Thiên Sứ của Allah nói:
“Giờ Tận Thế sẽ không đến cho tới khi thời gian co lại. Rằng
một năm sẽ giống như một tháng và một tháng sẽ giống như một tuần và một tuần
sẽ giống như một ngày và một ngày sẽ giống như một giờ và mộtgiờ sẽ giống như
một ngọn lửa bùng lên.” (Tirmizdi ghi lại, và
Al-Albani xác nhận hadith sahih).
Có nghĩa là vào những giai đoạn cuối cùng của thế gian, của Dunya, tức những thời đại gần ngày Tận Thế, thời gian sẽ trôi đi nhanh chóng, mọi thứ sẽ trôi qua rất nhanh, mọi người không còn cảm thấy Barakah của thời gian, họ không còn cảm thấy thời gian của họ mang lại nhiều phúc lành cho họ như trước, họ cảm thấy thời gian trôi nhanh một cách ngỡ ngàng và họ cảm thấy năng suất cũng như hiệu quả công việc không còn giống như trước.
Và có thể nói là chúng ta đang ở trong giai đoạn mà thời gian thực sự trở nên rút ngắn và co lại như Thiên Sứ đã cảnh báo trong Hadith.
Giờ đây, ai trong chúng ta cũng thực sự cảm thấy rằng thời
gian trôi rất nhanh, chúng ta thường bảo nhau, mới đó đã một năm, mới Ramadan
giờ lại sắp đến Ramadan, mới thứ sáu tuần rồi giờ lại đến thứ sáu,ngày chưa làm
gì đã tối, tối chưa ngủ đã sáng...
Và trong một lời dẫn khác
do Al-Bukhari ghi lại, Thiên Sứ của Allah ngoài việc cho biết thời gian sẽ co
lại thì Người còn cho biết rằng sẽ ít đi những điều tốt và điều xấu trở nên
nhiều hơn, Người nói:
“Thời gian sẽ co lại, những việc làm thiện
tốt sẽ giảm, lòng tham và sự keo kiệt ăn sâu vào lòng người và sự giết chốc trở
nên phổ biến.”
Có
nghĩa là thời gian lúc đó sẽ rút ngắn lại và vì vậy những việc làm thiện tốt
của chúng ta sẽ ít đi hoặc chúng ta làm nhưng kết quả không nhiều. Và do đó, có
một mối liên hệ trực tiếp giữa việc thu hẹp thời gian và thu hẹp sản lượng của
các hành động và việc làm của chúng ta.
Thật
ra, cuộc chiến với thời gian để sử dụng nó một cách tốt nhất là điều mà con
người cần phải quyết liệt, và đặc biệt chúng ta, những người Muslim lại cần
phải quyết liệt hơn nữa trong cuộc chiến này. Tuy nhiên, hầu hết mọi người
không nhận ra giá trị của thời gian.
Chúng
ta thường thờ ơ với thời gian cho đến khi mọi thứ bắt đầu trở nên khác đi,
chúng ta thường không quan tâm đến thời gian cho đến khi chúng ta bắt đầu già
đi và chúng ta vẫn vậycho đến khi sức khỏe của chúng ta bắt đầu suy kiệt, rồi
chúng ta mới nhận thấy rằng mình đã lãng phí thời gian, lãng phí sức khỏe và đó
là lý do tại sao Thiên Sứ của Allah đã nói:
“Có hai ân huệ phúc lành mà mọi người không
tận dụng được, đó là sức khỏe và thời gian rỗi.” (Albukhari)
Vì
vậy, thời gian và sức khỏe là hai thứ sẽ mang lại Barakah cho chúng ta nếu
chúng ta thực sự biết tận dụng chúng một cách hợp lý.
Barakah
có nghĩa là sự tốt lành trong một cái gì đó. Khi nói Barakah của Allah hay
Allah ban Barakah cho một điều gì đó, một thứ gì, một sự việc nào đó, có nghĩa
là Ngài sẽ làm cho nó trở nên tốt đẹp và mang lại nhiều lợi ích hơn mong đợi.
Và vì vậy, chúng ta có thể nói rằng Barakah chínhlà phước lành hay phúc lành.
