Kiên định trên tôn giáo của Allah là điều căn bản hết sức quan trọng đối với mỗi người Muslim có đức tin thực sự nơi Allah và nơi cuộc sống Đời Sau. Ai thực sự mong muốn trở về với Allah trên con đường chân lý của Ngài một cách vững chắc phải luôn củng cố tinh thần và trái tim trong sự kiên định trên tôn giáo của Ngài.
Người Muslim hôm nay phải đối mặt với nhiều Fit-nah, những thách thức, và muôn điều cám dỗ trong cuộc sống hiện đại, cùng với nhiều dạng thức ham muốn và sở thích của bản thân con người.
Không
những vậy, người Muslim hôm nay còn phải đối mặt với những ngờ vực trong tâm
trí và tư tưởng của họ, cái đã làm cho tôn giáo Islam trở nên lạ lẫm và kỳ quặc
khiến những người giữ chặt lấy nó trở nên kỳ quái, khác thường và lập dị trong
cái nhìn của mọi người xung quanh.
Những
hình ảnh thực sự của Islam, những phong cáchchân chính của Islam và các điều
răn chân lý của Islam thậm chí trở thành những thứ kỳ quặc, những điều chưa từng
nghe, chưa từng thấy đối với chính những tín đồ Muslim.
Và
người Muslim nào có tinh thần vững chắc và trái tim kiên định thực sự trong đức
tin thì mới có thể giữ lấy tôn giáo của mình và thực hành đúng theo chân lý của
nó.
Trong
một Hadith do Tirmizdi ghi lại, Thiên sứ của Allah đã khẳng định sự việc này
khi Người nói: “Nhân loại sẽ đến một thời
đại mà người nắm chặt lấy tôn giáo của y giống nhưmột người đang nắm chặt cục
than hồng (trong lòng bàn tay).”
Ngoài
những Fit-nah, những thử thách và cám dỗ đã nói, có một thách thức khác nữa mà
người Muslim phải đối mặt và cần phải có một sự nỗ lực rất lớn mới có thể vững
bước trên tôn giáo của Allah. Và thách thức đó chính là sự thay đổi của trái
tim. Trong Hadith do Ahmad và Al-Hakim ghi lại, Thiên sứ của Allah đã có lời cảnh
báo về việc trái tim của con người sẽ dễ dàng dao động và thay đổi, Người nói:
“Trái tim của con cháu Adam (con
người) thay đổi còn hơn tốc độ sôi của nước khi đun.”
Và
trong một Hadith khác cũng do Imam Ahmad ghi lại, Thiên sứ của Allah đã đưa một
hình ảnh thí dụ khác về trái tim, Người nói:
“Sở dĩ trái tim được gọi là Qalb được
lấy từ tiếng Taqallub (luôn thay đổi và thăng trầm) là bởi vì nó cứ luôn thay đổi
liên tục. Quả thật, hình ảnh của trái tim giống như sợi lông vũ được treo ở gốc
cây, nó cứ lật trở qua lại bởi cơn gió.”
Trái
tim của người Muslim sẽ có sự dao dộng và thay đổi bởi những cơn gió: cơn gió của
lòng ham muốn nơi dục vọng của bản thân, cơn gió của sự ngờ vực và hoài nghi,
và cơn gió của những Fit-nah trong cuộc sống hiện đại ngày nay, thời đại mà
Islam chúng ta gọi là Akhir Zaman tức thời đại cuối cùng của Dunya.
Vì
vậy, người Muslim ngày hôm nay ngoài việc phải cần đến một sự nỗ lực nhiều hơn
và lớn hơn thì họ còn phải cần đến những chiếc phao to lớn đủ mạnh và đáng tin
kết thành chiếc cầu nổi vững chắc giúp ổn định trái tim của họ trước những cơn
gió triền miên không dứt mỗi khi băng qua những con sôngtrên con đường đến với
Allah.
