Nhu Cầu Của Con
Người Đối Với Thông Điệp Của Muhammad (ﷺ)
Bạn có
tự hỏi mình, hỡi con người: Ai đã tạo ra bạn?
Tại
sao tôi lại được tạo ra?
Tại
sao tôi được tìm thấy trên mặt trái đất trong cuộc sống trần gian này?
Thật ra, Đấng đã tạo ra bạn là Allah (tiếng Việt gọi là Trời), không phải tượng đá, không phải con bò, cũng không phải Masih Ysa (Giê-su), cũng không phải tự nhiên, lại càng không phải bạn đã tạo ra chính mình. Đấng Tối Cao phán:
{Chúng được tạo ra từ cái không là gì hay chúng tự tạo ra
bản thân chúng?} (chương 52 – At-Tur: 35).
Nếu họ
không thể tồn tại mà không có đấng sáng tạo, và họ không thể tự tạo ra mình,
thì điều đó chứng tỏ rằng Allah là Đấng Sáng Tạo.
Có rất
nhiều người đã vô tâm với những sự thật niềm tin này: Rằng Allah là Chúa và là Đấng
Tạo Hóa của họ, và rằng Ngài là Thượng Đế của họ mà họ phải thờ phượng Ngài duy
nhất.
Chắc chắn, Allah đã tạo ra bạn và cung cấp cho bạn thức ăn để bạn thờ phượng một mình Ngài không được đồng đẳng thứ gì đó cùng Ngài, Đấng Tối Cao phán:
{(56) TA đã không tạo ra loài Jinn và loài người ngoại trừ
là để chúng thờ phượng một mình TA.(57) TA không muốn bất cứ bổng lộc nào từ
chúng và cũng không muốn chúng nuôi dưỡng TA.} (chương 51 – Azd-Zdariyat: 56, 57).
Nếu bạn chắc chắn rằng Đấng Tạo Hóa của bạn là Allah, thì Ngài ra lệnh cho bạn phải thờ phượng Ngài. Theo đó, bạn cần nhờ ai đó giải thích cho bạn cách thờ phượng Thượng Đế của bạn, dạy bạn làm thế nào để làm hài lòng Ngài, và vì điều đó, Allah đã gửi đến cho bạn Sứ Giả Muhammad (ﷺ), Người là vị Sứ Giả cuối cùng, Đấng Tối Cao phán:
{(Hỡi Thiên Sứ!) Ngươi hãy nói: “Hỡi nhân loại! Ta đích thực là Sứ Giả của Allah được cử phái đến cho tất cả các ngươi. Ngài là Đấng thống trị các tầng trời và trái đất, không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Ngài, Ngài là Đấng làm cho sống và làm cho chết. Vì vậy, các ngươi (hỡi nhân loại) hãy có đức tin nơi Allah và nơi Sứ Giả của Ngài, một vị Nabi mù chữ có đức tin nơi Ngài và nơi các lời Mặc Khải của Ngài. Các ngươi hãy đi theo Y để may ra các ngươi được hướng dẫn (đúng đường).”} (chương 7 – Al-‘Araf: 158). Loài người rất cần một Sứ Giả kêu gọi họ đến với Thượng Đế của họ một cách tốt lành và khôn ngoan để không bị mọi người xa lánh, Đấng Tối Cao phán:
{(Hỡi Thiên Sứ Muhammad!) Ngươi hãy mời gọi đến
với con đường Thượng Đế của Ngươi bằng sự khôn ngoan, và lời khuyên tốt đẹp; và
Ngươi hãy tranh luận với họ theo cách tốt nhất có thể. Quả thật, Thượng Đế của
Ngươi biết rõ nhất ai là kẻ lệch xa khỏi con đường của Ngài và Ngài biết rõ nhất
ai là người được hướng dẫn (đúng đường).} (chương 16 – An-Nahl: 125).
Nabi (ﷺ) là người đại diện truyền thông điệp cho Allah, Thượng Đế toàn vũ trụ, vì vậy không có cách nào để biết về điều Allah yêu và ghét ngoại trừ thông qua vị Nabi (ﷺ) này,Người nói:
{Hỡi mọi người, không một việc nào giúp các
ngươi đến gần Thiên Đàng và kéo các ngươi xa Hoả Ngục, ngoại trừ Ta đã ra lệnh
cho các ngươi làm chúng. Và một việc nào đẩy các ngươi đến gần Hoả Ngục và kéo
các ngươi xa Thiên Đàng, ngoại trừ Ta đã ra lệnh cấm các ngươi về chúng.}(Al-Hakim).
