Cấm Chống Đối Lãnh Đạo Muslim

Allah –Subhanahu wa ta’ala – là có cuộc sống quần thể, nghĩa là con người không thể nào sống đơn lẻ và độc lập, mà họ cần phải sống quây quần lẫn nhau và sống chung với nhau. 

Hành hương Hajj tại Makkah


Đối với một người sống đơn lẻ không thể nào làm được những chuyện của những người khác làm và cho dù có muốn cũng không đủ thời gian hay tuổi thọ để làm một vấn đề quan trọng, vì lẽ đó mà họ cần phải sống quây quần với nhau và mỗi một người chung tay. 

Tuy nhiên, đã sống quây quần và tập thể thì mỗi người không thể nào làm theo ý riêng của mình, ông A không thể làm theo ý riêng của ông A và ông B không thể làm theo ý riêng của ông B, mà chúng ta cần một người hướng dẫn và người đó quyết định tất cả sự việc và mọi việc phải nghe theo lời người đó. 

Bởi lẽ, chỉ trong một chuyến đi ngắn ngủi mà Thiên Sứ Sollollohu ‘alaihi wasallam còn bảo như được thuật lại Abu Sa’ed Al-Khudri:

{Khi ba người đi cùng chuyến đi thì hãy để một người trong nhóm chỉ huy.} (Abu Dawood). Chúng ta thấy chỉ là một chuyện đơn giản, nhỏ như vậy mà Nabi Sollollohu ‘alaihi wasallam  bảo rằng cũng phải có người đứng ra quyết định chuyến đi của họ. 

Vậy sẽ như thế nào khi chúng ta sống quây quần trong một tập thể thì vấn đề của ra một lãnh đạo là một điều tất yếu, là một điều mà chúng ta không thể không làm. Tất nhiên, người đó không phải là người tự nhận tôi là lãnh đạo mọi người phải nghe theo, chắc chắn sẽ không ai nghe theo mà người lãnh đạo sẽ được nhóm người đó bầu chọn và bình chọn. Ngoài việc chúng ta thấy người đó đủ khả năng và phù hợp làm trách nhiệm đó mà cần phải có tình cảm mà Nabi – Sollollohu ‘alaihi wasallam – dạy chúng ta cần phải dựa theo đó mà làm:

{Lãnh đạo tốt của các người là người mà các ngươi yêu thương họ và họ yêu thương các ngươi, các ngươi cầu nguyện họ và họ cầu nguyện cho các ngươi; lãnh đạo tồi tệ của các ngươi là người mà các ngươi ghét họ và họ cũng ghét các ngươi, các ngươi nguyền rủa họ và họ nguyền rủa các ngươi.}(Muslim).

Tất nhiên, người nào tranh giành cho rằng mình xứng đáng vị trí lãnh đạo thì đó là người không phù hợp, nhưông Abu Zdar đã yêu cầu Nabi giao quyền lãnh đạo cho ông khi Người có ý định cử người đi quản lý một vùng đất nào đó, Nabi – Sollollohu ‘alaihi wasallam – bảo:

{Này Aba Zdar, thật ra anh là một người yếu, còn đó là một trọng trách, và vào Ngày Phục Sinh, nó sẽ là một nỗi ô nhục và hối tiếc, ngoại trừ người nhận lấy nó theo đúng trách nhiệm của nó và hoàn thành những gì anh ta phải làm vớinó.} (Muslim) và đường truyền khác ghi:

{Này Aba Zdar, thật ra Ta thấy anh yếu, và Ta yêu thích cho anh như yêu thích cho chính mình, anh chớ đừng làm chỉ huy dù chỉ là hai người và chớđừng quản lý tiền bạc trẻ mồ côi.} (Muslim).

Mặc dù yếu ở đây không phải yếu về kiến thức, không phải yếu về sức mạnh mà là ông ta không phù hợp khi Nabi nhìn thấy. Dựa theo Hadith, giới ‘Ulama nói người nào muốn đoạt chức vị lãnh đạo thì người đó không phù hợp mà người đó cần phải có một tư cách khác đó là khiêm tốn, thấy được người ta hơn mình và khi người đó được chọn làm lãnh đạo thì người đó làm tốt hơn.