Hỡi
người Muslim, để có Barakah trong thời gian của chúng ta, có nghĩa là, chúng ta
gặt hái được nhiều trong thời gian ít ỏi, tức làm ít nhưng hưởng được nhiều.Và Allah,
Thượng Đế của chúng ta đã phán:
{(Ngài là) Đấng đã tạo ra cái chết và sự sống để thử thách
các ngươi (hỡi nhân loại) xem ai là người tốt nhất trong việc làm của mình.} (Chương 67 – Al-Mulk, câu 2)
Trong
câu Kinh này, Allah cho chúng ta biết rằng Ngài thử
thách chúng ta
là để xem ai
trong chúng ta
sẽ làm tốt nhất với những việc làm của mình;
chứ không nhất thiết phải
là người giỏi nhất. Vì vậy, chúng ta cần hiểu rằng
không nhất thiết là phải hao tốn nhiều thời gian, hao tốn nhiều công sức, mà
quan trọng là biết tận dụng để có được kết quả tốt nhất.
Imam
Ibnu ‘Ata’ nói rằng một số người sống rất lâu nhưng kết quả rất ít, và một số
người sống với tuổi thọ rất ngắn nhưng kết quả lại nhiều.
Vì vậy, có những cuộc đời dài nhưng không có kết quả trong khi có những cuộc đời ngắn ngủi lại đạt được nhiều kết quả to lớn. Nếu một người chân thành với Allah, coi trọng phúc lành thời gian mà Ngài đã ban cho anh ta,anh ta sẽ có thể đạt được trong một ngày với những gì mà người khác có thể đạt được trong một tháng.
Một người thậm chí có thể đạt được nhiều hơn trong thế giới này ở tuổi 18
so với người khác ở tuổi 80 .. quan trong là chúng ta phải biết coi trọng thời
gian một cách nghiêm túc, chúng ta tận dụng nó một cách nghiêm túc.
Quý
Muslim thân hữu, có bảy điều mà chúng ta rút ra được từ Sunnah của Thiên Sứ về
việc tìm kiếm Barakah trong thời gian của chúng ta. Insha-Allah, chúng ta có
thể tìm được Barakah trong thời gian của chúng ta khi chúng ta học và thực hành
theo Sunnah của Người.
Điều
đầu tiên đó là, Thiên Sứ của Allah là người của buổi sáng. Ông Sakhr bin
Wada’ah Al-Ghamidi nói rằng ông đã nghe Thiên Sứ của Allah nói trong lời cầu
nguyện của Người:
“Hỡi Allah, xin Ngài ban
phước lành cho cộng đồng tín đồ của bề
tôi vào buổi sáng sớm.”
Và
nhiều Hadith đều thuật lại rằng Thiên Sứ của Allah thường không ngủ lại sau
Salah Fajr, và khi Người cử một tiểu đoàn hay một đội
quân xuất chinh thì Người thường cử họ ra đi vào đầu ngày. Bất cứ điều gì Người
làm trên cơ sở cá nhân và bất cứ điều gì Người làm cho Ummah, và hầu như mọi
công việc, dù công hay tư, Người đều bắt đầu vào đầu giờ sáng.
Thiên Sứ của Allah đã nói:
“Ai lễ nguyện Salah
Fajr cùng với tập thể rồi ngồi lại tụng niệm Allah (tức Zikr hoặc đọc Qur’an)
cho đến khi mặt trời mọc, sau đó thực hiện Salah hai Rak’ak, sẽ được ghi cho ân
phước giống như ân phước của Hajj và Umrah một cách trọn vẹn và trọn vẹn.” (Tirmizdi)
Điều
thứ hai mà chúng ta có thể tìm kiếm Barakah trong thời gian của mình, đó là
tránh tội lỗi và trái lệnh Allah. Imam Malik là thầy của Imam Shafi’y. Khi Imam
Malik gặp Imam Shafi'y lúc Imam Shafi’y là một thanh niên, Imam Malik thấy Imam
Shafi’y vượt trội hơn những thanh niên khác trong các học trò của mình,Imam
Malik đã dành một sự quan tâm đặc biệt đến Imam Shafi’y, và có lần ông đã nói
với Imam Shafi’y học trọ của mình: Này chàng trai, ta thấy rằng Allah đã thắp
sáng trái tim của cậu, vì vậy, đừng dập tắt ánh sáng đó bằng bóng tối tội lỗi.