Chiếc phao đầu tiên
và quan trọng nhất cho mỗi người Muslim ngày hôm nay là Kinh Sách của Allah tức
Qur’an và Sunnah của Thiên Sứ. Nếu người Muslim nào không nắm chặt lấy Qur’an của
Allah và Sunnah của Thiên Sứ, có thái độ thờ ơ với hai nguồn Ánh Sáng chân lý
này thìhình ảnh của người đó giống như hình ảnh của lục bìnhtrôi trên
sông.Trong một HadithSahih được Sheikh Al-Albani xác nhận, Thiên Sứ của Allah
đã nói trong bài thuyết giảng từ biệt:
“Ta
đã để lại cho các ngươi hai thứ mà sau này (khi Ta không còn trên Dunya này nữa)
các ngươi sẽ không bao giờ lạc lối (nếu các ngươi giữ chặt lấy chúng): đó là
Kinh Sách của Allah (Qur’an) và Sunnah của Ta. Và hai thứ này sẽ không bao giờ
tách rời nhau cho đến khi cả hai đi ngang qua Ta tại Al-Hawdh.”
Thiên
Sứ của Allah cho chúng ta biết rằng sau khi Người qua đời, có hai thứ mà Người
để lại cho Ummah của Người (cộng đồng tín đồ của Người), đó là Qur’an – Kinh
Sách của Allah và Sunnah của Người. Hai thứ này sẽ là chiếc phao kép vững mạnh
đảm bảo an toàn cho những ai muốn đến với Allah và sự thành công khi trình diện
Ngài; có nghĩa là nếu một người thờ phượng Allah, sống và thực hành tôn giáo
theo đúng sự hướng dẫn của Qur’an và Sunnah, khi trở về trình diện Allah, người
đó chắc chắn sẽ được cứu rỗi.
Và
qua Hadith, Thiên Sứ cũng cho biết rằng Qur’an – Kinh Sách của Allah và Sunnah
của Người là hai nguồn hướng dẫn không thể tách rời nhau, cả hai phải song hành
với nhau, và cảhai nguồn Ánh Sáng này sẽ là bằng chứng khẳng định ai đó thực sự
là người thuộc Ummah của Người khi họ đi ngang qua Người lúc Người đang đứng tại
Al-Hawdh vào Ngày Phục Sinh. Điều này có nghĩa là người Muslim không được phép
chỉ chấp nhận và nắm lấy Qur’an, từ chối Sunnah của Thiên Sứ. Nếu ai làm vậy,
người đó đã làm trái lệnh của Allah khi Ngài phán:
{Allah đã ban cho Ngươi Thiên Kinh
(Qur’an) và sự khôn ngoan (Sunnah).} (Chương 4 – Annisa’,
câu 113)
“Quả thật Ta được ban cho Kinh Sách
(Qur’an) và một thứ giống như vậy cùng với Nó (Sunnah của Người).”
(Hadith do Abu Dawood ghi lại, Sheikh Al-Albani xác nhận Sahih)
Vì
vậy, người nào nói rằng tôi chỉ tin và làm theo Qur’an, còn những gì ngoài
Qur’an – ý nói Sunnah của Thiên Sứ - thì tôi không có nghĩa vụ phải làm theo
thì người đó là Kafir, bởi vì Allah Toàn Năng đã phán:
{Ngươi hãy nói với họ: “Các người
hãy tuân lệnh Allah và Thiên Sứ (Muhammad), nhưng nếu các ngươi ngoảnh đi thì
(các ngươi hãy biết rằng) quả thật Allah không thương yêu đám người vô đức
tin.”} (Chương 3 – Ali ‘Imran, câu 32)
Người
Muslim hãy biết rằng chúng ta không thể tách rời Qur’an với Sunnah của Thiên Sứ,
bởi vì Sunnah của Thiên Sứ chính là nguồn hướng dẫn giúp một người hiểu được nội
dung của Qur’an, biết được mệnh lệnh của Allah là gì và biết được cách thức làm
Allah hài lòng trong thờ phượng Ngài cũng như trong thực hành tôn giáo hay
trong đời sống thế tục. Không có Sunnah của Thiên Sứ, một người sẽ không bao giờ
có thể làm hài lòng Allah và có thể được Allah chấp nhận cho dù y có thành tâm
thờ phượng Ngài và dâng trọn cuộc sống của mình dành cho Ngài.Allah Toàn Năng
phán:
{Ngươi (hỡi Thiên Sứ Muhammad) hãy
nói với họ: “Nếu các người thực sự yêu thương Allah thì các người hãy theo ta rồi
Allah sẽ yêu thương các người và tha thứ tội lỗi cho các người. Quả thật, Allah
hằng tha thứ, hằng xót thương.”} (Chương 3 – Ali
‘Imran, câu 31)
Trong
một Hadith được ghi trong hai bộ Sahih Albukhari và Muslim, Thiên Sứ của Allah
nói:
“Tất cả Ummah (cộng đồng tín đồ) của
Ta đều sẽ vào Thiên Đàng trừ những ai từ chối.”
