Chỉ những kẻ tự tôn và kiêu hãnh mới không quay về sám hối với Allah

Tawbah có nghĩa là quay trở lại từ việc không tuân theo Allah để tuân theo Ngài được gọi là sự sám hối và ăn năn. 

Thông qua Tawbah chân thành, Allah sẽ tha thứ tội lỗi cho dù các tội lỗi có lớn đến mức nào và có nhiều bao nhiêu; và thành công của một người là khi người đó kịp thời sám hối và được Allah chấp nhận.

Một số người tràn đầy lòng tự tôn và kiêu hãnh khi họ tăng cường hành động thờ phượng, vì vậy, Allah khiến họ phạm tội để họ nhận ra rằng họ vẫn là nô lệ không có quyền ngưỡng mộ những việc làm của bản thân, và bất cứ điều gì họ làm vẫn chỉ là chút ít.

Allah có thể thử thách một người bằng tội lỗi để đưa người đó trở lại với Ngài, và để người đó không ngưỡng mộ bản thân. Học giả Ibnu Al-Qayyim nói: “Tội lỗi có thể có lợi cho một người nếu nó khiến người đó ăn năn và sám hối, hơn là thực hiện nhiều hành vi thờ phượng. Đây là ý nghĩa từ những lời của một trong những người Salaf: 'Một người có thể phạm tội và vào Thiên Đàng vì nó, hoặc anh ta có thể thực hiện một hành động thờ phượng và vào Hỏa Ngục vì nó.' Khi được hỏi làm sao lại như vậy thì vị Salah này nói: ‘Một người có thể phạm một tội lỗi và cứ mãi suy nghĩ về nó. Lúc đứng, ngồi hoặc đi lại, anh ta đều nhớ lại tội lỗi của mình, vì vậy anh ta cảm thấy xấu hổ, hối hận và ăn năn và tìm kiếm sự tha thứ, và đó sẽ là phương tiện cứu rỗi của anh ta. Và một người có thể làm một việc tốt và cứ mãi suy nghĩ về nó. Lúc đứng, ngồi hoặc đi lại, anh ta đều nhớ lại nó và điều đó khiến anh ta tự ngưỡng mộ bản thân và cảm thấy tự hào, vì vậy nó là nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của anh ta. Do đó, tội lỗi có thể là yếu tố khiến anh ta thực hiện các hành vi thờ phượng và hành động tốt cũng như thay đổi thái độ của mình, anh ta sợ Allah và cảm thấy xấu hổ trước Ngài, anh ta cảm thấy bị sỉ nhục trước mặt Ngài, anh ta cúi đầu vì xấu hổ, anh ta khóc lóc hối hận và tìm kiếm sự tha thứ của Ngài. Mỗi tác động này đều tốt cho một người hơn là một hành động thờ phượng khiến người đó cảm thấy tự hào, khoe khoang và coi thường mọi người. Không còn nghi ngờ gì nữa rằng trước Allah một người làm tội lỗi có thể sẽ tốt hơn và có nhiều khả năng mang lại sự cứu rỗi hơn một người ngưỡng mộ bản thân, coi thường người khác, và nghĩ rằng mình đang làm ơn cho Allah, ngay cả khi anh ta nói những lời chỉ ra điều gì đó khác hơn thế, Allah là nhân chứng cho những gì trong trái tim anh ta. Một người như vậy có thể cảm thấy căm ghét mọi người nếu họ không coi trọng anh ta và không tự hạ mình trước anh ta.”(Madarij Al-Salikin, 1/299)