Đúng
vậy, khi Allah đã cho chúng ta một cái gì đó đặc biệt, chúng ta đừng làm hỏng
nó với tội lỗi. Allah Toàn Năng phán:
{Nếu như cư dân của các thị trấn có đức tin và kính sợ
(TA) thì chắc chắn TA đã mở ra cho họ các phúc lành từ trời đất.} (Chương 7 – Al-A’raf, câu 96)
Allah
cho biết rằng nếu người dân thị trấn tin nơi Ngài rồi tránh tội lỗi do sợ
Ngàithì
Barakah sẽ đến với họ từ trên trời và cả dưới đất. Có nghĩa là khi chúng ta
tránh tội lỗi thì chúng ta mới có được Barakah của Allah, hiểu một cách ngược
lại, nếu chúng ta làm tội lỗi thì chúng ta sẽ không có được Barakah từ Allah.
Tội
lỗi sẽ làm giảm lượng của cải, làm giảm lượng thời gian, làm giảm lượng trí
tuệ, làm ô nhiễm mọi thứ mà chúng hiện diện bên trong bởi vì tất cả những thứ
đó là những phước lành mà Allah ban cho chúng ta, tất cả đều là những món quà
từ nơi Allah, và Ngài sẽ không cho phép chúng ta giữ những món quà đó nếu chúng
ta làm hoen ố chúng bằng cách không vâng lời Ngài.
Chúng
ta hãy biết rằng, chúng ta chỉ có một lượng thời gian nhất định trong cuộc đời
này, và nếu chúng ta chiếm lĩnh nó bằng việc làm tội lỗi và trái lệnh Allah,
chúng ta sẽ không còn thời gian hoặc còn rất ít thời gian cho việc ngoan đạo,
cho việc vâng lời Ngài. Nếu một người thường ngồi lê đôi mách và những thứ tương
tự, người đó có thể sẽ không còn nhiều thời gian để tập trung vào những gì quan
trọng hơn cho cuộc đời của mình ở Đời Sau.
Vì
vậy, nếu chúng ta thực sự muốn được Barakah của Allah, chúng ta phải tránh xa
tội lỗi, tránh xa những điều trái lệnh Ngài. Và đây là điều thứ hai trong việc
tìm kiếm Barakah của Allah trong thời gian của chúng ta.
Điều
thứ ba, đó là chúng ta hãy dành thời gian cho gia đình.Một số người, Subhallah,
họ không thể tìm thấy thời gian để dành cho gia đình của mình, họ có thể tìm
thấy thời gian để làm hết việc này đến việc khác, họ có thể dành thời gian cho
bạn bè, cho đồng nghiệp, cho thú vui phù phiếm vô ích của bản thân, nhưng họ
lại không thể tìm thấy thời gian để dành cho gia đình của mình. Ông Anas bin Malik
thuật lại rằng Thiên Sứ của Allah đã nói:
“Ai muốn được thêm phú quý, kéo dài tuổi thọ thì
hãy hàn gắn tình thân tộc.” (Albukhari, Muslim)
Chúng
ta hãy biết rằng gia đình là thân tộc gần nhất của chúng ta, và một trong những
hình thức hàn gắn tình thân tộc là chúng tagiữ mối quan hệ tốt đẹp với gia đình
của mình, thiết lập mối quan hệ bền chặt với gia đình của mình.
Có
những người thấy rằng gia đình kéo họ ra khỏi khả năng kiếm tiền một cách chính
đáng. Họ nói tôi phải làm nhiều hơn nữa trong sự nghiệp của mình và đó là lý do
tại sao tôi không có thời gian cho gia đình. Những người này, chúng ta thấy họ
vẫn có thời gian để giải trí, vẫn có thời gian cho tất cả mọi thứ nhưng họ
không có thời gian cho gia đình. Thật ra lý do duy nhất chỉ vì họ ít quan tâm
gia đình, không coi gia đình là quan trọng, hoặc họ có quan tâm gia đình nhưng
không đúng cách. Thiên Sứ của Allah rõ ràng đã nói theo kế hoạch của Allah, rằng
ai dành thời gian cho gia đình của mình, đối xử tốt với gia đình của mình, điều
đó sẽ làm tăng Barakah trong bổng lộc và thời gian của người đó ở thế giới này.
Và chúng ta, những người Muslim phải tin tưởng vào Allah về điều đó.