Chắc chắn, con người phải có một đường lối mà họ tuân
theo trong cuộc sống, điều chỉnh cuộc sống của họ và dạy họ cách đối xử với
nhau, và bất cứ ai nghiên cứu bộ luật do Muhammad (ﷺ) truyền đạt và sự
hướng dẫn của Người sẽ thấy nó thực sự kỳ diệu vì nó bao gồm tất cả lợi ích của
con người, mọi thứ họ cần thật chính xác, có lòng thương xót và cải thiện con
người. Ví dụ, xem xét những lời dạy của Muhammad (ﷺ) về mối quan hệ giữa hàng xóm với hàng xóm:
Nhắn nhủ về họ: Nabi (ﷺ) nói:
{Jibril không ngừng nhắn nhủ với Ta về tình hàng xóm, nhiều đến mức Ta nghĩ là họ sẽ được thừa kế.} (Al-Bukhari và Muslim).
Lệnh tôn trọng họ: Nabi (ﷺ) nói:
{Ai đã tin Allah và Ngày Cuối Cùng, thì hãy tôn
trọng hàng xóm của mình.}(Al-Bukhari).
Cấm gây hại đến họ: Nabi (ﷺ) nói:
{Ai đã tin Allah và Ngày Cuối Cùng, thì chớ đừng
gây hại đến hàng xóm của mình.} (Al-Bukhari).
Hỏi thăm và giúp đỡ người hàng xóm khi họ cần: Nabi (ﷺ) nói:
{Không phải là người đã tin nơi Ta đối với người
ăn no và y biết rõ người hàng xóm cạnh nhà mình đang bị đói.} (Jame’
Saghir).
Thử hỏi có bộ luật nào trên thế gian này hay hệ thống nào
do con người qui định lại tôn trọng người hàng xóm như những điều răn của Muhammad (ﷺ) thế này không?!
Con người rất cần một con người giống như họ để làm hình mẫu mà nhìn vào hành động của anh ta và bắt chước anh ta trong hành vi điều tốt và động viên làm những việc chính nghĩa. Thấy là Nabi (ﷺ) là tấm gương hoàn hảo cho toàn thể nhân loại trong suốt mọi thời đại, Đấng Tối Cao phán:
{Quả thật các ngươi (những người
có đức tin) có được ở nơi vị Thiên Sứ của Allah một tấm gương tốt đẹp. (Một tấm
gương tốt đẹp đó dành) cho những ai hy vọng (điều tốt đẹp nơi) Allah và Đời Sau
và cho những ai tưởng nhớ Allah thật nhiều.} (chương 33 – Al-Ahzab: 21).
Thiên Sứ của Allah, dù không ở cùng chúng ta bằng cơ thể của
Người, nhưng Người ở bên chúng ta bằng các lời di huấn của Người, các Hadith của
Người, và sự chỉ đạo tốt nhất là sự chỉ đạo của Muhammad (ﷺ).Cho nên, chúng
ta cần phải quay trở lại với những gì đã được Người hướng dẫn và làm theo sự chỉ
đạo cao quý của Người.
Quả thật, Muhammad (ﷺ) là đỉnh cao của sự tinh tế về đạo đức cho những ai muốn noi gương theo Người. Người là một tấm gương về sự trung thực, đáng tin cậy, rộng lượng, can đảm, tha thứ khi có thể, khiêm tốn, thanh khiết, kiên nhẫn, khổ hạnh, nhẫn nhịn và tất cả các đạo đức cao quý khác. Điều này được những kẻ thù của Người chứng nhận trước khi họ qui phục Người, Allah Tối Cao phán:
{ngược lại, nếu các ngươi tuân lệnh Y thì các ngươi sẽ được hướng dẫn đúng đường. (Và các ngươi hãy biết rằng) nhiệm vụ của Thiên Sứ chỉ là truyền đạt rõ ràng (bức Thông Điệp của Allah).} (chương 24 – An-Nur: 54).