Sau khi Nabi của chúng ta– Sollollohu ‘alaihi wasallam – qua đời, việc làm đầu tiên của Sahabah là họ không lo mai táng cho Người, bởi có một việc làm khác quan trọng hơn đó là cần chọn người quyết định vụ việc của họ, ai là người quyết định vụ việc chôn cất Nabi ra sao? Và như thế nào? Và ai sẽ làm việc kế thừa đó. Cho nên, việc đầu tiên họ làm là không lo mai táng Nabi mà họ chọn lãnh đạo của họđể người đó quản lý việc làm của họ sau khi Nabi qua đời bởi không thể sống một người mà không có lãnh đạo. Thế là Sahabah họ lại và bàn bạc nhau. Ông Abu Bakar lên ý kiến chọn ‘Umar hoặc ‘Uthman và vài người khác. Chúng ta thấy, đó là những người phù hợp nhưng bản thân của ‘Umar và những vị Sahabah khác thì lại không, thấy rằng mình không đủ tư cách thì họ lại bình chọnông Abu Bakar và sau đó mọi người quyếtđịnh chọn Abu Bakar làm lãnh đạo và cuối cùng ông ta chấp nhận làm theo.

Nghe Audio » Trực tiếp từ Makkah »

Khi Abu Bakar lên làm lãnh đạo ông ta không tự xưng mình là người lãnh đạo phù hợp, màông lại nói lời lẽ rất khiêm tốn, Abu Bakar nói: “Hỡi mọi người, tôi được chọnlàm Khalifah (thủ lĩnh) của mọi người, không có nghĩa là tôi giỏi nhất trong các người. Nếu tôi làm tốt xin mọi người hãy hỗ trợ tôi, và nếu tôi làm sai trái xin hãy chỉnh sửa cho tôi. Chân thật là đáng tin cậy, và dối trá là phản bội. Người bị các ngươi xem là yếu kémnhưng là người mạnh mẽ đối với tôi cho đến khi tôi trao trả lại cho người đó quyền lợi của họ, Inshaa Allah, và kẻ mà các ngươi xem là mạnh mẽ thì hắn chỉ là kẻ yếu kém đối với tôi cho đến khi tôi tước quyền lợi khỏi hắn, Inshaa Allah. Không một nhóm người nào từ bỏ Jihad vì chính nghĩa của Allah, ngoại trừ liền bị Allah gián lên họ nỗi ô nhục, và không một nhóm người nào mà Zina (tình dục ngoài hôn nhân) tràn lan trong họ là Allah gián sự trừng phạt lên toàn cộng đồng. Các người hãy nghe theo chỉ đạo của tôi miễn là tôi vẫn đang tuân theo Allah và Thiên Sứ của Ngài, và nếu tôi nghịch lại Allah và Thiên Sứ của Ngài, thì các người không cần phải tuân theo lệnh của tôi nữa.

Khi chúng ta chọn ai đó làm lãnh đạo là sự bầu chọn của cả cộng đồng và khi đã được bầu thì mệnh lệnh của họp hải được nghe theo, chúng ta thấy ‘Umar, ‘Uthman, ‘Ali và những vị Sahabah khác kiến thức vẫn ngang tầm với Abu Bakar nhưng họ vẫn bầu chọn ông làm lãnh đạo và khi đã chọn là họ đều tuân theo mệnh lệnh của ông một cáchrăm rắp, không kháng cự lại dù đó là mệnh lệnh gì, thích hay là không thích, tại vì chúng ta nghịch lại mệnh lệnh lãnh đạo là chúng ta nghịch lại Thiên Sứ –Sollollohu ‘alaihi wasallam– và nghịch lại Allah– Subhanahu wa ta’ala –.

Chúng ta thấy, việc Nikah (kết hôn) khi một người không có Wali, ai là người Wali đại diện đứng ra gã người con gái đó. Islam nghiêm cấm Zina, cho nên bất cứ ai cưới gã mà không có Wali gã người con gái đó thì cuộc hôn nhân đó gọi là Zina. Chúng ta thấy ai dám đứng ra đảm nhận trách nhiệm gã người con gái đó? Chính là Hakim - người lãnh đạo –như Nabi đã nói tương tự ý nghĩa người Hakim là Wali cho người không có Wali. Ai cho người đó quyền Wali đó? Allah cho, Allah chứng nhận quyền Wali của người đó. Tại sao không giao cho dòng họ người đó gã, mà phải là Hakim làm Wali? Bởi họ không đủ trách nhiệm, không đủ tư cách. Chỉ có Wali của Allah đó là Hakim của một tập thể. Khi họ được chọn là chúng ta giao quyền cho họ, họ là người quyết định, chúng ta chỉ là những người nghe theo dù chúng ta có chức vụ gì cũng phải nghe theo.

