Hadith 22. Ông Abu Huroiroh kể:
لَعَنَ
رَسُولُ اللَّهِ صَلَّى اللهُ عَلَيْهِ وَسَلَّمَ الرَّاشِيَ
وَالْمُرْتَشِيَفِي الحُكْمِ
{Thiên Sứ của Allah
–Sollollohu ‘alaihi wasallam– nguyền rủa cả người đưa và người nhận hối lộ và người nhận hối lộ, (cả hai như nhau) trong giáo
luật.} (At-Tirmizdi).
Phân tích Hadith:
Thực tế cho thấy việc hối lộ giúp đạt được điều y vốn không xứng đáng, vì
lẽ đó mà Thiên Sứ của Allah – Sollollohu ‘alaihi
wasallam – đã cầu xin Allah trục xuất cả hai, gồm người đưa và nhận hối
lộ ra khỏi lòng thương xót của Ngài, bởi lẽ, việc hối lộ gây hại nghiêm trọng đến
cá thể và cả xã hội, vì vậy, Islam nghiêm cấm mọi hình thức hối lộ. Sở dĩ
Hadith chỉ đề cập đến mỗi việc xét xử, bởi việc hối lộ nhằm thay đổi pháp lý là
điều nguy hại khôn lường khi mà người hối lộ đút lót cho thẩm phán thay đổi
pháp lý hoặc giảm nhẹ tội trạng theo ý muốn của người đưa hối lộ.
Các bài học từ
Hadith
1-Nghiêm cấm hình thức hối lộ dù
nhận hay đưa hoặc chỉ là vai trò hổ trợ, giúp đỡ… bởi tất cả đều bị xem là hành
động giúp đỡ nhau trên phương diện sai trái.
2-Hối lộ bị liệt vào đại tội, bởi
Thiên Sứ của Allah – Sollollohu ‘alaihi wasallam
– đã nguyền rủa cả hai người đưa và nhận hối lộ, và lời nguyền rủa không áp dụng
trừ phi điều đó thuộc thể loại đại tội. Cho nên, tất cả ‘Ulama đồng thống nhất
cấm mọi hình thức hối lộ.
3-Hối lộ trên phương diện xét xử
và giải quyết sẽ gây hậu quảvô cùng lớn, chịu phải tội lỗi rất nặng, bởi điều
đó dẫn đến việc ăn tiền thiên hạ một cách bất công, thay đổi giáo luật của
Allah khác với giáo luật mà Ngài đã thiên khải. Người nhận hối lộ là y đã tự bất
công với chính mình, bất công với bản án mà y tuyên bố và bất công với người bị
kết án.
Tác giả biên soạn: Mách zên
Xem hadith số 1: Cấm cạo đầu chổ này và chừa lại chổ khác
Xem hadith số 2: Cấm tin theo lời của thầy bói, nhà chiêm tinh
Xem hadith số 3: Cấm mọi hình thức làm ra vẻ trái ngược năng lực thực có