Hadith 7. Ông Marthad Al-Ghonawi thuật lại lời của Thiên Sứ (ﷺ) đã nói:
لَا تُصَلُّوا إِلَى الْقُبُورِ، وَلَا
تَجْلِسُوا عَلَيْهَا
{Không
hướng về mồ mã mà hành lễ Salah và cũng không ngồi lên chúng.}
Phân tích Hadith:
Nabi (ﷺ) cấm hướng lễ nguyện
Salah về phía mồ mã, và tương tự Người cấm ngồi lên mồ mã. Ngoài ra, còn cấm
các hình thức tương tự như dẫm bước trên mồ mã hoặc tiểu tiện lên đó, tất cả đều
bị cấm.
Các bài học từ Hadith:
1- Cấm hướng lễ nguyện Salah mà trước mặt là mồ mã, lệnh cấm
này là vô hiệu hoá lễ nguyện hướng về chúng.
2-Khoá chặt mọi cánh cửa đưa lối đến Shirk.
3-Cấm ngồi lên mồ mã bởi đó là một hình thức xem thường người
nằm dưới mồ.
4-Cấm cả hai hình thức thái quá với mồ mã và xem thường mồ
mã, bởi khi hướng lễ nguyện Salah đến mồ mã sẽ dẫn đến hành động vĩ đại hoá và
thái quá với chúng; còn khi ngồi lên mồ mã sẽ dẫn đến việc xem thường, vì lẽ đó
mà Islam cấm cả hai hình thức này.
5-Việc tôn trọng người Muslim sau khi chết vẫn còn hiệu lực
như họ còn sống, bởi Thiên Sứ (ﷺ) đã nói trong lời thuật của Hadith:
كَسْرُ عَظْمِ الْمَيِّتِ
كَكَسْرِهِ حَيًّا
{Việc bẻ
gãy xương người chết giống như bẻ gãy nó lúc còn sống.} (Ahmad).
Theo đó, việc cắt chặt cơ thể người chết là hành động sai trái, bởi bị xem là
hành động xúc phạm và hành hạ người quá cố. Vì vậy, các chuyên gia luậtIslam cấm
cắt bất cứ gì trên cơ thể người chết cho dù họ có di chúc làm điều đó, bởi họ
không có thẩm quyền như thế đối với cơ thể mình.
6-Được phép ngồi dựa lưng vào mồ mã, đây không phải là hình
thức ngồi lên. Song, nếu phong tục xem đây là hình thức xem thường mồ mã thì
không nên vi phạm, bởi vấn đề được dựa vào phong tục nhứt là khi phong tục xem
hành động dựa lưng vào mồ mã là xúc phạm thì càng nên tránh xa.
Tác giả biên soạn: Mách zên
Xem hadith số 1: Cấm cạo đầu chổ này và chừa lại chổ khác
Xem hadith số 2: Cấm tin theo lời của thầy bói, nhà chiêm tinh
Xem hadith số 3: Cấm mọi hình thức làm ra vẻ trái ngược năng lực thực có