Silatul-rahim
(hàn gắn tình thân tộc), chúng ta bắt đầu với bố mẹ của chúng ta khi họ vẫn còn
sống, chúng ta bắt đầu với người bạn đời của chúng ta, sau đó là con cái của
chúng ta, và sau đó là những người thân khác của chúng ta như chú bác, cô dì
của chúng ta, v.v. Chúng ta sẽ có được Barakah thông qua việc chúng ta giữ mối
quan hệ tốt đẹp với những người đó, Barakah đến từ niềm vui của họ.
Giải thích về việc Allah sẽ kéo dài tuổi thọ, sẽ kéo dài cuộc sống của một người như được đề cập trong Hadith, một số học giả nói rằng, đó là Allah ban phước cho sức khỏe của người đó, ban phước cho khả năng của người đó.
Một số học giả khác thì nói rằng, đó là Allah ban phước cho anh ta bằng cách gia tăng nhiều thời gian hơn cho anh ta, Ngài ban Barakah cho thời gian của anh ta, và hướng dẫn anh ta làm những việc thiện và vâng lời Ngài.
Một số học giả khác thì bảo rằng, Allah
kéo dài cuộc sống của chúng ta với ký ức tốt đẹp mà chúng ta để lại với những
người chúng ta yêu quý, vì vậy, họ có trí nhớ tốt, họ có một cách đẹp đẽ để ghi
nhớ chúng ta và khi họ nhớ đến chúng ta một cách đẹp đẽ thì họ sẽ thường xuyên
cầu nguyện cho chúng ta và làm Sadaqah cũng như những việc tốt khác mang tên
của chúng ta và điều đó chính là ý nghĩa của sự kéo dài cho cuộc sống của chúng
ta trên thế gian.
Điều
thứ tư giúp cho chúng ta có được Barakah của Allah là hành động biết ơn Ngài,
Allah Toàn Năng phán:
{Nếu các ngươi biết ơn, TA chắc chắn sẽ ban thêm cho các
ngươi} (Chương 14 - Ibrahim, câu 7)
Allah
phán “TA chắc chắn sẽ ban thêm cho các ngươi”, liên quan đến đức tin nói chung nhưng cũng liên
quan đến điều cụ thể mà chúng ta thể hiện,
đó là hành động biết ơn.
Và thế nào là hành động biết ơn? Khi chúng ta sử dụng sức khỏe của mình để thực hiện những điều thiện tốt, khi chúng ta chi dùng tài sản để làm Sadaqah, khi chúng ta dành thời gian cho việc ngoan đạo và vâng lời Allah, đó là những hành động biết ơn Allah.
Và qua những hành động biết ơn này, Allah sẽ ban Barakah
cho chúng ta, đó là Ngài gia tăng sức khỏe của chúng ta, loại bỏ khỏi chúng ta
các bệnh tật; Allah sẽ ban Barakah cho tài sản của chúng ta bằng cách gia tăng
sự giàu có của chúng ta; Allah sẽ ban Barakah cho thời gian của chúng ta bằng
cách Ngài cho chúng ta sống lâu hơn và hướng dẫn chúng ta làm nhiều việc thiện
tốt hơn và để chúng ta gặt hái được nhiều ân phước hơn.
Điều
thứ năm giúp chúng ta có được Barakah của Allah, đó là chúng ta nên đọc Qur’an
hàng ngày, đặc biệt là Surah Al-Baqarah.Thiên Sứ của Allah nói:
“Các ngươi hãy đọc Surah Al-Baqarah, bởi quả
thật việc đọc nó sẽ mang lại Barakah, và việc từ bỏ nó là một sự hối tiếc, và Al-Balah
không thể đọc nó.” (Muslim)
Có
nghĩa là, khi chúng ta đọc Qur’an, đặc biệt là Surah Al-Baqarah, chúng ta đang
mở khóa tất cả các loại Barakah và chúng ta sẽ không gặp phải bất cứ sự hối
tiếc nào. Còn Al-Batalah, nó vừa có nghĩa là những kẻ lười biếng và cũng có
nghĩa là những kẻ dùng bùa thuật. Và cả hai nghĩa này đều được hiểu trong
Hadith.
Vì
vậy, một số học giả nói rằng một người lười biếng sẽ không thể đọc Surah Al-Baqarah
bởi vì đây là Surah dài nhất trong Qur’an; và những kẻ dùng bùa thuật cũng
không thể đọc được Surah này vì họ nhờ sự trợ giúp của Jinn Shaytan và Jinn
Shaytan sẽ bỏ chạy thật xa khỏi bất kỳ ngôi nhà nào có đọc Surah Al-Baqarah
trong đó.
