Các Hadith Chọn Lọc (Phần 1)

         Hadith 1. Ông Ibnu ‘Umar (‘Abdullah con trai của ‘Umar) thuật lại:

{Thiên Sứ của Allah Sollollohu ‘alaihi wasallamCấm cạo tóc chừa chỏm.} (Al-Bukhari và Muslim).

Phân tích Hadith: Thiên Sứ của Allah Sollollohu ‘alaihi wasallam cấm cạo đầu chổ này và chừa lại chổ khác như cạo ba chỏm hoặc chừa lại chùm tóc dài khác biệt trên đầu, đây là lệnh chung cho tất cả mọi người.

Các bài học từ Hadith

1) Islam cấm cạo đầu lõm chỏm, cạo chổ này và chừa chổ khác.

 

Hadith 2. Bà ‘A-ishah thuật lại: Có một số người hỏi Thiên Sứ của Allah– Sollollohu ‘alaihi wasallam – về thầy bói. Người đáp:

{Không là gì cả.} Mọi người nói tiếp: Thưa Thiên Sứ của Allah, đôi khi họ nói với chúng tôi về điều gì đó thì nó lại xảy ra đúng như vậy? Thiên Sứ của Allah– Sollollohu ‘alaihi wasallam – nói:

{Đó là một lời nói thật mà lũ Shaytan đã rỉ vào tai của chủ nhân chúng, dựa vào đó mà họ bịa đặc thêm hàng trăm lời nói dối khác.} Theo đường truyền của Al-Bukhari ghi từ bà ‘A-ishah: Rằng bà đã nghe được Thiên Sứ của Allah – Sollollohu ‘alaihi wasallam – nói:

{Khi các Thiên Thần cưỡi mây xuống truyền đạt những điều đã tiền định trên trời, thừa cơ hội lũ Shaytan nghe trộm thông tin. Nghe trộm xong, chúng liền truyền tai lại cho những tên thầy bói, dựa theo đó mà họ bịa thêm hàng trăm lời dối trá khác.}

Phân tích Hadith: Bà ‘A-ishah cho biết về một nhóm người đã hỏi Nabi – Sollollohu ‘alaihi wasallam – về những tên thầy bói nói trước về sự kiện sẽ xảy ra ở tương lai. Người đáp: Chớ đừng tin tưởng vào chúng, chớ đừng lấy lời lẽ của chúng và đừng quan tâm đến chúng. Nhóm người đó cố giải thích thêm: Đôi khi lời họ báo về một điều gì đó sẽ xảy ra thì nó lại xảy ra giống như họ đã nói. Nabi – Sollollohu ‘alaihi wasallam – nói: Thật ra, lũ Jinn đã trộm nghe lén thông tin ở trên trời, chúng tìm đến các chủ nhân của chúng là những tên thầy bói mà rỉ vào tai họ những điều chúng nghe được, rồi những tên thầy bói đó bịa thêm hàng trăm lời dối trái khác dựa theo nguồn tin đã nghe được ở trên trời. Còn về ý nghĩa Hadith của Al-Bukhari: Nhóm Thiên Thần nghe được sắc lệnh của Allah Tối Cao đã quyết định ở trên trời về các vụ việc xảy ra hằng ngày ở dưới trần gian, rồi Họ cưỡi mây đi xuống để truyền cho các Thiên Thần khác sắc lệnh mà Họ nghe được. Lúc đó, cũng là lúc lũ Shaytan đến trộm nghe lén, rồi chúng xuống gặp các chủ nhân của chúng là những tên thầy bói mà báo lại thông tin đã nghe được. Dựa theo các thông tin nghe được mà các nhà tiên tri bịa thêm hàng trăm lời dối trá khác hoặc nhiều hơn.

Các bài học từ Hadith

1- Cấm tin theo lời của thầy bói, nhà chiêm tinh. Tất cả lời nói của họ đều giả dối, bịa đặt mặc dù thỉnh thoảng vẫn đúng sự thật.

2- Điều mà các thầy bói nói đúng là do nghe được thông tin của lũ Shaytan và Jinn đã trộm nghe. Trước đây, khi Thiên Sứ chưa được phong sứ mạng thì lũ Jinn đã tìm chổ dưới tầng trời hạ giới để nghe lén thông tin ở bên trên, rồi hình thức đó bị loại trừ kể từ khi sứ mạng của Thiên Sứ Muhammad – Sollollohu ‘alaihi wasallam – được chính thức. Kể từ đó, mỗi khi chúng lên trộm nghe lén thì liền bị ném thiên thạch (thường được gọi là sao băng), đây là điều đã được Kinh Qur’an thông tin cho biết.

3- Jinn chọn lấy những chủ nhân là con người.

4- Vẫn còn viễn cảnh lũ Shaytan và Jinn trộm nghe lén, nhưng rất ít, gần như biến mất chứ không thường xuyên như thời kỳ tiền Islam.

 

Hadith 3. Ông ‘Umar nói:

{Chúng ta bị cấm điều quá khả năng.}

Phân tích Hadith: ‘Umar cho biết trong Hadith này: {Chúng ta bị cấm điều quá khả năng.} Lệnh cấm xuất phát từ Thiên Sứ của Allah– Sollollohu ‘alaihi wasallam –, bởi một khi Sahabah nói: {Chúng ta bị cấm...} được xem đó là mệnh lệnh từ Thiên Sứ– Sollollohu ‘alaihi wasallam –, tựa như họ nói: Chúng ta bị Thiên Sứ của Allah– Sollollohu ‘alaihi wasallam – cấm điều quá khả năng.Ý nghĩa về điều quá khả năng gồm cả lời nói và hành động muốn phô trương trước mặt người khác, nhưng bản than lại không có năng lực như vậy. Thí dụ về lời nói: Hỏi han rất nhiều điều và tìm tòi nhiều thứ vô thực vốn không cần thiết. Thấy rằng các Sahabah đã rất tuân thủ theo lệnh cấm này như theo ông Anas kể: Có lần chúng tôi đang ở cùng ‘Umar, lúc đó ông khoác trên người chiếc áo sơ mi có vá trên lưng bốn mảnh vải, ông xướng đọc câu: {وَفَٰكِهَةٗ وَأَبّٗا} ông nói: Chúng ta đã hiểu {فَٰكِهَةٗ} nghĩa là trái quả, vậy còn {وَأَبّٗا} nghĩa là gì? nhưng rồi ông nói: “Khỏi đi chúng ta bị cấm điều quá khả năng.” Thí dụ về hành động: Có một người quen đến chơi rồi giao cho nhiệm vụ khó, hoặc là người quen bắt buộc y phải gánh nợ dùm mặc dù tự biết không thể trả nợ nhưng vẫn nhận lời, điều đó khiến y tự hại mình ở ngay cuộc sống và cả Đời Sau. Cho nên, tín đồ Muslim không được yêu cầu người khác công việc vượt trên năng lực của họ, mà hãy chọn phương án trung lập giống như phong cách của Thiên Sứ – Sollollohu ‘alaihi wasallam –trước đây là không nắm chặt thứ hiện có và không yêu cầu thứ không có.

Các bài học từ Hadith

1- Cấm mọi hình thức làm ra vẻ trái ngược năng lực thực có và khuyến khích tránh xa mọi thứ liên quan.


Hadith 4. Ông Abu Huroiroh truyền lại từ Nabi – Sollollohu ‘alaihi wasallam –: {Hãy giử mình sạch khỏi nước tiểu, bởi vì hình phạt chung mà mọi người thường mắc phải nơi cõi mộ là vì lý do đó.} Ad-Dãroqutni.

Phân tích Hadith: Nabi – Sollollohu ‘alaihi wasallam – đã trình bày rõ cho chúng ta biết trong Hadith này về mộthình phạt nơi cõi mộ khiến đa số mọi người không tránh được mà nguyên nhân là do bất cẩn với nước tiểu và không giử mình sạch sẽ sau tiểu tiện.