Tại trận Badr, trận lịch sử đầu tiên của Islam. Lúc này, Islam rất yếu chỉ có 314 hoặc 317 người ra trận, còn đa thần Quraish có đến 1000 người, số quân tăng gấp ba lần so với chúng ta. Nabi đã tập hợp tất cả Sahabah thời điểm đó và góp ý kiến của họ cần phải làm gì và cuối cùng mọi người đồng thống nhất nghe lệnh của Nabi, chỉ cần Nabi ra lệnh dù phải vượt sông, vượt biển, vượt lửa họ đều làm theo, họ không sợ gian nan, không sợ hãi bất cứ điều gì. Và cuối cùng Nabi quyết định đối mặt với kẻ thù và đánh, khi mọi người cùng Nabi hạ quyết tâm đánh thì được Allah phù hộ họ chiến thắng.

Còn trận Uhud, Thiên Sứ đã cử năm mươi vị Sahabah đứng trên núi Rumah nằm cạnh núi Uhud, phòng thủ kẻ thù tấn công từ phía sau, còn Nabi và mọi người cùng nghênh địch ở chiến tuyến và Người hạ lệnh dù thấy bên dưới thắng hay bạiđều không được phép rời vị trí cho đến khi có lệnh của Người. Ngay sau khi, phe Muslim đánh được địch bỏ chạy và mọi người tập trung thu nhặt chiến lợi phẩm thì những người trên núi Rumah bảo chúng ta còn ở lại đây làm gì, địch đã chạy, chúng ta hãy cùng nhau tiếp anh em thu nhặt chiến lợi phẩm. Người toán trưởng trên núi bảo không được, Nabi đã bảo chúng ta ở vị trí này cho đến khi có lệnh của Người chúng ta mới hành động, còn không chúng ta không rời khỏi núi Rumah này. Lúc này ông Khalid bin Walĩd (vẫn chưa vào Islam, ông ta là danh tướng, trong cuộc đời cầm quân của mình hơn trăm trận cả trước và sau Islam đều chưa từng thất bại)đang đứng từ xa nhìn cục diện, ngay khi thấy số lượng người trên núi Rumah rời đi là ông liền tấn công, bởi ông biết cơ hội đã đến vì trước đó hai lần tấn công đều bị toán người trên núi Rumah bắn tên đẩy lùi. Ông Khalĩd thấy thời điểm đã chính mùi nên ông tấn công và đã đánh thắng được phe Muslim. Trận này Nabi bị thương rất nặng, bị rãy răng cửa, bị chém trên đầu máu chảy xuống mặt, bị thương ở chân, sinh mạng của Nabi gần như ngàn cân treo sợ tóc. Vậy, nguyên nhân tại sao thất bại như thế? Không phải là do mọi người cãi lệnh lãnh đạo hay sao? Chúng ta cứ tưởng rằng mình là hay, mình là tài, mình là giỏi, ý kiến của mình nhưng ý kiến của mình là sai. Khi chưa có lệnh của lãnh đạo mà chúng ta hành động là chúng ta đã sai rồi.

Thời của thủ lĩnh ‘Umar bin Al-Khattab, do lo sợ việc nếu để ông Khalid bin Walĩd tiếp tục cầm quân thì ông sẽ bị mọi người thổi phồng ông lên quá mức nên ‘Umar đã tước quyền tướng cho ông làm lính, và cử ông Abu ‘Ubaidah ‘Ãmir bin Al-Jarõh làm tướng và giao cho ông 46 ngàn quân trong đó có Khalid đi đánh quân La Mã, trận đó gọi là trận Yarmũk. Khi ra đến chiến tuyến thì người Muslim mới vỡ lẽ là quân địchđến 200 ngàn quân, gấp bốn lần chúng ta. Lúc này, ông Abu ‘Ubaidah ‘Ãmir bin Al-Jarõh hợp tất cả mọi người và quyết định giao quyền tướng chỉ huy quân đội lại cho Khalid bin Walĩd, e là không làm vậy chúng ta khó thoátđược vòng vây, thử hỏi 46 ngàn quân bị 200 ngàn quân bao vây, bằng cách nào để thoát thân. Nhưng cuối cùng, Allah đã phù hộ họ bình an và còn đánh lùi được quân La Mã bởi họ tưởng phe Muslim đã được chi diện nhưng nào có quân chi diện. Trận thất bại tại Yarmũk bị xem là nỗi ô nhục của quân La Mã trước quân Muslim của chúng ta. Hỏi nguyên nhân gì giúp quân Muslim chiến thắng, đó là đoàn kết và nghe lời lãnh đạo, nghe lời tập thể và biết tự lượng sức khi thấy mình không đủ năng lực thì liền giao cho người khác phù hợp.