Sheikh Ibnu ‘Uthaimeen nói: “Trong nhiều trường hợp, một người phạm sai lầm và rơi vào tội lỗi, sau đó anh ta cảm thấy xấu hổ trong lòng trước Allah và anh ta hướng về Ngài, ăn năn sám hối với Ngài, vì vậy anh ta nghĩ về tội lỗi đó, liên tục hối hận và tìm kiếm sự tha thứ. Nhưng một người khác có thể nghĩ rằng anh ta vâng lời (đối với Allah) và anh ta là một trong những người tuân lệnh và tôn thờ Ngài, vì vậy anh ta bắt đầu ngưỡng mộ bản thân và không quay sang Allah, điều này ảnh hưởng xấu đến cam kết tôn giáo của anh ta. Allah là Đấng Khôn Ngoan và Thông Thái, Ngài có thể thử thách một người qua tội lỗi để khiến người đó ngay thẳng, cũng như Ngài có thể thử thách một người về cơn đói để cải thiện sức khỏe của người đó. Adam chỉ được chọn sau khi Người đã phạm tội và ăn năn sám hối, như Allah đã phán: {Rồi Thượng Đế của Y chọn Y. Ngài đã quay lại tha thứ và hướng dẫn Y.} [Qur’an:20:122] Nghĩa là, sau khi Người phạm tội và ăn năn sám hối, Thượng Đế của Người đã chọn Người và chấp nhận sự ăn năn của Người và hướng dẫn Người. Hãy nhìn những người ở lại sau chiến dịch Tabuk - điều gì đã xảy ra với họ? Không nghi ngờ gì nữa, đức tin của họ đã tăng lên và họ đã đạt được địa vị cao hơn so với trước đây. Những câu Kinh Qur’an liên quan đến họ được đọc xướng cho đến Ngày Phục Sinh có thể nào được mặc khải nếu họ không làm điều đó sau đó ăn năn sám hối với Allah?” (Al-Sharh Al-Mumti’, 3/66)

Tuy nhiên, những gì được trình bày ở trên, không mang ý nghĩa khẳng định hành động tội lỗi tốt hơn hành động ngoan đạo và thờ phượng Allah, cũng không mang ý nghĩa khuyến khích một người không vâng lời Allah. Người Muslim cần nhớ rằng hành động tội lỗi và bất tuân Allah là thứ nguy hại đến một người trong thế giới này và ở Đời Sau. Người Muslim phải tránh xa những điều Haram, những điều không vâng lời Allah. Nhưng nếu đôi lúc ai đó không thể vượt qua được dục vọng và lỡ phạm điều tội lỗi, anh ta hãy dừng lại hành động đó, nhanh chóng Tawbah với Allah và cầu xin Ngài thương xót và tha thứ.

Và chúng ta hãy biết rằng là con người thì không ai có thể tránh khỏi làmđiều tội lỗi dù ít hay nhiều, và đó là bản chất yếu đuối của con người mà Allah đã tạo ra mục đích là để con người quay về với Ngài mỗi khi họ làm lỗi. Allah yêu thích những người quay đầu sám hối (Qur’an:2:222). Thiên Sứ của Allah (ﷺ) đã nói:

“Tất cả con cháu Adam đều phạm lỗi, và người tốt nhất trong những người phạm lỗi là những người ăn năn sám hối.” (Tirmizdi, Ibnu Ma-jah và Ahmad)

Lời của Thiên Sứ đã khẳng định tất cả chúng ta không ai là người hoàn hảo, và chắc chắn sẽ không có ai là người hoàn hảo trừ Thiên Sứ của Allah (ﷺ), và đó là thực tế, nhưng người tốt nhất trong chúng ta sẽ là những ai nhanh chóng quay đầu sám hối với Allah mỗi khi làm lỗi.

Vì vậy, hỡi người Muslim, khi chúng ta làm lỗi, khi chúng ta làm điều trái lệnh Allah, khi chúng ta không vâng lời Ngài, chúng ta chớ đừng nói với bất cứ ai, đừng tiết lộ với bất kỳ người nào, chúng ta hãy trở về với Allah, thành tâm sám hối với Ngài thông qua hành vi Sujud trong lễ nguyện Salah của chúng ta, chúng ta hãy Salah trong đêm, âm thầm khóc than với Ngài về những hành vi sai trái của mình, chúng ta hãy Sujud và nói với Allah rằng bề tôi yếu đuối, bề tôi không vượt qua được dục vọng của bản thân, bề tôi thực sự đã hối hận cho hành vi sai trái của mình, bề tôi xin chân thành sám hối, xin Ngài tha thứ cho bề tôi .. Insha-Allah, Allah sẽ tha thứ cho chúng ta.

