hiểm mà công ty thu từ chủ sở hữu cũng không theo quy định của giáo luật Islam. Và hợp đồng nào không dựa trên cơ sở pháp lý của giáo luật Islamthì hợp đồng đó không hợp lệ trong tôn giáo Islam, những điều kiện, nghĩa vụ được thiết lập trong hợp đồng đó cũng không hợp lệ. Không những vậy, bất cứ hợp đồng nào khi nó bao gồm một điều kiện không hợp lệ với qui định của giáo luật Islam thì nó không hợp lệ trong Islam.

Và sự lừa dối ở đây, trong hợp đồng bảo hiểm thương mại, có nghĩa là rủi ro, và đây là những gì có sẵn trong hợp đồng bảo hiểm. Và thực tế hợp đồng bảo hiểm thương mại hay mua bán bảo hiểm là một hợp đồng mua bán tiền với tiền, và nó chứa đựng sự lừa dối rõ ràng, và các luật gia Islam “Fuqaha” đều đồng thuận rằng sự lừa dối ảnh hưởng đến các hợp đồng trao đổi tài chính.

Với tất cả những điều này, giới học giả Islam đều cho rằng hợp đồng mua bán bảo hiểm là một hình thức giao dịch Riba, bởi vì có sự gia tăng của tiền trong việc đổi tiền lấy tiền. Và lợi tức trong hệ thống bảo hiểm thương mại là một trong những nhu cầu cần thiết của nó, vì vậy,Riba được xem là có trong cách tính phí bảo hiểm, trong đó lãi suất được bao gồm, và hợp đồng bảo hiểm là phí bảo hiểm mà tiền lãi được cộng vào, và quỹ bảo hiểm chủ yếu là đầu tư với lãi suất bằng cách cho vay, và đây là Riba bị cấm trong Islam.

Trong hầu hết các trường hợp bảo hiểm (dù có xảy ra rủi ro hay không) thì một trong các bên trả ít và nhận nhiều, hoặc trả mà không nhận, và đây là bản chất của Riba, bởi vì như đã nói, có sự gia tăng tiền trong việc đổi tiền lấy tiền, và đây là loại Riba Al-FadhlRiba Annasi-ah.

Riba Al-Fadhl là hình thức đổi một ngàn đồng lấy một ngàn hai trăm đồng, đổi một đồng đô la lấy hai đồng đô la, đổi một chỉ vàng lấy một chỉ rưởi vàng, đổi một lượng bạc lấy hai lượng bạc, đổi một ký gạo lấy hai ký gạo, đổi một rổ chà là lấy hai rổ chà là, ... tức đổi cùng loại hàng hóa và cùng bản chất nhưng không ngang bằng nhau mà có sự hơn kém nhau. 

Riba Annasi-ah là hình thức gia tăng lợi tức dựa trên yếu tố thời gian, có nghĩa là sự gia tăng mà chủ nợ tính phí từ con nợ do chậm trễ trong việc hoàn trả. Loại Riba này là một trong các loại hình thức Riba bị cấm được đề cập trong Kinh Qur’an và nó cũng bị cấm bởi sự đồng thuận của các học giả Islam. Một ví dụ về loại Riba này là khi một người giao cho người khác số tiền 20 triệu đồng hôm nay và sẽ nhận lại 21 triệu đồng từ anh ta sau một tháng. {alertWarning}

Trong trường hợp chậm thanh toán phí bảo hiểm, người được bảo hiểm có nghĩa vụ phải trả tiền lãi của việc chậm trễ, và đây là hành vi Riba Annasi-ah và điều này bị cấm trong giáo luật của Islam và tất cả các học giả đều đồng thuận về giới luật này.

Hợp đồng mua bán bảo hiểm dẫn đến sự liều lĩnh của những người được bảo hiểm bằng tiền, và thờ ơ với nó vì họ biết rằng các công ty bảo hiểm sẽ trả tiền cho họ khi xảy ra tai nạn, và điều này dẫn đến sự hủy hoại về tiền bạc và tính mạng, vì vậy hỗn loạn và sự thờ ơ chiếm ưu thế.

Vì những lý do này, các quyết định của Hội đồng Fiqh (luật học Islam) đã nhất trí đồng ý cấm mua bán bảo hiểm dưới các hình thức đã đề cập trên đây, ngoại trừ hợp đồng bảo hiểm tương trợ, vì đây là hợp đồng mang tính chất giúp đỡ và hỗ trợ thực sự.

Người Muslim hãy biết rằng, trong các loại bảo hiểm thương mại, bảo hiểm nhân thọ có tính chất tai hại hơn những bảo hiểm khác đối với mỗi người Muslim, đó là dựa dẫm vào công ty bảo hiểm thay vì trông cậy và phó thác cho Allah trong việc quản lý và ban phát bổng lộc cũng như nuôi sống con người và con cháu của họ. Và trong bảo hiểm nhân thọ, có sự hủy hoại đối với trái tim của người Muslim, khiến họ thờ ơ với Allah, từ bỏ việc cầu nguyện và nhờ đến Ngài trong khó khăn và nghịch cảnh. Tất cả những điều này khiến đức tin của một người Muslim gặp nguy hiểm lớn, và đây cũng là lý do tại sao một số học giả Islam cho phép một số loại hình thức bảo hiểm nhưng lại không cho phép bảo hiểm nhân thọ.