Sahabah
nói: Thưa Thiên Sứ của Allah, ai từ chối? Thiên Sứ của Allah nói:
“Ai vâng lời Ta sẽ vào Thiên Đàng
và ai không vâng lời Ta là đã từ chối.”
Chiếc phao thứ hai
mà người Muslim cần đến để kết thành chiếc cầu nổi vững chắc giúp ổn định trái
tim của họ trước những cơn gió Fit-nah triền miên không dứt mỗi khi băng qua những
con sông trên con đường đến với Allah là đường lối của Salaf.
Đường
lối của Salaf muốn nói ở đây là đường lối của Sahabah, Tabi’in và thế hệ tiếp
theo sau Tabi’in, tức ba thế hệ của ba thế kỷ đầu của Islam, trong đó bao gồm bốn
vị Imam của bốn trường phái lớn của Islam: Imam Abu Hanifah, Imam Malik, Imam
Ash-Shafi’y và Imam Ahmad bin Hanbal. Những người của ba thế kỷ này đã được
Thiên Sứ của Allah xác nhận, Người nói:
“Những người tốt nhất là thế kỷ của
Ta, sau đó là những người của thế kỷ sau họ, sau đó là những người của thế kỷ
sau họ.” (Albukhari, Muslim)
Imam
Annawawi, một trong những học giả nổi tiếng của trường phái Ash-Shafi’y nói: “Thế kỷ của Thiên Sứchính là Sahabah, thế kỷ
thứ hai là Tabi’in và thể kỷ thứ ba là những người tiếp theo sau Tabi’in.”
(Xem Sharh Annawawi Ala Muslim:16/85)
Vị
sợ cộng đồng đồng tín đồcủa mình sẽ lầm lạc, trong một bài thuyết giảng gần cuối
đời của mình, Thiên Sứ của Allah đã dặn dò mạnh mẽ, Người nói:
“Các
ngươi hãy giữ chặt lấy Sunnah của Ta và Sunnah của các Khalif chính trựcđược hướng
dẫn, các ngươi hãy cắn chặt lấy nó bằng răng hàm của các ngươi.”(Hadith do Ibnu
Majah ghi lại, Sheikh Al-Albani xác nhận Sahih).
Chiếc phao thứ ba
mà người Muslim cần để kết thành chiếc cầu nổi vững chắc giúp ổn định trái tim
của họ trước những cơn gió Fit-nah triền miên không dứt mỗi khi băng qua những
con sông trên con đường đến với Allah là đi theo những học giả bám lấy đường lối
của Salaf.
Trong
thời đại ngày nay, có rất nhiều học giả nhưng đa số đều lầm lạc trừ những ai đi
trên đường lối của Salaf và bởi vì đường lối Salaf chính là đường lối của
Qur’an và Sunnah. Những học giả đi theo đường lối Salaf sẽ không nói về tôn
giáo Islam theo quan điểm riêng của mình hay theo quan điểm của bất cứ ai ngoài
thế hệ Salaf bởi vì họ biết thế hệ Salaf là thế hệ mẫu mực của chân lý Islam.