Vì
vậy, việc chúng ta đọc Qur’an hàng ngày không những mang lại cho chúng ta nhiều
ân phước ở nơi Allah mà những điều phúc lành và may mắn sẽ được mở ra trong
cuộc sống của chúng ta trên thế gian này, đặc biệt là nếu chúng ta đọc thường
xuyên Surah Al-Baqarah. Và thực sự sẽ là một phước lành vĩ đại cho một người
nếu người đó có thể đọc thuộc lòng Surah Al-Baqarah.
Điều thứ sáu giúp chúng ta có được Barakah trong thời gian của chúng ta, đó là chúng ta hãy kết hợp Zdkir (tụng niệm và tưởng nhớ Allah) vào thói quen hằng ngày của chúng ta, chúng ta hãy để việc Zdikr Allah thành một thói quen thực tế trong sinh hoạt đời sống của chúng ta.
Ông Abu Huroiroh thuật lại rằng có lần Thiên
Sứ của Allah cùng một số Sahabah trên đường đến Makkah, đã đi ngang quamột ngọn
núi tên là Jumdan, Thiên Sứ của Allah nói:
“Hãy tiếp tục đi trên núi Jumdan này, nơi mà những người
Mufarridun đã đua nhau đi trước.”
Các Sahabah đã hỏi: Ya Rasullah (Thưa Thiên Sứ của Allah), Mufarridun là
ai? Thiên Sứ của Allah nói:
“Đó
là những người nam nữ nhiều tụng niệm và tưởng nhớ Allah.” (Hadith do Muslim
ghi lại)
Ý
nghĩa của Hadith: Những người đàn ông và phụ nữ thường xuyên Zdkir Allah, họ đã
tự tách mình và đi trước những người khác trong việc tụng niệm và tưởng nhớ
Allah, vì vậy họ đã đạt được nhiều ân phước hơn những người khác. Và họ chính
là những người được Allah đề cập trong lời phán của Ngài:
{.. Những người tưởng nhớ nhiều đến Allah, nam cũng như nữ;
Allah đã chuẩn bị cho họ sự tha thứ và phần thưởng vĩ đại.} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 35)
Những
người tụng niệm và tưởng nhớ nhiều đến Allah, có nghĩa làhọ tụng niệm và tưởng
nhớ Allah trong hầu hết thời gian của họ, đặc biệt là những thời điểm theo quy
định, chẳng hạn như sáng chiều, và sau những Salah bắt buộc.
Trong
Hadith, Thiên Sứ của Allah đã đề cập đến bối cảnh của những người Mufarridun
rằng họ đã đua nhau đi trước, tức họ đã thành công, họ đã đánh bại nhiều người trong
cuộc đua, họ đang dẫn đầu, và họ chính là những người Zdikr Allah trong hầu hết
thời gian của họ.
Nếu
chúng ta nhìn vào cuộc sống của họ, chúng ta sẽ thấy việc Zdikr không phải là
thứ bị cô lập trong một địa điểm hay thời gian thờ phượng, mà nó hầu như hiện
diện trong mọi không gian và thời gian trong cuộc sống sinh hoạt của họ. Chiếc
lưỡi của họ luôn ẩm ướt với những lời Zdikr, họ Zdikr lúc đang nấu ăn, họ Zdkir
khi đang đi bộ, họ Zdikr khi đang tập thể dục, họ Zdikr khi làm đang làm bất cứ
điều gì. Và họ chính là hình ảnh của những người mà Allah đã mô tả trong
Qur’an:
{Họ là những người (thường xuyên) tụng niệm Allah lúc đứng,
lúc ngồi và ngay cả lúc nằm nghiêng một bên.} (Chương 3 – Ali ‘Imran, câu 191)
Những
người này đã gắn việc tụng niệm và tưởng nhớ Allah vào cuộc sống hàng ngày của
mình, họ không chỉ thực hiện Zdikr trong Masjid sau các Salah, họ không chỉ
thực hiện Zdikr vào các thời điểm ấn định như sáng chiều hoặc trong những không
gian đặc biệt nào đó, mà đối với họ Zdikr là thứ đã trở thành một thói quen
thường ngày của mình.