Người Muslim chịu trách nhiệm trước Allah toàn năng về số tiền của mình, từ đâu anh ta có được nó và anh ta đã chi tiêu nó vào những gì.

Trong một Hadith do Tirmizdi ghi lại rằng Thiên Sứ của Allah cho biết vào Ngày Phán Xét Cuối Cùng, mỗi người bề tôi sẽ được tra hỏi về bốn điều và trong số đó, số tiền và tài sản có được từ đâu và đã chi tiêu vào việc gì. Vì vậy, người Muslim bắt buộc phải tuân thủ các hợp đồng, các giao dịch mua bán được luật Islam chấp thuận và tránh các giao dịch và hợp đồng bị cấm đoán.

Về việc làm việc trong các công ty bảo hiểm, quy định của nó phụ thuộc vào loại bảo hiểm về tính hợp pháp và cấm đoán trong Islam, cái gì được phép thì được phép làm việc trong đó, cái gì bị cấm thì không được phép làm việc trong đó.

Một số câu hỏi và trả lời liên quan đến một số loại bảo hiểm mà người Muslim cần biết.

Hỏi: Nếu đi du lịch hoặc sinh sống ở một quốc gia bắt buộc phải có bảo hiểm y tế thì người Muslim sẽ làm thế nào?

Trả lời: Nếu việc đi lại và sống ở đất nước này thì người Muslim được phép tuân thủ, vì bản thân anh ta không muốn tham gia nhưng do áp đặt của đất nước mà anh ta đến hoặc đang sinh sống. Tuy nhiên, điều tốt nhất và ngoan đạo nhất là nên tránh những chuyến đi đến các đất nước như vậy càng nhiều càng tốt để giảm thiểu sự nguy hại và để từ chối những điều trái giáo luật.

Tương tự, nếu sống trong một đất nước bắt buộc người dân phải mua bảo hiểm xe cộ hoặc phải đóng bảo hiểmlương hưu hoặc các loại bảo hiểm khác, thì việc người Muslim phải tham gia sẽ không là điều có tội vì bản thân họ không hề mong muốn và chủ động tham gia. Tuy nhiên, người Muslim phải luôn tâm niệm rằng việc tham gia không phải vì nó được phép trong Islam mà là do không còn cách nào khác.


Hỏi: Người đang bị bệnh có được phép mua bảo hiểm y tế để được hưởng giảm nhẹ tiền viện phí và thuốc men không?

Trả lời: Như đã nói, các loại bảo hiểm dưới hình thức mua bán và kinh doanh đều không hợp lệ trong giáo luật Islam, tuy nhiên, đối với bảo hiểm y tế, nếu một người đang mắc bệnh và hoàn cảnh lại nghèo thì một số học giả Islam cho rằng được phép mua bảo hiểm y tế trong trường hợp này; còn đối với người vẫn khỏe mạnh và hoàn cảnh không khó khăn thì không được phép.

Hỡi những bề tôi của Allah, Allah ra lệnh cho chúng ta, Ngài phán:

{Vì vậy, các ngươi hãy kính sợ Allah (nhiều nhất có thể) theo khả năng của các ngươi,}(Chương 64 – Attagha-bun, câu 16).

Allah ra lệnh cho chúng ta phải kính sợ Ngài theo khả năng của chúng ta có nghĩa là chúng ta hãy chấp hành mệnh lệnh của Ngài theo khả năng của chúng ta và từ bỏ những điều Ngài nghiêm cấm theo khả năng, vì Allah không bắt bất cứ linh hồn nào gánh vác một điều gì đó quá khả năng của nó như Ngài đã phán: 

{Allah không bắt một linh hồn nào gánh vác trách nhiệm quá khả năng của nó..} (Chương 2 – Albaqarah, câu 286).

Hỡi những bề tôi của Allah, Allah phán ở câu 29 chương 8 – Al-Anfal:

{Này hỡi những người có đức tin! Nếu các ngươi kính sợ Allah, Ngài sẽ ban cho các ngươi tiêu chuẩn để phân biệt, và Ngài sẽ giải tỏa các ngươi khỏi những việc làm tội lỗi và Ngài sẽ tha thứ tội lỗi cho các ngươi. Bởi Allah là Đấng có vô vàn thiên ân vĩ đại.}

Học giả Ibnu Katheer nói về câu Kinh này: Quả thật, ai kính sợ Allah bằng cách thực hiện các mệnh lệnh của Ngài, từ bỏ những điều Ngài ngăn cấm thì Ngài sẽ phù hộ cho người đó biết phân biệt được giữa lẽ phải và sai trái. Và đó là nguyên nhân để Ngài phù hộ cho y luôn được thành công và luôn có lối thoát tốt đẹp cho mọi vụ việc trong cuộc sống thế gian, và là nguyên nhân để Ngài ban cho y sự hạnh phúc ở Đời Sau. 

Mới hơn Cũ hơn
Bài viết liên quan