Dấu
hiệu để khẳng định rằng những học giả nào là những người đi theo đường lối
Salaf thực sự, đó là khi họ nói hoặc tranh luận về Islam họ sẽ nói và tranh luận
bằng Qur’an, Sunnah (Hadith) thông qua quan điểm và câu nói của Sahabah,
Tabi’in tức học giả của ba thế kỳ đầu tiên của Islam, dĩ nhiên, trong đó bao gồm
bốn vị Imam lớn của Islam: Abu Hanifah - Imam của trường phái Hanafi, Malik –
Imam của trường phái Maliky, Ash-Shafi’y – Imam của trường phái Ash-Shafi’y, và
Ahmad bin Ahambal – Imam của trường phái Hambali.
Chiếc phao thứ tư
mà người Muslim cần để kết thành chiếc cầu nổi vững chắc giúp ổn định trái tim
của họ trước những cơn gió Fit-nah triền miên không dứt mỗi khi băng qua những
con sông trên con đường đến với Allah trong thời buổi ngày hôm nay là giữ gìn
và duy trì nhữngtruyền thống từSunnah của Thiên Sứ đồng thời tránh xa những điều
Bid’ah.
Những
gì được thuật lại và được cho là xác thực từ Sunnah của Thiên Sứ, người Muslim
hãy đón nhận, tuân thủ và thực hiện. Ngược lại, những gì không có trong Sunnah
của Thiên Sứ, tức Người không nói, không làm và cũng không ra lệnh hay khuyến
khích thì người Muslim tuyệt đối không được làm vì đó là hành động cải biên, đổi mới và sáng tạo
trong tôn giáo, được gọi là Bid’ah, thứ mà Thiên Sứ đã cảnh báo khi Người nói:
“Ai đổi mới, cải biên bất cứ điều
gì trong sứ mạng này của Ta trong khi điều đó không thuộc trong sứ mạng của Ta
thì điều đó sẽ không được chấp nhận.” (Albukhari, Muslim)
Còn
trong lời dẫn của Muslim, Thiên Sứ của Allah nói:
“Ai
làm một việc làm nào đó mà nó không phải trong sứ mạng của Ta thì điều đó sẽ
không được chấp nhận.
Có
người Muslim tự suy diễn và phát ngôn với tuyên bố rằng Thiên Sứ của Allah chỉ
cấm những Bid’ah Sayyiah (Bid’ah xấu), vì vậy, đối với những Bid’ah Hasanah
(Bid’ah tốt) chúng ta được phép làm và chúng ta nên làm.
Thiên
Sứ của Allah đã khẳng định rằng mọi điều đổi mới, cải biên trong tôn giáo đều
là Bid’ah và mọi điều Bid’ah đều lầm lạc. Trong một Hadith do Annasa-i ghi lại
và được Sheikh Al-Albani xác nhận Sahih rằng ông Jabir bin Abdullah nói: Thiên
Sứ của Allah thường mở đầu bài thuyết giảng của mình bằng những lời tán dương
ca ngợi Allah, và sau đó là những lời:
“Ai mà Allah hướng dẫn sẽ không lầm
đường lạc lối, và ai mà Ngài làm cho lạc lối sẽ không tìm thấy nguồn hướng dẫn.
Lời nói đúng thực nhất là Kinh Sách của Allah (Qur’an); và sự hướng dẫn tốt nhất
là sự hướng dẫn của Muhammad; và điều xấu nhất là sự cải biên và đổi mới (trong
tôn giáo); tất cả mọi điều cải biên, đổi mới đều là Bid’ah; tất cả mọi điều
Bid’ah đều lầm lạc, và tất cả mọi điều lầm lạc đều trong Hỏa Ngục.”
Ông
Abdullah bin Umar nói: “Tất cả mọi điều
Bid’ah đều Dhalal (lầm lạc) ngay cả mọi người thấy nó tốt đẹp.” (Al-La-laka-i,
Ibnu Battah, Al-Baihaqi, Ibnu Nasr ghi lại với đường dẫn truyền xác thực).