Các bài học từ Hadith

1- Phải thật cẩn thận không để nước tiểu văng dính lên cơ thể và quần áo khi tiểu tiện.

2- Tốt nhất là rửa sạch ngay sau tiểu tiện, đừng nên để chất bẩn đó thường xuyên bám dính người và chỉ bắt buộc tẩy sạch chất bẩn đó khỏi cơ thể khi muốnhành lễ Salah.

3- Quả thật, nước tiểu thuộc loại bẩn thỉu, một khi bị dính lên cơ thể hoặc quần áo hoặc nơi hành lễ khiến chúng bị bẩn theo cho nên không được hành lễ Salah khi bị dính nước tiểu, bởi lẽ giử sạch khỏi chất bẩn là một trong các điều kiện của lễ nguyện Salah.

4- Việc không giử sạch khỏi nước tiểu bị xem là vi phạm đại tội.

5-Khẳng định có hình phạt nơi cõi mộ, nó được xác nhận bởi Kinh Qur’an, Sunnah và Ijma’ (sự thống nhất).

6- Khẳng định có sự thanh toán ở Đời Sau, khởi điểm của Đời Sau là tại ngôi mộ. Theo đó, ngôi mộ sẽ là một ngôi vườn của Thiên Đàng hoặc là một hố lửa của Hoả Ngục.


Hadith 5. Ông Anas thuật lại: Quả thật, Nabi – Sollollohu ‘alaihi wasallam – cưỡi (lạc đà) và ông Mu’azd ngồi sau lưng Người, Người gọi: “Này Mu’azd!” Ông đáp: Tôi xin lắng nghe đây Thiên Sứ của Allah. Người gọi lại: “Này Mu’azd!” Ông Mu’azd vẫn đáp: Tôi xin lắng nghe đây Thiên Sứ của Allah. Và Nabi – Sollollohu ‘alaihi wasallam – gọi lần nữa: “Này Mu’azd!” Ông Mu’azd vẫn trả lời: Tôi xin lắng nghe đây Thiên Sứ của Allah. Nabi – Sollollohu ‘alaihi wasallam – nói:

{Không một người nói câu chứng ngôn đức tin Laa i laa ha il lol loh, wa an na mu ham ma dar ro su lul loh chân thật từ đáy lòng, ngoại trừ người đó được Allah cấm Hoả Ngục chạm đến y.} Ông Mu’azd hỏi: Thưa Thiên Sứ của Allah, lẽ nào tôi lại không công bố tin vui này cho mọi người biết hay sao? Thiên Sứ– Sollollohu ‘alaihi wasallam – nói:

{Như vậy, họ ỷ lại.} Thế là ông Mu’azd chỉ nói lại điều này trước khi ông qua đời do sợ mang tội (giấu giếm).

Phân tích Hadith: Trước đây, ông Mu’azd ngồi sau lưng Nabi– Sollollohu ‘alaihi wasallam – trên cùng con lạc đà, Người gọi: Này Mu’azd! Ông đáp: Tôi xin lắng nghe đây thưa Thiên Sứ của Allah. Rồi Người gọi lại đến hai lần nữa, xong Người nói: Không một người nói câu chứng ngôn đức tin Laa i laa ha il lol loh, wa an na mu ham ma dar ro su lul loh chân thật từ đáy lòng, chứ không chỉ nói ngoàiđầu môi ngoại trừ người đó được Allah cấm Hoả Ngục chạm đến y.Ông Mu’ãzd hỏi: Thưa Thiên Sứ của Allah, lẽ nào tôi lại không báo tin mừng này cho mọi người hoan hỉ hay sao? Thiên Sứ – Sollollohu ‘alaihi wasallam – bảo: Không nên, tránh mọi người ỷ lại mà bỏ đi việc hành đạo. Vì lẽ đó mà ông Mu’ãzd chỉ nói ra điều này ở cuối đời do sợ mang tội giấu giếm kiến thức.

Các bài học từ Hadith

1-Được phép trì hoãn không nói đến Hadith dẫn đến việc mọi người vi phạm điều cấm hoặc chờ đợi thứ tốt đẹp hơn.

2-Được phép cưỡi trên lưng động vật với điều kiện không có gây hại đến nó.

3- Chứng tỏ vị trí của ông Mu’ãzd trong lòng Thiên Sứ – Sollollohu ‘alaihi wasallam – và tình cảm mà Người dành cho ông.

4- Được phép hỏi cụ thể vấn đề còn nghi vấn trong lòng người đặt câu hỏi.

5- Trong những điều kiện của câu chứng ngônđức tin Laa i laa ha il lol loh, wa anh na mu ham ma dar ro su lul loh là người tuyên thệ phải thành tâm bằng cả tấm lòng tránh có lòng sinh nghi và giả tạo đức tin.

6-Người trong lòng có Tawhid (chỉ thờ Allah duy nhất) sẽ không ở mãi trong lửa của Hoả Ngục, cho dù họ có vào Hoả Ngục vì lý do tội lỗi đã gây nên thì họ vẫn được ra khỏi nó sau khi tội lỗi được tẩy sạch.


Hadith 6. Ông Abu Huroiroh thuật lại lời của Thiên Sứ của Allah – Sollollohu ‘alaihi wasallam – đã nói:

{Đêm nào cũng vậy, Thượng Đế của chúng ta - Đấng Hồng Phúc và Tối Cao - cũng xuống tầng trời hạ giới lúc một phần ba cuối của đêm, Ngài gọi: Có ai cầu xin TA không? TA đáp lại cho; có ai cầu xin TA tha thứ không? TA tha thứ cho; có ai cần gì không? TA ban cho.}

Phân tích Hadith:Thượng Đế Hồng Phúc và Tối Cao xuống tầng trời hạ giới mỗi đêm khi thời gian còn lại một phần ba cuối của đêm, Ngài gọi: Có ai cầu xin TA không? TA đáp lại cho; có ai cầu xin TA tha thứ không? TA tha thứ cho; có ai cần gì không? TA ban cho. Ý nghĩa của Hadith là với khoảng thời gian này của đêm Đấng Hiển Vinh, Ngài yêu cầu đám bầy tôi của Ngài (loài người) khấn vái Ngài và khuyến khích họ làm như thế, lúc đó Ngài sẵn sàng đáp lại mọi ước muốn, mọi khao khát mà con người thỉnh cầu Ngài, khấn vái Ngài và Ngài còn yêu cầu đám bầy tôi có đức tin cầu xin Ngài tha thứ tội lỗi. Yêu cầu ở Hadith này mang ý nghĩa là khuyến khích và động viên. Tất nhiên việcAllah xuống tầng trời hạ giới thật theo hình thức riêng phù hợp với quyền năng và sự hoàn hảo của Ngài, hình thức đó hoàn toàn khác với bất cứ vật thể nào khác. Cho nên, không đúng nếu mang hình thức đó ra so sánh giống như việc giáng xuống của lòng khoan dung hoặc việc giáng thế của Thiên Thần hay bất cứ thứ gì khác. Song, bắt buộc tín đồ Muslim phải tin sự thật việc Allah xuống tầng trời hạ giới theo hình thức phù hợp với Ngài nhưng không được suy diễn, miêu tả, so sánh cũng như thí dụ. Như thế này là đức tin của nhóm Sunnah và Jama’ah.

Các bài học từ Hadith

1- Niềm tin đích thực cho việc Allah xuống tầng trời hạ giới vào một phần ba cuối của đêm theo hình thức phù hợp với Ngài, không suy diễn, miêu tả, so sánh cũng như thí dụ.

2- Một phần ba cuối của đêm là khoảng thời khắc mà lời cầu xin được đáp lại.