Người Muslim hãy biết rằng cho dù chúng ta có phạm tội lần này hết lần khác, nhưng mỗi lần chúng ta phạm tội, chúng ta lại hội hận và chân thành quay về sám hối với Allah, Ngài sẽ chấp nhận sự sám hối và tha thứ cho chúng ta, bởi vì Thiên Sứ của Allah đã cho biết, Người (ﷺ) nói:

“Mt người bề tôi phm ti, thưa rng: Ly Thượng Đế, xin Ngài tha ti cho bề tôi.Allah Tối Cao và Ân Phúc nói: Người bề tôi ca TA phm ti, y biết mình có Thượng Đế tha thứ ti lỗi và bắt tội’. Sau đó, y li phm ti và thưa rng: ‘Ly Thượng Đế, xin Ngài tha ti cho bề tôi’: Allah Tối Cao và Ân Phúc nói: ‘Người bề tôi ca TA phm ti, y biết mình có Thượng Đế tha thứ ti lỗi và bắt tội’. Sau đó, y li phm ti và thưa rng: ‘Ly Thượng Đế, xin Ngài tha ti cho bề tôi’: Allah Tối Cao và Ân Phúc nói: ‘Người bề tôi ca TA phm ti, y biết mình có Thượng Đế tha thứ ti lỗi và bắt tội. Hãy làm gì ngươi muốn vì TAđã tha th cho ngươi’.” (Albukhari, Muslim)

Hadith cho thấy lòng thương xót bao la của Allah đối với đám bề tôi của Ngài. Nhưng chúng ta cần lưu ở đây, lời của Allah “Hãy làm gì ngươi muốn vì TA đã tha th cho ngươi” không có nghĩa là chúng ta hãy phạm tội tùy thích, hãy không vâng lời Allah tùy thích và hãy làm Shirk với Ngài tùy thích, mà ý nghĩa ở đây là, chúng ta có thể sa ngã lần thứ hai và thứ ba và vẫn những lần tiếp theo, nhưng bất cứ khi nào chúng ta phạm tội, chúng ta liền hối hận và vội vàng tìm kiếm sự tha thứ của Allah và Ngài sẽ tha thứ cho chúng ta; và cho dù điều này lặp đi lặp lại hàng trăm lần, miễn là chúng ta thực sự hối hận khi vi phạm và nhanh chóng quay về sám hối với Allah một cách chân thành thì Ngài sẽ vẫn tha thứ cho chúng ta.

Vì vậy nếu một người bề tôi vội vàng ăn năn với Allah khi phạm lỗi, hối hận về tội lỗi và có ý định không làm điều đó, nhưng rồi sau đó anh ta lại không thể vượt qua dục vọng và cám dỗ và anh ta sa vào đó một lần nữa với sự căm ghét tội lỗi và tình yêu của anh ta dành cho Allah, anh lại quay về ăn năn với Allah một cách chân thành, Ngài sẽ tha thứ cho anh ta ngay cả khi anh ta sa ngã nhiều lần trong tội lỗi.

Và đó là ý nghĩa của lời “Hãy làm gì ngươi muốn vì TA đã tha th cho ngươi”. Riêng đối với những ai sa vào tội lỗi mà không cảm thấy hối hận, không quan tâm đến việc tìm kiếm sự tha thứ của Allah, họ vẫn tiếp tục phạm tội lần này hết lần khác trong sự ngoan cố và không có ý định quay về sám hối với Allah thì họ là những người không nằm trongý nghĩa của Hadith muốn nói.

Imam Annawawi nói: “Allah, Đấng Tối Cao, đã nói ‘Hãy làm gì ngươi muốn vì TA đã tha th cho ngươi’, nghĩa là miễn là anh ta phạm tội và ăn năn, anh ta sẽ được tha thứ, bởi vì sự ăn năn sẽ tiêu diệt những gì đã xảy ra trước đó.”

Hỡi người Muslim, chúng ta nên ghét tội lỗi, ghét những điều trái lệnh Allah và Thiên Sứ của Ngài, và chúng ta nên ghét hành vi sai trái và tội lỗi của một người. Khi nhìn thấy một người Muslim phạm tội, chúng ta không nên ghét anh ta mà ghét hành động sai trái của anh ta, chúng ta nên khuyên anh ta, nhắc nhở anh ta về Allah, cảnh báo anh ta về hình phạt của Allah, cầu nguyện cho anh ta, và bản thân chúng ta hãy tìm kiếm sự che chở của Allah giúp chúng ta tránh khỏi rơi vào tội lỗi đó.

Trong Sahih Al-Bukhari, ông Abu Huroiroh thuật lại, một người đàn ông uống rượu đã được đưa đến Thiên Sứ của Allah (ﷺ), và Thiên Sứ bảo “Hãy đánh anh ta!”. Ông Abu Huroiroh nói: “Một số người trong chúng tôi đánh anh ta bằng tay, một số đánh anh ta bằng dép của họ, và một số đánh anh ta bằng quần áo của họ. Khi họ kết thúc, một người trong số họ nói: “Cầu xin Allah làm ô nhục ngươi”. Thiên Sứ của Allah (ﷺ) nói:

“(Đừng nói những lời như vậy); chớ giúp Shaytan chống lại người anh em của các ngươi.”