Đại
học giả Malik – Imam của trường phái Maliky nói: “Ai làm một điều Bid’ah trong
Islam và cho rằng nó tốt đẹp thì quả thật người đó đã khẳng định rằng Muhammad
đã phản bội Bức Thông Điệp của Allah vì Ngài đã phán ở câu số 3 chương 5 –
Al-Ma-idah, {Ngày nay, TA đã hoàn chỉnh tôn giáo cho các ngươi}. Vì vậy, những
gì không phải là tôn giáo vào thời điểm đó không phải là tôn giáo của ngày hôm
nay.” (Al-I’tisam:1/54)
Học
giả Al-Hafiz Ibn Hajar đã thuật lại trong Fath Al-Bari rằng Imam Ash-Shafi’y
nói: Bid’ah có hai loại: loại đáng khen và loại đáng trách. Bất cứ điều gì phù
hợp với Sunnah của Thiên Sứ đều đáng khen, và bất cứ điều gì trái với Sunnah của
Người đều đáng chê trách.
Và
học giả Al-Baihaqi ghi trong “Mana-qib Ash-Shafi’y – 1/469”, Imam Ash-Shafi’y
nói: “Những điều cải biên, đổi mới có hai dạng: những gì đổi mới và cải biên
khác với Qur’an hoặc khác với Sunnah hoặc khác với Athar(câu nói của Sahabah)
hoặc Ijma’ thì đó là Bid’ah lầm lạc; còn sự đổi mới và cải biên trong những điều
tốt không khác với một trong những điều này thì sự đổi mới và cải biên đó không
phải là điều đáng chê trách.”
Như
vậy, người Muslim cần hiểu rằng sự đổi mới và cải biên được gọi là Bid’ah bị
nghiêm cấm trong Islam, là những sự đổi mới và cải biên trong thờ phượng và thực
hành tôn giáo; còn những đổi mới, sáng tạo không nằm trong phạm vi này (thờ phượng
và thực hành tôn giáo) thì thế hệ học giả Salaf cũng như các học giả chân chính
đi theo đường lối của họ đều không coi đó là Bid’ah mà là một sự cải tiến hay cải
thiện.
Chiếc
phao thứ năm mà người Muslim cần để kết thành chiếc cầu nổi vững chắc giúp ổn định
trái tim của họ trước những cơn gió Fit-nah triền miên không dứt mỗi khi băng
qua những con sông trên con đường đến với Allahlà thường xuyên cầu nguyện
Allah.
Người
Muslim hãy luôn hướng đến Allah bằng sự cầu nguyện, hãy thường xuyên cầu xin
Ngài củng cố đức tin của họ cũng như làm vững bước chân của họ trên con đường
ngay chính, Allah phán:
{(Những
người thực sự có kiến thức vững chắc thường cầu nguyện):“Lạy Thượng Đế của bầy
tôi, xin Ngài đừnglàm trái tim của bầy tôi lệch lạc sau khi Ngài đã hướng dẫn bầy
tôi, xin Ngài hãy ban cho bầy tôi hồng phúc từ nơi Ngài. Quả thật, Ngài là Đấng
Hằng Ban Phát.”}(Chương 3 – Ali ‘Imran, câu 8).
Ông
Anas bin Malik thuật lại rằng Thiên sứ của Allahthường cầu xin Allah với lời:
“Này
hỡi Đấng lật trở các con tim, xin Ngài củng cố trái tim của bề tôi trên tôn giáo
của Ngài!”
Ông
Anas nói: Thưa Thiên Sứ của Allah, tôi tin nơi Người và những gì Người mang đến,
chẳng lẽ Người lo sợ cho chúng tôi sao? Thiên Sứ của Allah nói:
“Đúng vậy, quả thật các con tim đều
nằm giữa hai ngón tay trong các ngón tay của Allah, Ngài lật trở nó như thế nào
tùy ý Ngài.” (Hadith do Tirmizdi ghi lại và Sheikh
Al-Albani xác nhận Sahih).
Đó
là năm chiếc phao mà người Muslim cần để kết thành chiếc cầu nổi vững chắc giúp
ổn định trái tim của họ trước những cơn gió Fit-nah, những cơn gió của sự cám dỗ
và thử thách của thời đại ngày nay mỗi khi phải băng qua những con sông trên
con đường đến với Allah.
Cầu
xin Allah hướng dẫn và củng cố bước chân của chúng ta trên con đường đến với
Ngài. Hỡi Allah, Đấng lật trở con tim, xin Ngài củng cố trái tim của bầy tôi
trên tôn giáo của Ngài!!!