3- Khi nghe được Hadith này, con người cần nên tận lực hết mình được sống trong khoảng thời gian mà lời cầu xin được đáp lại.


Hadith 7. Ông Marthad Al-Ghonawi thuật lại lời của Thiên Sứ– Sollollohu ‘alaihi wasallam – đã nói:

{Không hướng về mồ mã mà hành lễ Salah và cũng không ngồi lên chúng.}

Phân tích Hadith: Nabi – Sollollohu ‘alaihi wasallam – cấm hướng lễ nguyện Salah về phía mồ mã, và tương tự Người cấm ngồi lên mồ mã. Ngoài ra, còn cấm các hình thức tương tự như dẫm bước trên mồ mã hoặc tiểu tiện lên đó, tất cả đều bị cấm.

Các bài học từ Hadith

1- Cấm hướng lễ nguyện Salah mà trước mặt là mồ mã, lệnh cấm này là vô hiệu hoá lễ nguyện hướng về chúng.

2-Khoá chặt mọi cánh cửa đưa lối đến Shirk.

3-Cấm ngồi lên mồ mã bởi đó là một hình thức xem thường người nằm dưới mồ.

4-Cấm cả hai hình thức thái quá với mồ mã và xem thường mồ mã, bởi khi hướng lễ nguyện Salah đến mồ mã sẽ dẫn đến hành động vĩ đại hoá và thái quá với chúng; còn khi ngồi lên mồ mã sẽ dẫn đến việc xem thường, vì lẽ đó mà Islam cấm cả hai hình thức này.

5-Việc tôn trọng người Muslim sau khi chết vẫn còn hiệu lực như họ còn sống, bởi Thiên Sứ – Sollollohu ‘alaihi wasallam – đã nói trong lời thuật của Hadith:

‌كَسْرُ ‌عَظْمِ ‌الْمَيِّتِ ‌كَكَسْرِهِ ‌حَيًّا

{Việc bẻ gãy xương người chết giống như bẻ gãy nó lúc còn sống.} (Ahmad). Theo đó, việc cắt chặt cơ thể người chết là hành động sai trái, bởi bị xem là hành động xúc phạm và hành hạ người quá cố. Vì vậy, các chuyên gia luậtIslam cấm cắt bất cứ gì trên cơ thể người chết cho dù họ có di chúc làm điều đó, bởi họ không có thẩm quyền như thế đối với cơ thể mình.

6-Được phép ngồi dựa lưng vào mồ mã, đây không phải là hình thức ngồi lên. Song, nếu phong tục xem đây là hình thức xem thường mồ mã thì không nên vi phạm, bởi vấn đề được dựa vào phong tục nhứt là khi phong tục xem hành động dựa lưng vào mồ mã là xúc phạm thì càng nên tránh xa.


Hadith 8. Bà ‘A-ishah kể: Bà Ummu Salamah đã kể cho Thiên Sứ của Allah nghe về một nhà thờ mà bà từng nhìn thấy trên vùng đất Ethiopia, bà được gọi là Mariyah. Bà kể về những bụt tượng đã nhìn thấy trong nhà thờ đó. Thiên Sứ của Allah – Sollollohu ‘alaihi wasallam – nói:

{Đó là nhóm người mà mỗi khi trong họ có một nô lệ đức hạnh hoặc người đàn ông ngoan đạo qua đời là họ liền xây một Masjid lên mồ người đó, và tạc tượng của họ đặt vào. Chúng là đám người xấu xa nhất đối với Allah.}

Phân tích Hadith: Bà ‘A-ishah thông tin cho biết rằng bà Ummu Salamah kể về vùng đất Ethiopia, nơi bà từng sống trước đây. Bà thấy trong nhà thờ của người Do Thái và Thiên Chúa được trang rí rất lộng lẫy và có rất nhiều tượng, bà lấy làm ngạc nhiên trước cảnh tượng thái quá với các bụt tượng dẫn đến nguy hại cho Tawhid (chỉ thờ Allah duy nhất). Nghe xong lời giải bày thì Nabi– Sollollohu ‘alaihi wasallam – ngước đầu lên trình bày nguyên nhân dẫn đến hành động tạc tượng đó, để Người cảnh báo tín đồ của cộng đồng của Người đừng tái phạm sai phạm tương tự của những người đó. Người nói: Thật ra, nhóm người này mỗi khi trong họ có người đàn ông ngoan đạo qua đời là họ lại xây quanh mộ người đó một Masjid mà hành lễ Salah trong đó, và tạc tượng mà đặt vào Masjid. Và Thiên Sứ của Allah – Sollollohu ‘alaihi wasallam – còn trình bày rằng những người làm nên điều đó là tạo vật xấu xa nhất, tệ hại nhất đồi với Allah Tối Cao, bởi hành động của họ dẫn lối đến đại tội Shirk – thờ phượng cùng với Allah thần linh khác –.

Các bài học từ Hadith

1- Cấm xây dựng Masjid bao quanh mồ mã hoặc chôn người chết trong Masjid, phòng ngừa dẫn đến hành động Shirk và tránh xa việc bắt chước theo tín đồ thờ bụt tượng.

2-Hành vi xây Masjid bao quanh mồ mã và tạc tượng đặt vào trong Masjid là hành vi sai trái bắt nguồn từ người Do Thái và Thiên Chúa. Đối với ai bắt chước theo hành vi này đáng bị trừng phạt như họ đã bị trừng phạt.

3- Quả thật, việc lễ nguyện Salah tại mồ mã là lề lối dẫn đến điều Shirk, không phân biệt khu mồ đó trong Masjid hoặc bên ngoài.

4- Cấm vẻ, tạc những hình ảnh có linh hồn như động vật và con người.

5- Quả thật, đối với ai xây dựng Masjid bao quanh mồ mã và tạc tượng đặt vào nó thì y là người xấu xa nhất đối với Allah.

6-Bộ luật Shari’ah đặt mục tiêu hàng đầu trong việc bảo vệ Tawhid, thấy rõ là việc ngăn chặn tất cả mọi đường lối dẫn đến Shirk.

7-Lễ nguyện Salah trở nên vô hiệu khi Salah trong các Masjid xây dựng bao quanh mồ mã, bởi Nabi – Sollollohu ‘alaihi wasallam – cấm hành vi đó, và nguyền rủa người hành lễ trong đó. Cho nên, ai vi phạm lệnh cấm là việc hành đạo đó trở nên vô hiệu.

8-Nabi – Sollollohu ‘alaihi wasallam – nổ lực hết mình để hướng dẫn tín đồ của cộng đồng của Người, thấy rõ là ở giây phút cuối đời khi Người nằm trên giường bệnh đã cảnh báo tín đồ có hành vi như người Do Thái và Thiên Chúa cùng với các vị Nabi và các hiền nhân của họ.


