Sheikh Sulayman Al-Jasir: Trong những trường hợp nào, lời di chúc bị cấm thực hiện?
Đáp: Có 4 hoặc 5 trường hợp không được di chúc:
Đầu tiên: Cấm lập di chúc khi cậu ‘Abdullah muốn di chúc xuất tiền nhiều hơn một phần ba tài sản. Đúng, tiền bạc là của cậu, cậu là người mệt mỏi tích cóp số tiền đó, cậu đã thức khua dậy sớm, tảo tầng, đi ngược về xuôi không màng đến sức khỏe mạnh lành hay đau yếu.
Cho dù như vậy, thì mức
tối đa cho phép cậu di chúc xuất tiền đi chỉ được một phần ba mà thôi. Vậy số tiền
còn lại đi đâu? Với hai phần ba còn lại, Allah qui định chia cho những người thừa
kế. Cậu rõ không? Thế tại sao cậu không chịu tự tạo hạnh phúc cho mình trong cuộc
sống? Nabi của chúng ta –Sollollohu ‘alaihi wasallam– đã nói:
{Quả thật,Allah đã qui định cho tất cả hưởng đủ quyền
lợi của mình.} đây là trường hợp thứ hai.
Bằng chứng cho trường hợp đầu tiên, Nabi –Sollollohu
‘alaihi wasallam– nói:
{1/3, và 1/3
là nhiều.} như được ghi lại từ Sa’d bin Abi Waqqas–Rodhiyollohu ‘anhu– trong hai bộ
Sahih.
Trường hợp thứ hai: Không có di chúc cho người thừa
kế, như Ibnu Majah ghi từ Abu Umamah Al-Bahili, từ Nabi –Sollollohu ‘alaihi
wasallam– nói:
{Quả thật, Allah đã qui định cho tất cả hưởng đủ quyền
lợi của mình, và không có di chúc cho người thừa kế.}
BTV: Người cha đã được Allah qui định phần thừa kế của
mình.
Sheikh: Đúng, Allah đã qui định phần thừa kế của mẹ
hoặc cha hoặc vợ hoặc con trai hoặc con gái hoặc những người khác tương tự.
BTV: Nếu như có một đứa con hiếu thảo hơn, ngoan hiền
hơn, vậy cha có được phép chia phần thừa kế cho đứa con đó nhiều hơn không?
Sheikh: Nghĩa là cha viết di chúc cho thêm con tên ‘Abdullah, thí dụ vậy. Là đứa con quan tâm đến cha nhiều hơn. Đây là điều không được phép.
Đây là chủ đề mà chúng ta đang thảo luận, chúng tôi khuyên các người cha rằng hãy công bằng, khuyên các bà mẹ cần phải công bằng thậm chí cả nụ cười, trong các đối xử, cần phải chú trọng trong thái độ và cử chỉ.
Thí dụ: Tôi có một trong hai đứa con rất hiếu thảo với tôi… nó rất quan tâm đến tôi, nó không ngủ với vợ vì muốn hiếu thảo với cha nó khi ông bị bệnh hoặc già yếu gì đó, và đứa con còn lại không có hiếu gì cả.
Cho dù vậy, vẫn bắt buộc anh phải công bằng với cả hai, và chủ đề của chúng ta áp dụng theo Hadith của An-Nu’man bin Bashir –Rodhiyollohu ‘anhu– khi mà ông Bashir cho An-Nu’man, con trai của ông một tiểu đồng của ông. Vợ ông bảo hãy đến gặp Nabi nhờ Người làm chứng cho việc này.
Nabi –Sollollohu ‘alaihi
wasallam– hỏi:
{Có phải tất cả con cái của anh đều được anh cho như vậy?}
Bashir đáp: Không.
Người hỏi:
{Anh có hài lòng việc chúng trở thành những đứa con có hiếu như nhau không?}
Bashir đáp: Dạ có.
Người nói:
{Hãy công bằng.} Có đường truyền khác ghi:
{Hãy vì sợ Allah mà công bằng với các con của các
ngươi.} Có đường truyền khác ghi:
{Quả thật, Ta không làm chứng cho điều bất công.}
Cho thấy, bắt buộc phải công bằng giữa các con, không phân biệt là con có hiếu
và con không có hiếu, bởi trách nhiệm của cha mẹ là phải công bằng trong cho tặng tiền
bạc, đừng thiên vị vì đứa con này có hiếu nên cho nhiều hơn, đừng làm vậy. Trách
nhiệm của anh là phải công bằng với con cái.