Còn trong lời dẫn của Ahmad, Thiên Sứ của Allah (ﷺ) nói: “Đừng nói những điều như vậy; chớ giúp Shaytan chống lại anh ta. Đúng hơn là hãy nên nói: “Cầu xin Allah tha thứ và thương xót anh!”

Học giả Al-Hafizh Ibn Hajar nói: “Chớ giúp Shaytan chống lại người anh em của các ngươi”, có nghĩa là Shaytan muốn mang lại sự ô nhục cho anh ta, vì vậy nếu họ cầu nguyện cho anh ta sự ô nhục là như thể họ đang hoàn thành mục tiêu của Shaytan. (Fath Al-Baari:12/67).

Al-Qaari nói: Al-Qaadi nói: “Nếu Đấng Tối Cao khiến anh ta phải ô nhục, thì Shaytan sẽ có quyền lực đối với anh ta. Hoặc, khi anh ta nghe những lời đó, anh ta sẽ tuyệt vọng về lòng thương xót của Allah và sẽ tiếp tục phạm tội. Hoặc anh ta có thể trở nên tức giận và bướng bỉnh, điều này sẽ khiến anh ta tiếp tục phạm tội, vì vậy sự khẩn cầu này sẽ trở thành nguyên nhân khiến anh ta kiên trì làm những việc xấu xa của mình.” (Mirqat Al-Mafatih: 6/2374).

Người Muslim nên chân thành khuyên người anh em Muslim của mình và mong muốn điều tốt cho anh ta. Nếu anh ta rơi vào tội lỗi, chúng ta không nên giúp Shaytan chống lại anh ta, hoặc cầu nguyện những điều không tốt cho anh ta, hoặc khinh thường anh ta; mà đúng hơn chúng ta nên khuyên anh ta một cách chân thành, quở trách anh ta và ghét hành động của anh ta; chúng ta nên khẩn cầu Allah bảo vệ anh ta, và cầu nguyện xin Ngài che giấu lỗi lầm của anh ta, chấp nhận sự ăn ăn sám hối của anh ta và tha thứ cho anh ta.

Người Muslim cần nhớ rằng chúng ta không có bất cứ thẩm quyền nào trong việc can thiệp đến sự tha thứ hay không tha thứ của Allah dành cho đám bề tôi của Ngài. Allah phán:

{Ngươi (Thiên Sứ) không có bất cứ thẩm quyền nào trong vụ việc (của họ), hoặc Ngài sẽ tha thứ cho họ hoặc Ngài sẽ trừng phạt họ bởi vì họ là đám người làm điều sai quấy. Vạn vật trong các tầng trời và vạn vật trong trái đất đều thuộc về Allah, Ngài tha thứ cho ai Ngài muốn và trừng phạt bất kỳ ai Ngài muốn, bởi Allah hằng tha thứ, khoan dung.} (Chương 3 – Ali ‘Imran, câu 128, 129)

Nhưng nếu một người phạm tội một cách công khai và trắng trợn, thì điều này thật đáng trách; và anh ta nên bị ghét vì Allah tương xứng với tội lỗi của anh ta. Chúng ta, những người Muslim cần thực hiện tất cả các biện pháp có thể để ngăn chặn anh ta và bảo vệ dân chúng khỏi sự xấu xa của anh ta, ngay cả khi điều đó cần đến sự xa lánh anh ta, bởi vì anh ta cố chấp phạm tội và khoe khoang về điều đó, và mọi người không còn an toàn trước sự xấu xa của anh ta. Thiên Sứ của Allah (ﷺ) nói:

“Tất cả cộng đồng tín đồ của Ta sẽ được xí xóa ngoại trừ những người phạm tội một cách công khai. Và một trong những hình thức phạm tội một cách công khai là một người làm điều gì đó (trái lệnh Allah) vào ban đêm và Thượng Đế của anh ta đã che giấu cho anh ta nhưng vào buổi sáng anh ta lại nói với người này, người kia rằng tôi đã làm điều đó như vậy và như vậy đêm qua. Thượng Đế của anh ta đã che giấu cho anh ta suốt đêm, nhưng sáng ra anh ta lại tiết lộ điều mà Allah đã che giấu cho anh ta.” (Al-Bukhari và Muslim).