Vị Nabi sáng suốt nhất vẫn phải tham khảoý kiến, bàn bạc nhau trước khi quyết định vấn đề chung, thử hỏi ai tránh được lệnh này:

{Cho nên, Ngươi hãy khoan hồng đại lượng với họ, hãy cầu xin Allah tha thứ cho họ và hãy bàn bạc tham khảo ý kiến với họ. Và khi Ngươi đã quyết định thì hãy phó thác cho Allah, quả thật Allah luôn thương yêu những người biết phó thác (cho Ngài).} (chương 3 – Ali ‘Imran: 159).Đây là vị Sứ Giả của Allah–Sollollohu ‘alaihi wasallam–mạnh mẽ nhất trong thiên hạ về quan điểm, đúng đắn nhất về lý trí, và lời khuyên bảo của Người là chân lý nhất.

Chúng ta là những người sống trong tập thể, cần phải có trật tự, nếu không chúng ta chỉ thụt lùi hoặc dặm chân tại chỗ, chúng ta muốn tiến bộ cần phải tuân lệnh. Đó là lệnh của Allah chứ không phải ai khác, như Ngài phán ởchương 4 – An-Nisa: 59:

{Hỡi những người có đức tin, các ngươi hãy tuân lệnh Allah, hãy vâng lời Thiên Sứ (Muhammad) và cấp lãnh đạo của các ngươi. Trường hợp các ngươi bất đồng ý kiến nhau về một điều gì đó thì các ngươi hãy đưa điều đó trở về với Allah (Qur’an) và với Thiên Sứ (Muhammad) (tức Sunnah) nếu các ngươi thật sự có đức tin nơi Allah và Ngày Phán Xét Cuối Cùng. Đó là cách giải trình tốt nhất và đúng nhất.}

Câu Kinh này nói rằng bắt buộc phải tuân theo những người có thẩm quyền, đó là những người lãnh đạo Muslim và các học giả Islam. Theo Sunnah chính xác của Thiên Sứ cho thấy việc tuân theo mệnh lệnh lãnh đạo Muslim là điều bắt buộc, tuy nhiên chỉ trong khuôn khổ phù hợp với luật Islam. Nghĩa là chỉ cần người lãnh đạo không bảo ban điều nghịch lại Allah là toàn người dân phải nghe theo dù có hợp ý với mình hay không, còn nếu như lãnh đạo bảo ban điều nghịch lại Allah là quyết không theo bởi không có việc nghe lời con người mà nghịch lại Đấng Tạo Hóa.

Tuy nhiên, dù trong tình huống nào vẫn không được nghịch lại lãnh đạo miễn là vị lãnh đạo đó vẫn còn tuân thủ theo lệnh của Allah và Sứ Giả của Ngài, bởi Thiên Sứ đã bảo:

{Ta khuyên các người hết lòng kính sợ Allah Toàn Năng và Hiển Vinh, cũng như việc phục tùngtuân lệnh cho dù lãnh đạo của các người xuất thânlà nô lệ. Chắc chắn cuộc sống sau này các người sẽ thấy rất nhiều điều bất đồng. Khi đó, các người hãy bám chặt lấy Sunnah của Ta và Sunnah của các Al-Khulafa Ar-Rashidin sau Ta, hãy cắn chặt lấy chúng bằng răng hàm của mình. Và Ta cảnh báo các người về việc mọi hành vi cải biên đổi mới (trong tôn giáo) bởi đó là Bid‘ah và mọi điều Bid‘ah là lầm đường lạc lối.} (Abu Dawood, Ad-Darimi và At-Tirmizdi).

Lưu ý: Trong Hadith Nabi nhắc đến nô lệ (có đường truyền khác ghi là nô lệ da đen), bởi người da đen đã không được tôn trọng và còn là thân phận nô lệ là còn bị xem thường hơn nhưng khi đã bầu họ là lãnh đạo là không được cãi lệnh của họ. Có Sahabah hỏi Thưa Thiên Sứ, chúng tôi có được phép chống đối lại họ trong trường hợp lãnh đạo bất công, chúng tôi không ưa thích? Người đáp:

{Không, miễn là hắn vẫn cùng các ngươi hành lễ Salah. Khi ai đó được chọn cho lãnh đạo, rồi nhìn thấy người lãnh đạo đó làm điều tội lỗi với Allah, thì hãy ghét hành vi mà hắn làm tội lỗi với Allah, nhưng tuyệt đối không được tách khỏi mệnh lệnh của hắn.} (Muslim).