BTV: Kể cả với các bà vợ,đây là sự phân chia những
gì tôi sở hữu.
Sheikh: Đúng, việc này liên quan đến câu nói của
Nabi –Sollollohu ‘alaihi wasallam– khi Người khấn vái đây là sự phân chia của bề
tôi với những gì bề tôi làm chủ và xin đừng bắt tội bề tôi với những gì không
làm chủ. Nghĩa là những gì trong con tim thì con người cố gắng thực hiện theo
công bằng theo khả năng, Allah chỉ bắt buộc chúng ta tùy theo khả năng riêng của
mỗi người, bởi Ngài đã phán:
{Vì vậy, các ngươi hãy kính sợ Allah (nhiều nhất có
thể) theo khả năng của các ngươi.} (chương 64 – At-Taghabun: 16).
BTV: Tốt quá.
Trường hợp thứ ba: Cấm di chúc bằng định tâm gây thiệt thòi cho người thừa kế, như đã biết việc di chúc thiệt thòi người thừa kế bị xem là đại tội.
Bởi Allah đã phán:
{(tuy nhiên, việc phân chia này) được thực hiện sau
khi đã hoàn tất xong phần di chúchoặc nợ, miễn sao không gây thiệt thòi cho những
người thừa kế.} (chương 4 – An-Nisa: 12).
Thí dụ về di chúc thiệt thòi người thừa kế: Trước khi
rời khỏi cuộc sống trần gian này, anh muốn chia tiền bạc của mình không phải định
tâm được đến gần Allah, mà muốn rút bớt tài sản thừa kế cho ít hơn. Có người đối xử
tốt với người có mối quan hệ xa mà bỏ mặc vợ con, không cần thiết anh phải bố
thí cho người xa với anh trong quan hệ tình thân mà lại bỏ mặc người nhà của
anh trong khó khăn.
Trong những hình ảnh di chúc thiệt thòi người thừa kế,
có người di chúc một khoản tiền nhất định nhưng tài sản của y lại rất ít, giống
như một người không có tài sản nào ngoài ngôi nhà đang ở cùng vợ con. Nhưng ông
ta lại viết di chúc bố thí một phần ba tài sản của mình. Điều này có nghĩa như ông
muốn nói với vợ con của mình, nếu như tôi chết hãy bán nhà đi mà thực hiện theo
di chúc. Chú ý:Trường hợp này không làm theo lời di chúc.
Trường hợp thứ tư: Cấm di chúc làm điều Haram. Có một số người di chúc bảo: Tôi chết đi hãy tổ chức tang lễ cho tôi long trọng, đặt hoa lên mộ của tôi, đặt đá thế này thế kia.
BTV: Và khóc cho tôi một tháng dài.
Sheikh: Và những điều tương tự như thế. Đây là những điều
không được truyền lại từ Thiên Sứ –Sollollohu ‘alaihi wasallam– hay bất cứ
Sahabah nào cả, nếu ai đó trong số họ từng làm là chúng ta bắt chước theo rồi.
Có một người anh em đáng kính đã yêu cầu tôi viết di
chúc cho ông muốn xuất khoản 200.000 Riyal (tương đương hơn 1,2 tỉ) để tổ chức
tang lễ cho mình sau khi chết. Với 200.000 Riyal chia cho một tang lễ với ba tổ
chức, mời người đến đọc Qur’an, đến cầu xin…Đây là điều không phù hợp với giáo luật.
Tất nhiêu di chúc này không được thực hiện.
BTV: Nếu như chúng ta tiếp theo trường hợp thứ năm cấm
di chúc.
Sheikh: Trường hợp thứ năm cấm di chúc cho những điều
bị giáo luật cấm hoặc dụng cụ bị giáo luật cấm như âm nhạc, nhạc cụ, các hành động
không tốt đẹp khác, trong khi Allah ra lệnh chỉ được phép chia tiền bạc trong
các vấn đề tốt đẹp như Allah đã ban lệnh và Nabi của Ngài –Sollollohu ‘alaihi
wasallam– đã bảo ban chúng ta.
Đây là năm trường hợp cấm di chúc về tiền bạc.