Hadith 9. Ông Ibnu ‘Abbas (‘Abdullah con trai ông ‘Abbas) thuật lại lời Nabi – Sollollohu ‘alaihi wasallam – đã nói:

{Ta được lệnh phải quỳ lạy trên bảy bộ phận: Trán Người đặt tay lên trán và kéo xuống mũi, hai bàn tay, hai đầu gối và những phần đầu hai bàn chân và không nghịch ngợm với tóc vàáo.}

Phân tích Hadith: Ý nghĩa Hadith: {Ta được lệnh phải quỳ lạy}, đường truyền khác ghi: {Chúng ta được lệnh}, và một đường truyền khác ghi: {Nabi Sollollohu ‘alaihi wasallam đã ra lệnh} cả ba đường truyền đều trong Sahih Al-Bukhari. Theo qui tắc của luật Shari’ah khi Nabi – Sollollohu ‘alaihi wasallam – ra lệnh điều gì đó thì đó là lệnh chung toàntín đồ Muslim; câu {trên bảy bộ phận}nghĩa là phải cho bảy bộ phận của cơ thể tiếp xúc với bề mặt lúc quỳ lạy như được hướng dẫn cụ thể ở đường truyền khác. Rồi Người liệt kê cụ thể, gồm: “Trán” nghĩa là Ta được bảo phải áp sát trán xuống mặt nền, cùng với đó là mũi cũng phải áp sát theo như trong Hadith đã nêu rõ {Người đặt tay lên trán và kéo xuống mũi}, cho thấy trán và mũi được xem là một bộ phận. Câu {hai bàn tay} nghĩa là hai lòng bàn tay. Câu {hai đầu gối và những phần đầu hai bàn chân} nghĩa là Ta phải cho hai đầu gối và những ngón chân áp sát xuống mặt nền khi quỳ lạy. Theo một đường truyền khác của Abu Humaid As-Sã’idi ghi ở chương thuộc tính lễ nguyện Salah bằng lời: {và Người hướng các đầu ngón chân của mình về Qiblah} tức trong quỳ lạy. Câu {và không nghịch ngợm với tóc vàáo} nghĩa là cầm nắm, vuốt ve, chỉnh sửa mà cứ để mặc quần áo và tóc trên hiện trạng của nó lúc cúi rập người và lúc quỳ lạy để tất cả bảy bộ phận của cơ thể được tiếp giáp nền ngay khi cúi lạy.

Các bài học từ Hadith:

1- Bắt buộc tiếp giáp bảy bộ phận của cơ thể xuống bề mặt nền lúc quỳ lạy trong lễ nguyện Salah, bởi nguồn gốc của mệnh lệnh là bắt buộc.

2-Hẳn là không được quỳ lạy trên trán còn mũi thì không tiếp giáp nền và ngược lại cũng không được, bởi ngay sau khi Nabi – Sollollohu ‘alaihi wasallam – liệt kê bộ phận trán là Người đồng thời chỉ đến mũi.

2-Bắt buộc quỳ lạy trên bảy bộ phận của cơ thể không được để sót bất cứ bộ phận nào. Và trán phải cho tiếp giáp xuống bề mặt tùy theo khả năng.

3-Dựa theo Hadith không bắt buộc để lộ các bộ phận này khi quỳ lạy, bởi lệnh là quỳ lạy trên chúng mà không cần để lộ ra ngoài, và tất nhiên không có ý kiến khác bởi lo sợ làm lộ phần ‘Awrah (phần da thịt cần phải che kín), tương tự được phép mang vớ chân trong lễ nguyện Salah.

4-Ghét bỏ hành động xăn quần áo khi đang hành lễ Salah.

5- Ghét hành động bới tóc và thắt tóc ra phía sau ngay trước khi bắt đầu lễ nguyện Salah hoặc để Salah, đó là một hành động không cần thiết.


Hadith 10. Ông Ibnu ‘Abbas kể:

{Quả thật trước đây, Người đã nói giửa hai lần quỳ lạy: Ol lo hum magh fir li, war ham ni, wa ‘ã fi ni, wah di ni, war zuq ni.}

Phân tích Hadith: Ông Ibnu ‘Abbas thông tin cho biết, trước đây, Nabi – Sollollohu ‘alaihi wasallam – đã cầu xin giửa hai lần quỳ lạy:{Ol lo hum magh fir li…} nghĩa là cầu xin như thế này trong cả Salah bắt buộc và Sunnah, bởilễ nguyện Salah chỉ toàn là lời tụng niệm và xướng đọc Qur’an. Theo đó, ý nghĩa câu: {Ol lo hum magh fir li} là bề tôi cầu xin Allah che đậy và bỏ qua tội lỗi cho bề tôi, xin đừng thanh toán với bề tôi. Câu {war ham ni}là ban cho bề tôi lòng thương xót nơi Ngài, gồm luôn cả việc che đậy tội lỗi cho bề tôi và không tính sổ với bề tôi về điều đó, cũng như ban điều tốt đẹp cho bề tôi ở trần gian và Đời Sau. Câu {wa ‘ã fi ni}là ban cho bề tôi sự bình an và lành mạnh. Về tôn giáo tránh được tội lỗi và lòng ngờ vực; về thể xác tránh được thương tích và bệnh tật; về trí tuệ tránh bị sa sút trí tuệ và thần kinh, và nguy hiểm nhất là con tim bệnh hoạn sẽ dẫn đến lệch lạc hoặc là diệt vong. Câu {wah di ni}là xin hãy hướng dẫn bề tôi, và sự hướng dẫn gồm hai loại: Thứ nhất là hướng dẫn đến với chân lý và đúng đắn, điều này xảy ra với cả người Muslim và người vô đức tin, qua lời phán:

{Còn đối với Thamud (đám dân của Saleh). TA đã hướng dẫn chúng} (chương 41 – Fussilat: 17), nghĩa là hướng dẫn chúng đến với chân lý. Thứ hai là hướng dẫn phù hộ và chấp nhận, điều này chỉ xảy ra với người có đức tin, đây là ý nghĩa trong lời cầu xin này, nghĩa là hãy phù hộ bề tôi đến với chân lý và cố định bề tôi trên nó. Câu {war zuq ni} là ban cho bề tôi bổng lộc, ban cho bề tôi sự giàu có trong cuộc sống trần gian này mà không cần đến việc xin xỏ bất cứ ai ngoài Ngài nữa, và hãy ban cho bề tôi bổng lộc dồi dào ở Đời Sau giống như Ngài đã chuẩn bị chúng dành cho đám bầy tôi đức hạnh của Ngài.

Các bài học từ Hadith

1- Cần phải ngồi nghiêm trang giửa hai lần quỳ lạy như đã từng đề cập ở các Hadith khác.

2- Bắt buộc tối thiểu phải cầu xin câu “Rab bigh fir li hoặc ol lo hum magh fir li” giửa hai lần quỳ lạy.

3- Tốt nhất là cầu xin đúng theo lời cầu xin đã truyền lạy, việc thêm hoặc lược bớt không ảnh hưởng đến lễ nguyện Salah.


Hadith 11. Ông Thawban kể:

Trước đây Thiên Sứ của AllahSollollohu ‘alaihi wasallam, mỗi khi vừa xong lễ nguyện Salah là Người nói: {As tagh fi rul loh} ba lần và tiếp: {Ol lo hum ma an tas sa l.ã.m, wa min kas sa l.ã.m, ta baa rak ta yaa zdal ja laa li wal ik r.õ.m}

Phân tích Hadith: Theo Hadith khuyến khích người hành lễ Salah khi vừa kết thúc Salah nên nói ngay những lời tụng niệm sau đây: As tagh fi rul loh, as tagh fi rul loh, as tagh fi rul loh. Ol lo hum ma an tas sa l.ã.m, wa min kas sa l.ã.m, ta baa rak ta yaa zdal ja laa li wal ik r.õ.m. (ý nghĩa: Lạy Allah, Ngài là Đấng Bình An và sự bình an được đến từ Ngài. Ngài là Đấng có quyền uy tối cao và rộng lượng, Ngài đã ban sự may mắn và hạnh phúc). Ngoài ra còn có rất nhiều lời tụng niệm khác khuyến khích áp dụng sau lễ nguyện Salah.

Các bài học từ Hadith

1- Hadith phản biện lại ai đó cho rằng người hành lễ Salah phải Takbir (tức nói Ol lo hu ak bar) sau khi kết thúc Salah.

2- Hadith xác nhận một đại danhcủa Allah Tối Cao là “As-Salam”nghĩa là Đấng Bình An và thuộc tính của Ngài là bình an khỏi tất cả mọi điều thiếu sót và hổ thẹn, và Ngài ban phát bình an cho đám bầy tôi của Ngài thoát khỏi mọi điều xấu ở trần gian và Đời Sau.