NabiSollollohu ‘alaihi wasallam nói:  

{Ai làm điều trái lệnh và tách khỏi tập thể, rồi chết sau đó là hắn đã chết như kẻ sống thời trướcIslam.} (Muslim)

Nabi Sollollohu ‘alaihi wasallam nói:

{Trách nhiệm của thứ dân là nghe lời và tuân lệnh trong vấn điều dù yêu thích hay ghét bỏ, ngoại trừ được lệnh làm tội lỗi với Allah. Khi được bảo ban làm điều tội lỗi thì lúc này không còn nghe lời và không tuân lệnh.}(Trích từ Fatãwa của Ibnu Baz)

Các vị Sahabah đã xin chỉđạo của Nabi về trường hợp mà các lãnh đạo vừa làm điều tốt và vừa làm điều xấu xa, Người bảo:

{Hãy làm tròn tráchđối với họ, và khẩn cầu Allah quyền lợi của các ngươi.}(Al-Bukhari và Ahmad).

Ông Abu Huroiroh kể: Sau khi Nabi qua đời, mọi người thống nhất bổ nhệm Abu Bakar đảm nhận trách nhiệm Khalifah, lúc đó người Ả-rập bắt đầu nổi loạn thì ‘Umar nói với Abu Bakar: Làm sao Khalifah lại chiến đấu với những người mà Thiên Sứ đã từng nói: {Ta được lệnh chinh phạt thiên hạ cho đến khi họ chấp nhận nói câu chứng ngôn đức tin: Laa i laa ha il lol loh. Theo đó, ai đã nói: Laa i laa ha il lol loh là Ta bị cấm xâm hại đến tài sản và sinh mạng của họ, ngoại trừ vì nghĩa vụ hắn phải giao nộp và quyền phán xét họ thuộc về Allah.}

Abu Bakar đáp: “Xin thề với Allah, chắc chắn ta sẽ chinh phạtnhững kẻtách biệt giữa Salah và Zakat, trong khi Zakat là trách nhiệm về tiền bạc. Xin thề với Allah, nếu họ không chịu giao nộp cho ta dù chỉ là vòng ‘Iqol (loại dây kết thành vòng dùng cột chân lạc đà) mà họ đã từng giao nộp thứ đó cho Thiên Sứ của Allah là ta cũng quyết chinh phạt họ vì tội không giao nộp đó.”‘Umar hiểu và nhận thức được vấn đề, ông nói: “Xin thề với Allah, tôi đã thấy được việc Allah đãủng hộ quyết tâm chinh phạt của Abu Bakar, tôi liền biết được quyết định của ông ta là đúng.”(Al-Bukhari).

Vì vậy, trách nhiệm của lãnh đạo là rất quan trọng, rất lớn, bởi họ không phải là người tự xưng mà là do tập thể bầu họ và khi đã bầu chọn là phải nghe theo như ông ‘Ubãdah bin Os-Somit kể: “Chúng tôi đã cam kết trung thành với Sứ giả của Allah, một lòng nghe lời và tuân theo chỉ đạo của Người dù chúng tôi yêu thích hay ghét bỏ; dù chúng tôi trong khó khăn và thịnh vượng, trách nhiệm của chúng tôi là luôn phục tùng và không chống lại mệnh lệnh của lãnh đạo.” Thiên Sứ nói:

{Ngoại trừ các ngươi thấy hành vi vô đức tin rõ ràng, có thế các ngươi mới có bằng chứng trước Allah.} (Al-Bukhari và Muslim).

Thân hữu Muslim, nếu chúng ta muốn tập thể mình phát triển và đi lên thì mỗi người chúng ta cần phải nghe theo lãnh đạo. Mỗi khi có quyết định là cần bàn bạc như Allah đã bảo Nabi như thế, đến khi lãnh đạo đã quyết định bắt buộc mọi người phải nghe theo, có như thế cộng đồng mới phát triển, còn nếu như mỗi người mỗi cách làm riêng thì cộng đồng đó chỉ có thụt lùi và đứng tại chổ mà thôi.

Cầu xin Allah phù hộ.

Mới hơn Cũ hơn
Bài viết liên quan