Sheikh Islam Ibn Taimiyah nói: “Nếu một người công khai thực hiện những hành vi xấu, anh ta phải bị tố cáo công khai, và nói xấu anh ta sẽ không bị coi là ghê tởm (của việc nói xấu sau lưng). Anh ta nên bị trừng phạt công khai bằng một hình phạt có thể răn đe anh ta, chẳng hạn như cô lập anh ta và các hình phạt khác. Anh ta có thể không được chào Salam và lời chào của anh ta có thể không được đáp lại, miễn là người làm điều đó có thể làm điều đó mà không gây ra một số rắc rối nhất định. Những người tốt và những người có ngoan đạo nên xa lánh anh ta sau khi anh ta chết, bằng cách không đến dự đám tang của anh ta, như họ đã xa lánh anh ta khi anh ta còn sống, nếu điều đó có thể phục vụ mục đích răn đe những người tội lỗi khác của anh ta.” (Majmu’a Al-Fatawa:28/217).

Học giả Al-Hafizh Ibn Hajar nói: “Bất cứ ai phạm tội một cách công khai và trắng trợn là đã chọc giận Thượng Đế của mình và Ngài sẽ không che đậy tội lỗi cho người đó. Bất cứ ai che giấu tội lỗi của mình vì nhút nhát trước mặt Thượng Đế của mình và trước dân chúng, Allah sẽ ban phước cho người đó bằng cách che giấu tội lỗi của anh ta.”(Fath Al-Bari:10/488).

Có một sự khác biệt giữa người làm theo ý thích bất chợt và ham muốn của mình và do đó đã không vâng lời Allah, nhưng người đó không phạm tội một cách công khai hoặc cố chấp, vì vậy khuyết điểm của anh ta nên được che giấu, và anh ta nên được khuyên nhủ và được nhắc nhở về Allah, chúng ta nên cầu nguyện để anh ta được hướng dẫn, anh ta không nên bị khinh thường hoặc bị sỉ nhục, anh ta nên được kêu gọi ăn năn, sau đó nếu anh ta ăn năn, có lẽ sau khi anh ta ăn năn, anh ta có thể tốt hơn trước khi anh ta phạm tội. Và điều này trái ngược với kẻ ngang nhiên, ngoan cố và bất chấp phạm tội một cách công khai và khoe khoang về điều đó; anh ta nên bị tố cáo và khuyên nhủ, và chúng ta cũng nên cầu nguyện để anh ta cũng được hướng dẫn. Vậy nếu anh ta vẫn cố chấp không dừng lại, thì sẽ bị trừng phạt và bị nói xấu giữa mọi người, họ phải xa lánh và xấu hổ với anh ta. Chúng ta không thể nói về một người như vậy rằng có lẽ anh ta sẽ tốt hơn trước Allah bởi vì trạng thái của anh ta là trạng thái tồi tệ nhất trong các trạng thái, vì anh ta phải hứng chịu cơn thịnh nộ và giận dữ của Allah cũng như sự trừng phạt của Ngàisắp xảy ra đối với anh ta.

Hỡi người Muslim, để có thể từ bỏ và tránh xa tội lỗi cũng như những hành vi không vâng lời Allah, chúng ta nên làm những việc sau:

1-Cố gắng đồng hành và giữ mối quan hệ với những người tốt, chính trực, ngoan đạo và học hỏi kinh nghiệm từ họ.

2- Thường xuyên Zdikr Allah và đọc Qur’an.

3-Đặt cho mình một chương trình học kiến ​​thức Islam bằng cách đọc, nghe các bài thuyết giảng.

4- Ngoài các hành vi thờ phượng bắt buộc hãy thực hiện thêm nhiều hành vi thờ phượng mang tính Sunnah.

5- Thường xuyên cầu xin Allah giúp đỡ và phù hộ tránh xa những điều tội lỗi và không vâng lời Ngài.

6- Hãy luôn nghĩ đến cái chết, hãy nghĩ đến cảnh một thân một mình trong cõi mộ và hãy nghĩ đến sự trừng phạt khủng khiếp nơi Hỏa Ngục.

Cầu xin Allah phù hộ bầy tôi luôn là những người biết quay đầu sám hối với Ngài. Cầu xin Ngài thương xót và tha thứ cho bầy tôi bởi vì Ngài là Đấng thương xót và hằng tha thứ. 

Tác giả biên soạn: Usman Ibrahim

Mới hơn Cũ hơn
Bài viết liên quan