Hadith 12. Ông ‘Imran bin Husain kể: Trước đây, tôi bị nổi một khối u ở mông, tôi tìm Nabi – Sollollohu ‘alaihi wasallam – về việc hành lễ Salah, Người bảo:

{Hãy đứng mà hành lễ Salah, khi không thể thì ngồi và khi vẫn không thể thì nằm nghiên một bên.} Ahmad.

Phân tích Hadith: Hadith cao quí đã dạy cho chúng ta cách hành lễ Salah đối với người bị bệnh u nhọt (hoặc bệnh trĩ) hoặc bị đau không thể đứng hoặc có lý do tương tự. Nabi – Sollollohu ‘alaihi wasallam – thông tin cho biết căn bản của lễ nguyện Salah là đứng, trừ phi rơi vào tình huống bất lực thì được phép ngồi mà Salah, và khi vẫn không thể ngồi thì được phép nằm nghiên một bên mà hoàn thành Salah.

Các bài học từ Hadith

1-Bắt buộc phải thận trọng với lễ nguyện Salah bắt buộc khi bị bệnh. Trước tiên là phải đứng Salah, bởi nó là một trong các Rukun (nền tảng) của Salah bắt buộc dẫu cho phải đứng dựa tường, chống gậy…

2-Nếu không thể đứng hoặc khó khăn khi đứng thì hãy ngồi mà hành lễ Salah hoặc dựa lưng mà hành lễ, đến phần cúi gập người và quỳ lạy thì thay đổi tuỳ theo khả năng, còn khi không thể ngồi hoặc khó khăn khi ngồi thì nằm nghiên một bên mà hành lễ và nằm nghiên bên phải là tốt nhất. Tốt hơn nữa là, kể cả nằm duỗi thẳng hướng Qiblah vẫn đúng. Nếu không thể nằm nghiên thì được phép ra dấu bằng đầu và tốt nhất là làm khác nhau giửa cúi gập người và cúi lạy.

3-Không được chuyển việc hành lễ Salah từ hiện trạng đứng sang hiện trạng ngồi trừ khi là có lý do chính đáng hoặc không thể và bị khó khăn.

4-Mức hạn khó khăn được phép chuyển từ đứng sang ngồi trong Salah bắt buộc là khi không thể tập trung được nữa, bởi lẽ sự tập trung là một mục tiêu lớn nhất trong lễ nguyện Salah.

5- Nguyên nhân cho phép chuyển hình thức từ đứng sang ngồi trong Salah bắt buộc có rất nhiều, chứ không gói gọn trong trường hợp bệnh, chẳng hạn như bị kẹt trong không gian chỉ được ngồi như trần thấp, trên xe đang chạy, trên máy bay, trên tàu đang di chuyển nhanh . . . tất cả các trường hợp này đều được phép hành lễ Salah ngồi.

6-Lễ nguyện Salah không được miễn trừ với bất cứ ai khi mà trí tuệ vẫn còn biết nhận thức, với người bệnh không thể ra dấu bằng đầu thì chuyển sang ra dấu bằng mắt để hành lễ Salah, nhắm ít thể hiện cho cúi gập người và nhắm nhiều hơn thể hiện cho quỳ lạy. Nếu có thể đọc ra tiếng thì đọc, khi không thể thì đọc thầm bằng tâm và tương tự khi không có khả năng ra dấu bằng đầu thì thể hiện bằng tâm để hoàn thành Salah.

7-Theo Hadith khi mà được phép hành lễ Salah ngồi thì ngồi thế nào tuỳ thích, đây là điều được thống nhất của tất cả ‘Ulama. Tuy nhiên, giửa họ lại có bất đồng quan điểm về cách ngồi tốt nhất, thì theo ý kiến của đa số ‘Ulama cho rằng ngồi xếp bằng thể hiện cho đứng và sau khi cúi gập người, và ngồi trên lòng bàn chân trái sau khi ngồi dậy từ quỳ lạy.

8- Quả thật, các mệnh lệnh của Allah Tối Cao bắt buộc con người hoàn thành tuỳ theo khả năng có thể, bởi lẽ Allah không bắt buộc ai làm thứ quá năng lực của mình.

9-Sự giảm nhẹ và dễ dàng của bộ luật Shari’ah của Islam, giống như Allah Tối Cao đã phán:

{Nhưng Ngài đã không gây khó khăn cho các ngươi trong tôn giáo.} (chương 22 – Al-Hajj: 78),

{Allah thực sự muốn giảm nhẹ (tội lỗi) khỏi các ngươi.} (chương 4 – An-Nisa’: 28) và hơn nữa lòng thương xót của Allah dành cho đám bầy tôi của Ngài là bao la.

10-Với tất cả giáo luật ở trên chỉ áp dụng cho năm lễ nguyện Salah bắt buộc, còn với Salah Sunnah thì được phép ngồi dù không có lý do, tuy nhiên nếu có lý do sẽ được hưởng trọn ân phước của Salah còn khi không có lý do thì chỉ hưởng được một nửa ân phước so với Salah bắt buộc, như đã được Thiên Sứ của Allah – Sollollohu ‘alaihi wasallam – thông tin cho biết.


        Hadith 13. Ông Abu Huroiroh kể: Một người đàn ông mù đến gặp Nabi– Sollollohu ‘alaihi wasallam –, ông nói: Thưa Thiên Sứ của Allah, thật ra tôi không có người dẫn tôi đến Masjid, rồi ông xin phép Thiên Sứ của Allah cho mình được quyền Salah tại nhà, thế là ông được Người giảm nhẹ cho như ý muốn. Song, ngay khi ông mù vừa quay lưng đi thì Người gọi lại và hỏi:

{Ông có nghe được lời Azdãn?} Ông mù đáp: Có nghe. Người bảo:

{Thế thì hãy đáp lại.} (Muslim và Ibnu Mãjah).

Phân tích Hadith: Một người mù đã đến gặp Nabi – Sollollohu ‘alaihi wasallam –, ông nói: Thưa Thiên Sứ của Allah, quả thật, tôi là một người bị mù không tìm được ai dẫn đường tôi đi đến Masjid để hoàn thành năm lễ nguyện Salah cùng tập thể. Ý người mù muốn được Nabi– Sollollohu ‘alaihi wasallam – miễn cho ông vắng mặt trong lễ nguyện Salah cùng tập thể. Ban đầu Nabi – Sollollohu ‘alaihi wasallam – đồng ý, nhưng khi ông vừa quay lưng đi thì Người lại gọi ông mà hỏi: Ông có nghe được lời gọi Azdãn của lễ nguyện Salah không? Ông đáp: Vâng có. Nabi – Sollollohu ‘alaihi wasallam – bảo: Vậy ông hãy đáp lại lời gọi của người réo gọi lễ nguyện Salahđóđi.

Các bài học từ Hadith

1- Bắt buộc phải hành lễ Salah tập thể, bởi sự giảm nhẹ chỉ áp dụng với điều bắt buộc và trách nhiệm, rồi câu nói: {Thế thì hãy đáp lại} thể hiện mệnh lệnh và cội nguồn của mệnh lệnh là bắt buộc.

2-Salah tập thể vẫn bắt buộc với người trưởng thành bị mù, dẫu cho không có người dẫn đường đến Masjid.

3- Bài học cho người giải đáp thắc mắc làkhông được vội vàng khi trả lời câu hỏi, mà cần phải tìm hiểu thêm hoàn cảnh của người hỏi để có được câu trả lời chính xác nhất.


Hadith 14. Ông ‘Ali bin Abi Talib và ông Mu’ãzd bin Jabal, được truyền từ Nabi – Sollollohu ‘alaihi wasallam –:

{Khi ai đó trong các người vào Salah tập thể và thấy Imam đang trên một hiện trạng nào đó thì các người hãy gia nhập liền ngay động tác của Imam.} At-Tirmizdi.