Chúng
ta đã từng nghe câu chuyện về người thợ làm bánh mì trong thời của Imam Ahmad
bin Hambal. Câu chuyện cho biết rằng tất cả những gì người thợ làm bánh mì cầu
xin Allah thì đều được Allah ban cho, nguyên nhân là bởi vì miệng của anh ta
hầu như không ngừng Zdikr Allah, anh ta Zdkir Allah ngay cả khi đang nướng bột
của mình.
Vì
vậy, hỡi người Muslim, chúng ta hãy kết hợp việc tụng niệm và tưởng nhớ Allah
vào thói quen hằng ngày của chúng ta, chúng ta đừng chỉ xếp nó vào một chỗ. Nếu
chúng ta làm được như vậy, chắc chắc điều đó sẽ gia tăng ân phước cho chúng ta
ở Đời Sau và chắc chắn nó sẽ mở ra nhiều thêm Barakah cho cuộc sống của chúng
ta ở đời này.
Điều thứ bảy giúp chúng ta có được Barakah trong thời gian của chúng ta, đó là chúng ta hãy luôn đồng hành cùng với những người ngoan đạo và đức hạnh, đặc biệt là những người ngoan đạo có kiến thức và thông hiểu về Islam.
Allah Toàn Năng phán:
{Ngươi hãy kiên nhẫn cùng với những người thường cầu nguyện
Thượng Đế của họ sáng chiều với mong muốn làm đẹp lòng Ngài.} (Chương 18 – Al-Kahf, câu 28)
Allah
bảo chúng ta hãy
kiên nhẫn với những người thường cầu nguyện Ngài sáng chiều, có
nghĩa là
hãy đồng hành với họ, luôn bầu bạn với họ, bởi vì họ sẽ
là nguồn động lực giúp chúng ta tránh xa tội lỗi và trái lệnh Allah, là tấm
gương tốt đẹp để chúng ta bắt chước và noi theo.Và Allah Toàn Năng phán:
{Vì vậy, các ngươi hãy hỏi những người hiểu biết nếu các
ngươi không biết.} (Chương 16 - Annahl, câu 43)
Allah
bảo chúng ta hãy hỏi những người hiểu biết, có nghĩa là chúng hãy luôn đồng
hành cùng với họ để học hỏi kiến thức, bởi vì họ là nguồn hướng dẫn, là ánh
sáng trên con đường đến với Allah.
Một
Hadith nổi tiếng, chắc có lẽ hầu hết chúng ta đều đã từng nghe, đó là Hadith do
Imam Ahmad, Abu Dawood và Tirmizdi ghi lại và được học giả Al-Albani và Ibnu
Al-Qayim xác nhận là Hadith tốt. Nội dung Hadith nói rằng ai tìm con đường để
học hỏi kiến thức Islam (tức kiến thức về Qur’an và Sunnah của Thiên Sứ), thì
Allahsẽ mở cho y một sự dễ dàng trên con đường đến Thiên Đàng, và các Thiên
Thần sẽ cầu xin Allah ban phúc lành cho họ.
Hỡi
người Muslim, việc tìm con đường để học hỏi kiến thức Islam không giới hạn ở
việcđến trường lớp, mà nó bao hàm bất cứ con đường nào miễn chúng ta có thể học
hỏi được kiến thức tốt đẹp và đúng đắn của Islam. Và một trong những con đường đó
là đồng hành cùng với những người có kiến thức và thông hiểu về Qur’an và
Sunnah của Thiên Sứ, và dĩ nhiên, những người này phải luôn thực hành theo sự
hiểu biết của mình.
Đó
là bảy điều giúp chúng ta có được Barakah trong thời gian của chúng ta.
{Thề bởi thời gian, quả thật, con người chắc chắn sẽ ở
trong tình trạng thua thiệt, trừ những ai có đức tin và hành thiện, khuyên bảo
nhau điều chân lý và khuyên bảo nhau kiên nhẫn.} (Chương 103 - Annahl, câu 1-3)
Cầu xin Allahhướng dẫn và soi sáng tất cả những người Muslim, xin Ngài thương xót và tha thứ tội lỗi cho họ bởi Ngài là Đấng nhân từ và hằng tha thứ. Cầu xin Ngài ban Barakah cho họ trong tất cả những gì Ngài ban cho họ và cầu xin Ngài thương xót và cứu rỗi họ vào Ngày Sau.