Phân tích Hadith: Khi ai đó bước Salah tập thể theo Imam và thấy Imam đang trên một hình thức nào đó của Salah như đứng, cúi gập người, quỳ lạy hoặc ngồi thì ngay lập tức gia nhập vào đúng tư thế đó mà không chờ đợi Imam đứng dậy như một số người không biết đã làm.

Các bài học từ Hadith

1-Cho phép gia nhập vào Salah ngay cùng động tác của Imam dù đang ở động tác nào cũng được, không phân biệt là đang cúi gập người hay đang quỳ lạy hoặc đang ngồi.

2- Việc được công nhận là kịp Rak’at với Imam là gia nhập vào Salah kịp lúc Imam đang cúi gập người (Ruku’a), như được xác định bởi Hadith khác.


Hadith 15. Ông ‘Abdullah bin Mas’ũd kể: Thiên Sứ của Allah – Sollollohu ‘alaihi wasallam – đã dạy chúng tôi bài Khutbah Al-Hãjah:

Alhamdulillah, mọi lời ca ngợi và tụng niệm đều kính dâng Allah, bầy tôi xin tạ ơn Ngài, thành tâm cầu xin Ngài phù hộ và tha thứ. Khẩn cầu Allah che chở tránh khỏi mọi điều xấu xuất phát từ bản thân của bầy tôi và trong việc làm của bầy tôi. Chắc rằng ai đã được Ngài dẫn dắt sẽ không bao giờ lầm lạc và ai đã bị Ngài bỏ mặc sẽ không tìm được đâu là chân lý. Bề tôi tuyên thệ không có Thượng Đế nào đích thực ngoài Allah, Đấng duy nhất không có đối tác và xin chứng nhận Muhammad là Nô Lệ, là Thiên Sứ của Ngài. {Hỡi những người có đức tin, các ngươi hãy kính sợ Allah bằng lòng kính sợ thực sự; và các ngươi hãy đừng chết ngoại trừ các ngươi đã là những người Muslim (thần phục Allah).} (chương 3 - Ali ‘Imran: 102). {Hỡi con người, hãy kính sợ Thượng Đế của các ngươi, Đấng đã tạo hóa các ngươi từ một cá thể duy nhất (ông tổ Adam của các ngươi) và từ Y Ngài đã tạo ra người vợ (Hauwa) của Y, rồi từ hai người họ, Ngài đã rải ra khắp nơi (trên trái đất) vô số đàn ông và phụ nữ. Các ngươi hãy kính sợ Allah, Đấng mà với Ngài các ngươi đòi hỏi (quyền và lẽ phải) lẫn nhau và các ngươi (hãy tôn trọng) mối quan hệ thân tộc, quả thật Allah luôn giám sát (mọi hành vi của) các ngươi.} (chương 4 - An-Nisa’: 1). {Hỡi những người có đức tin! Các ngươi hãy kính sợ Allah và hãy nói lời chân thật * Ngài sẽ cải thiện việc làm của các ngươi cho các ngươi và Ngài sẽ tha thứ tội lỗi cho các ngươi. Người nào tuân lệnh Allah và Sứ Giả của Ngài thì chắc chắn sẽ đạt được sự thành công to lớn.} (chương 33 - Al-Ahzab: 70, 71).

Phân tích Hadith: Qua Hadith của Ibnu Mas’ũd cho thấy đây là bài thuyết giảng tổng hợp các lời tạ ơn Allah, cầu xin sự bảo vệ của Ngài, dựa dẫm vào Ngài tránh khỏi mọi điều xấu xa và xướng đọc các câu Kinh cao quí, mọi người nên ưu tiên đọc bài thuyết giảng trước khi bắt đầu thuyết giảng hoặc dạy học về Qur’an, Hadith, luật thực hành và các lời khuyên bảo khác bởi lẽ bài thuyết giảng này không dành riêng cho mục kết hôn mà nó dùng chung cho tất cả mục tiêu cơ bản của đời sống con người mong rằng qua đó hưởng được hồng phúc và để lại điều tốt đẹp cho người nghe và đây là Sunnah Muakkadah.

Các bài học từ Hadith

1-Khi có điều cần nói thì nên bắt đầu bằng lời thuyết giảng này, rồi sẽ thấy được điều hồng phúc từ lời tụng niệm này.

2- Bài thuyết giảng cần nên tổng hợp đủ lời tạ ơn, hai câu tuyên thệ, và một vài câu Kinh Qur’an.

3-Hadith này chính là bài thuyết giảng có tên gọi là Khutbah Al-Hãjah – tạm dịch là bài thuyết giảng thiết yếu - mọi người nên ưu tiên đọc bài thuyết giảng trước khi bắt đầu thuyết giảng hoặc dạy học về Qur’an, Hadith, luật thực hành và các lời khuyên bảo khác bởi lẽ bài thuyết giảng này không dành riêng cho mục kết hôn mà nó dùng chung cho tất cả mục tiêu cơ bản của đời sống con người và bài thuyết giảng kết hôn nằm trong các nhu cầu này.

4- Hadith bao gồmcác bằng chứng xác định các đặc tính tạ ơn Allah, những điều xứng đáng cho điều đó và những thuộc tínhliên quan về chúng.

5- Hadith bao gồm hình thức cầu xin sự bảo vệ từ Allah, cầu cứu Ngài tạo sự dễ dàng cho mọi nhu cầu thiết yếu của con người nhất là trong kết hôn với nghĩa vụ và quyền lợi.

6- Hadith bao gồm hình thức cầu xin Allah Tối Cao sự tha thứ, che đậy cho điều xấu hổ, kiểm điểm bản thân còn nhiều thiếu sót mong được Ngài xí xoá bỏ qua.

7-Hadith bao gồm hình thức cầu cứu Allah, dựa dẫm vào Ngài tránh khỏi mọi điều xấu xa của bản ngã xúi giục khiến phải vi phạm điều Haram và không làm tròn trách nhiệm trừ phi bám chặt Allah Tối Cao và cầu cứu nơi Ngài.

8- Hadith bao gồm việc chứng nhận chính Allah Tối Cao là Đấng Chi Phối toàn bộ vạn vật và mọi chỉ đạo và khiến cho lệch lạc đều trong tay Ngài.

9-Hadith bao gồm việc chứng nhận hai câu tuyên thệ là hai chìa khoá mở cửa Islam và là nền tảng cơ bản của nó. Một con người không trở thành một tín đồ Muslim cho đến khi đồng ý chứng nhận hai câu tuyên thệ này và sự chứng nhận phải được xuất phát bằng tấm lòng.


Hadith 16. Ông Abu Musa Al-Ash’ari thuật lại lời của Thiên Sứ của Allah– Sollollohu ‘alaihi wasallam –đã nói:

{Không công nhận cuộc hôn ước trừ phi có Wali.}(Malik).

Phân tích Hadith: Hadith khẳng định vai trò chủ đạo của người Wali trong kết hôn, là điều kiện để cuộc hôn nhân được chứngthực, cho nên cuộc hôn nhân không đượcchứng thực nếu không có người Wali, bởi Wali là người đại diện gả cô dâu cho chú rể, và người Wali chỉ phù hợp khi đủ các điều kiện sau: Trưởng thành, nam giới, nhận thức rõ vai trò của cuộc hôn nhân và gia đình, cùng chung tôn giáo giửa người Wali và cô dâu. Người xứng đáng làm Wali của cô dâu trước tiên là cha cô dâu, rồi đến ông nội cô dâu, rồi đến con trai cô dâu, rồi đến anh em trai cô dâu hoặc anhem trai cùng mẹ hoặc cùng cha với cô dâu, rồi đến những người có mối quan hệ huyết thống gần nhất với cô dâu.

Một khi thiếu một trong các điều kiện này thì người đó không phù hợp làm Wali đứng ra gả cô dâu, lúc đó thì người lãnh đạo như giáo cả sẽ làm Wali.

Các bài học từ Hadith

1-Việc có mặt Wali được xem là điều kiện trọng yếu tạo nên một cuộc hôn nhân đúng thực.

2-Wali là người có mối quan hệ gần với cô dâu nhất, tuyệt đối không được đảm nhận vai trò Wali đối với người có mối quan hệ xa trong khi có người gần hơn (thí dụ như có chú và anh trai, lúc này anh trai được xem là người có mối quan hệ gần hơn là chú).

3-Cuộc hôn nhân trở nên vô hiệu khi không có mặt Wali, cuộc hôn nhân đó bị xem là không đúng giáo luật Islam và bắt buộc ngườilãnh đạo phải vô hiệu hoá cuộc hôn nhân đó hoặc bằng cuộc li hôn đúng giáo luật.

4-Khi cô dâu không tìm thấy người họ hàng gần đảm nhận vai trò Wali thì người lãnh đạo hoặc người phó lãnh đạo sẽ đảm nhận vai trò này bởi lẽ người lãnh đạo đảm nhận vai trò Wali cho người không có Wali.

5-Bắt buộc người Wali phải là người phù hợp, bởi có thế mới tìm được cho cô dâu điều xứng đáng.


Hadith 17. Ông ‘Umar bin Abi Salamah kể: Lúc tôi còn là đứa trẻ sống dưới sự quản giáo của Thiên Sứ của Allah– Sollollohu ‘alaihi wasallam –, tay tôi đã loạn xạ trên mâm thức ăn. Thấy vậy Thiên Sứ của Allah– Sollollohu ‘alaihi wasallam – nói với tôi:

{Này cậu bé, hãy nói Bismillah(khi ăn), ăn bằng tay phải và ăn những gì có trước mặt.} Kể từ đó, tôi luôn ăn như thế. (Ibnu Abi Shaibah).

Phân tích Hadith: Trước đây, lúc ông ‘Umar bin Abi Salamah là một đứa trẻ, là con riêng của vợ Nabi – Sollollohu ‘alaihi wasallam –, bà Um Salamah, ông được sự chăm sóc giáo dục của Người. Trong Hadith này ông kể về khoảnh khắc ông ăn cùng với Nabi – Sollollohu ‘alaihi wasallam – và tay ông liên tục bới tìm thức ăn khắp cả mâm thức ăn, thấy vậy Thiên Sứ của Allah đã dạy ông lễ nghĩa ăn uống cho phù hợp: Trước tiên là nói Bismillah khi bắt đầu ăn;thứ hai làăn bằng tay phải (tức đưa thức ăn lên miệng bằng tay phải) và thứ ba là ăn những thức ăn đang bày trước mặt, bởi lẽ việc lấy thức ăn ở ngay tay người khác là hành động kém văn hoá. Các ‘Ulama nói: “Trừ khi trên mâm có nhiều loại thức ăn như bí ngô, cà tím, thịt và nhiều loại khác thì anh được phép đưa tay lấy loại này hay loại kia, song vẫn ưu tiên ăn những thức ăn có trước mặt nếu cùng loại. Tương tự, khi chỉ ăn một mình thì tự do ăn vị trí nào trên mâm cũng được, bởi không gây ảnh hưởng đến ai cả.”

Các bài học từ Hadith

1- Trong những lễ nghĩa ăn uống là nói Bismillah ngay khi bắt đầu ăn.

2-Bắt buộc ăn uống bằng tay phải và cấm ăn uống bằng tay trái trừ phi có lý do; bởi Nabi– Sollollohu ‘alaihi wasallam – đã nói:

{Không ai được phép ăn và uống bằng tay trái của y, bởi quả thật, Shaytan ăn và uống bằng tay trái của hắn.} Và việc bắt chước theo Shaytan là điều bị nghiêm cấm và ai bắt chước theo nhóm người nào là y thuộc nhóm người đó.

3-Khuyến khích nên dạy người không biết về lễ nghĩa này dù là người lớn hay là trẻ em, nhất là những người dưới quyền quản lý của một người.

4- Trong những lễ nghĩa ăn uống là ăn những thức ăn có trước mặt, không nên lấy những thức ăn ở xa hơn khi cùng loại.

5- Sahabah tuân thủ đúng mực điều mà Thiên Sứ đã dạy dỗ, điều này rút ra từ câu nói củaông ‘Umar “kể từ đó, tôi luôn ăn như thế.”


Hadith 18. Ông Ibnu ‘Umar, rằng Thiên Sứ của Allah – Sollollohu ‘alaihi wasallam – đã nói

{Khi các ngươi ăn và uống thì hãy ăn và uống bằng tay phải của mình, bởi quả thật, Shaytan ăn và uống bằng tay trái của hắn.}(Mãlik).

Phân tích Hadith: Hadith này mệnh lệnh cho tín đồ Muslim phải ăn và uống bằng tay phải và cấm ăn và uống bằng tay trái, và trong Hadith cũng đã giải thích nguyên nhân có giáo luật này đó là bởi Shaytan ăn và uống bằng tay trái. Điều này cho thấy đây là mệnh lệnh, bởi tín đồ Muslim phải cần luôn tránh xa những phẩm chất xấu nhất là Shaytan và hơn hết ai bắt chước nhóm người nào thì y thuộc nhóm người đó.

Các bài học từ Hadith

1-Bắt buộc ăn và uống bằng tay phải, và mệnh lệnh là bắt buộc.

2- Cấm ăn và uống bằng tay trái.

3- Trong Hadith chỉ bảo phải tránh xa tất cả hành động xấu của lũ Shaytan.

4- Quả thật, Shaytan cũng có hai tay nhưng hắn ăn bằng tay trái.

5- Tôn vinh bên phải, bởi vì chúng ta được lệnh phải ăn bằng tay phải, và như đã biết ăn là nguồn cung cấp cho cơ thể, và những hành động tốt đẹp cần được thực hiện bằng tay phải.

6-Cấm bắt chước theo người vô đức tin, bởi lẽ chúng ta bị cấm bắt chước theo Shaytan và Shaytan là tên cầm đầu người vô đức tin.

7-Nabi – Sollollohu ‘alaihi wasallam –luôn muốn truyền đạt điều tốt, hữu ích đến tín đồ của Người và không giấu giếm họ bất cứ điều gì.


Hadith 19. Ông Abu Huroiroh, rằng Thiên Sứ của Allah– Sollollohu ‘alaihi wasallam – đã nói:

{Ai tự rời bỏ sự phục tùng và tự li khai khỏi tập thể rồi chết, là y đã chết như những người thời tiền Islam; ai chiến đấu điên rồ bởi cơn giận vìđảng phái hoặc kêu gọi đến với đảng phái hoặc bảo vệ đảng phái rồi bị giết là y đã chết như cái chết của người thời tiền Islam; ai nổi dậy rời khỏi cộngđộng của Ta,đánh luôn cảngười tốtngườitrong cộng đồng đó, y không sợ hãi trước người cóđức tin, cũng không tuân thủ theo giao ước đã định thì y không phải là tín đồ của Ta và Ta không phải là lãnh đạo của y.} (Ahmad).

Phân tích Hadith: Hadith muốn nhấn mạnh việc nghiêm cấm mọi hành động nổi dậy, li khai khỏi tập thể sau khi đã bầu chọn lãnh đạo, đã thống nhất mọi việc đều nghe theo sắp xếp của lãnh đạo dù trong thời bình hay thời chiến. Những ai tự li khai rời khỏi việc phục tùng mệnh lệnh của lãnh đạo Muslim rồi chết sau đó thìcái chết đógiống như cái chết của những người thời tiền Islam đã chết, chết trong một cuộc sống hổn độn không có lãnh đạo. Đối với ai mù quáng chiến đấu không vì mục đích rõ ràng giống như chiến đấu vìđảng phái,dòng tộc, bộ lạc hoặc kêu gọi bảo vệ, giúp đỡ đảng phái… tất cả đều bị xem là chiến đấu vì dục vọng bản thân.

Các bài học từ Hadith

1- Việc phục tùng lãnh đạo là mệnh lệnh bắt buộc, tuy nhiên ngoài những điều nghịch lại Allah Toàn Năng và Hiển Vinh.

2- Hadith phản đối kịch liệt trước hành động li khai khỏi tập thể Muslim, rời khỏi việc phục tùng lãnh đạo. Nếu như chết vẫn trên hiện trạng đó là xem như người đó chết như những người sống thời tiền Islam.

3- Hadith là bằng chứng cho những ai rời khỏi tập thể mà việc rời khỏi đó không để chống lại tập thể, thì tập thể không cần phải đứng lên chiến đấu lại y để kêu gọi y trở vào cùng tập thể, cứ để mặc y.

4-Việc phục tùng và bám sát tập thể mang lại rất nhiều điều tốt đẹp, an ninh, thanh thản và cải thiện được cuộc sống.


Hadith 20. Ông ‘Arfajah kể: Tôi đã nghe được Thiên Sứ của Allah– Sollollohu ‘alaihi wasallam – đã nói:

{Kẻ nào đến với các ngươi sau khi tất cả các ngươi đã đồng thống nhất phục tùng dưới một người đàn ông, kẻ đó muốn lung lay cây trụ của các ngươi hoặc muốn chia rẽ tập thể các ngươi thì các ngươi hãy giết kẻ đó.}(Muslim).

Phân tích Hadith: Nội dung của Hadith này đề cập vấn đề loại trừ đám người quấy rối, và tất cả những ai muốn chia rẻ tiếng nói chung của cộng đồng Muslim sau khi họ đã thống nhất, đồng phục tùng mệnh lệnh của lãnh đạo. Ý nghĩa của Hadith này là khi cộng đồng Muslim đã nhất quyết bầu một ai đó làm lãnh đạo, rồi có kẻ đến muốn ngăn chặn quyền hành của lãnh đạo đó, muốn lộng quyền, lúc này bắt buộc mọi người phải kết án cao kẻ này thậm chí là tử hình, để loại bỏ điều xấu từ kẻ đó và bảo toàn sinh mạng của tín đồ Muslim.

Các bài học từ Hadith

1-Bắt buộc phải phục tùng và tuân thủ theo lãnh đạo quản lý vụ việc cộng đồng Muslim, nghiêm cấm tự li khai dù với lý do gì.

2-Ai tự li khai rời khỏi lãnh đạo sau khi cộng đồng Muslim đã thống nhất. Khi đó, bắt buộc phải loại trừ người đó dẫu cho người đó có địa vị và thân phận ra sao.

3- Nội dung Hadith cho thấy rõ một việc thành phần li khai là một người hoặc một nhóm người thì mức án chung dành cho tất cả là tử hình. Song, đối với nhóm người có quyền lực, có tầm ảnh hưởng lớn, họ tách li bằng lời giải thích hợp lý thì họ bị xem là đám người sai quấy, còn khi họ tách li mà không có lời giải thích thoả đáng và có ý định đảo chính thì họ được xem là những kẻ cướp đường.

4-Khích lệ việc cộng đồng hướng đến tiếng nói chung và tránh xa việc chia rẻ và bất đồng.


Hadith 21. Ông ‘Abdullah bin ‘Amru, rằng Nabi– Sollollohu ‘alaihi wasallam – đã nói:

{Ai giết chết người có khế ước (bảo an) sẽ không ngửi được mùi thơm Thiên Đàng, mặc dù mùi thơm đó kéo dài tận bốn mươi năm.}(Al-Bukhari).

Phân tích Hadith: Hadith đề cập vấn đề giết một người mà người đó có trong tay quyền được bảo an mà không có lý do. Người được quyền bảo an đó là người có được thị thực vào vùng đất Islam hoặc là người đóng thuế thân để được sống trên đất nước Islam và tôn thờ tôn giáo riêng, kẻ sát nhân không được Allah cho vào Thiên Đàng trong khi mùi hương của Thiên Đànglưu hương dàitận bốn mươi năm. Điều này cho thấy cơ hội vào Thiên Đàng rất xa với với kẻ sát nhân đó. Đây là bằng chứng cho thấy Islam rất xem trọng sinh mạng con người kể cả họ là người vô đức tin nhưng đã có được giao ước hoà bình hoặc thị thực thì hành động vô cớ xâm hại đến sinh mạng của họ bị xem là đại tội.

Các bài học từ Hadith

1-Nghiêm cấm giết người có quyền được bảo an, việc xâm hại bị xem là đại tội, bởi lẽ hành động sai trái đó khiến người vi phạm bị cấm vào Thiên Đàng, dựa theo lời Hadith.

2-Theo một vài đường truyền khác ghi “giết vô cớ” “giết vô tội” đây là hạn chế được qui định trong bộ luật Shari’ah.

3- Bắt buộc tuân thủ theo hiệp ước.

4- Khẳng định rằng Thiên Đàng có mùi hương.

5- Mùi hương của Thiên Đàng lưu lại với thời gian rất lâu.


Hadith 22. Ông Abu Huroiroh kể:

{Thiên Sứ của AllahSollollohu ‘alaihi wasallam nguyền rủa cảngườiđưa và người nhậnhối lộ và người nhận hối lộ, (cả hai như nhau) trong giáo luật.}(At-Tirmizdi).

Phân tích Hadith: Thực tế cho thấy việc hối lộ giúp đạt được điều y vốn không xứng đáng, vì lẽ đó mà Thiên Sứ của Allah– Sollollohu ‘alaihi wasallam – đã cầu xin Allah trục xuất cả hai, gồm người đưa và nhận hối lộ ra khỏi lòng thương xót của Ngài, bởi lẽ, việc hối lộ gây hại nghiêm trọng đến cá thể và cả xã hội, vì vậy, Islam nghiêm cấm mọi hình thức hối lộ. Sở dĩ Hadith chỉ đề cập đến mỗi việc xét xử, bởi việc hối lộ nhằm thay đổi pháp lý là điều nguy hại khôn lường khi mà người hối lộ đút lót cho thẩm phán thay đổi pháp lý hoặc giảm nhẹ tội trạng theo ý muốn của người đưa hối lộ.

Các bài học từ Hadith

1-Nghiêm cấm hình thức hối lộ dù nhận hay đưa hoặc chỉ là vai trò hổ trợ, giúp đỡ… bởi tất cả đều bị xem là hành động giúp đỡ nhau trên phương diện sai trái.

2-Hối lộ bị liệt vào đại tội, bởi Thiên Sứ của Allah – Sollollohu ‘alaihi wasallam – đã nguyền rủa cả hai người đưa và nhận hối lộ, và lời nguyền rủa không áp dụng trừ phi điều đó thuộc thể loại đại tội. Cho nên, tất cả ‘Ulama đồng thống nhất cấm mọi hình thức hối lộ.

3-Hối lộ trên phương diện xét xử và giải quyết sẽ gây hậu quả vô cùng lớn, chịu phải tội lỗi rất nặng, bởi điều đó dẫn đến việc ăn tiền thiên hạ một cách bất công, thay đổi giáo luật của Allah khác với giáo luật mà Ngài đã thiên khải. Người nhận hối lộ là y đã tự bất công với chính mình, bất công với bản án mà y tuyên bố và bất công với người bị kết án. 



Mới hơn Cũ hơn
Bài viết liên quan