Qurban là giết lạc đà, bò, dê hoặc cừu trong những ngày Eid Al-Adha để lấy thịt ăn và chia sẻ cho mọi người hy vọng được đến gần Allah và được Ngài hài lòng. Qurban là một việc làm noi theo Sunnah của Thiên Sứ Muhammad, vị Nabi của Islam.Ông Anas bin Maliknói:
“Thiên sứ của Allah đã làm Qurban với hai con cừu màu trắng đen có sừng.”(Albukhari,
Muslim)
Ông Abdullah
bin Umar nói:
“Thiên sứ của Allah định cư ở
Madinah mười năm đều làm Qurban.” (Ahmad, Tirmizhi, và Hadith có đường
dẫn truyền khá tốt).
Hai hadith
trên là bằng chứng rằng Qurban được khuyến khích thực hiện. Bởi vì khi Thiên sứ của Allah làm bất cứ điều gì mang tính thờ phượng và tìm ân phước nơi Allah
nhưng không qui định cụ thể cho việc làm đó thì nó mang tính khuyến khích đối với
cộng đồng tín đồ của Người, dựa trên luồng quan điểm được cho là có khả năng
đúng hơn trong các luồng quan điểm của giới học giả.
Giới học giả
có các luồng quan điểm khác nhau về vấn đề: Qurban là nghĩa vụ bắt buộc hay là
việc làm Sunnah Mu-akkadah (việc làm mà Nabi thường không bỏ). Và luồng quan điểm
được cho có khả năng đúng hơn là: Qurban là Sunnah Mu-akkdah. Tuy nhiên, tốt nhất
là người Muslim không nên bỏ việc làm Qurban khi có khả năng thực hiện.
Qurban không
những là việc làm noi theo đường lối của Thiên Sứ Muhammad mà nó còn mang ý
nghĩa làm sống lại đường lối của Nabi Ibrahim, người cha của các vị Nabi, các vị
Thiên Sứ.
Qurban là giết
tế lạc đà, bò, dê hay cừu để đến được gần Allah, Đấng Tối Cao, nhưng việc làm
này không có nghĩa là Allah cần đến thịt và máu của những con vật Qurban và
Ngài sẽ hưởng lợi từ chúng. Thực tế, việc làm này chỉ thể hiện lòng kính sợ của
người bề tôi đối với Allah như Ngài đã phán:
{Những con vật
tế, TA đã làm cho chúng thành một trong các Biểu Hiệu của Allah dành cho các
ngươi, để các ngươi có được các món tốt lành từ nơi chúng. Cho nên, khi chúng đứng
thành hàng (để cắt tiết tế lễ), các ngươi hãy nhân danh Allah lên chúng. Rồi
khi chúng đã ngã xuống nằm một bên, các ngươi hãy ăn một phần thịt của chúng và
bố thí một phần cho những người nghèo biết sống hài lòng với số phận và những
người ăn xin. TA đã chế phục chúng cho các ngươi như thế mong rằng các ngươi biết
tạ ơn TA. Thịt và máu của chúng sẽ không bao giờ đến tận Allah mà chính sự ngoan
đạo của các ngươi mới đến tận nơi Ngài. Ngài chế ngự chúng cho các ngươi như thế
là để các ngươi có dịp tán dương sự vĩ đại của Allah về những gì Ngài đã hướng
dẫn các ngươi. Và Ngươi (hỡi Thiên Sứ Muhammad) hãy báo tin mừng cho những người
làm tốt.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 36,
37).
Sau đây là một số kiến thức căn bản liên quan đến Qurban.
1.
Một số giáo luật về Qurban
·
Có được phép mượn nợ làm Qurban
không?
Trường hợp
không có khả năng thì việc Qurban không được yêu cầu. Người nào mắc nợ thì phải
thanh toán nợ trước tiên rồi mới tính đến việc Qurban.
Trường hợp mượn
tiền để mua Qurban, nếu như một người có hy vọng trả khoản nợ, chẳng hạn như
người làm việc có lương hàng tháng hoặc những người kinh doanh có thu nhập ổn định
thì người đó được phép mượn và làm Qurban, nhưng nếu như người không có hy vọng
trả nợ thì y không được mượn nợ để làm Qurban.
·
Những điều kiện cần khi làm
Qurban
Ông Jabir thuật
lại rằng Thiên sứ của Allah nói:
“Các ngươi chớ giết con vật (làm Qurban) trừ phi con vật đó
đã là Musinnah, trường hợp có sự khó khăn thì các ngươi hãy giết con cừu Jiz’ah.”(Muslim)
Musinnah có
nghĩa có độ tuổi đủ lớn, đối với lạc đà thì phải được 5 năm tuổi trở lên, bò
thì phải 2 năm tuổi trở lên, còn dê thì phải 1 năm tuổi trở lên.
Riêng cừu chỉ
cần ở tuổi Jiz’ah là được, đó là từ 6 tháng tuổi trở lên. Dựa theo hadith, nó
cho thấy chỉ được phép làm Qurban đối với cừu 6 tháng tuổi trở lên là khi nào
có sự khó khăn tức không tìm thấy con vật nào khác ngoài con cừu 6 tháng tuổi
hoặc chỉ có khả năng mua con cừu 6 tháng tuổi thôi. Tuy nhiên, đại đa số học giả
thì nói rằng được phép làm Qurban đối với cừu 6 tháng tuổi không phải kèm theo
bất kỳ điều kiện nào; bằng chứng cho câu nói của họ là các hadith khác đã nói
được phép làm Qurban đối với cừu 6 tháng tuổi.
Khi một người
đã xác định con vật làm Qurban thì phải tuân theo các qui định dưới đây:
1-
Y không được bán, biếu tặng con vật đó, cũng không được thay đổi trừ phi
đổi lấy con khác tốt hơn. Nếu như y chết thì người khác sẽ giết con vật đó thay
y, và những người hưởng quyền thừa kế từ y sẽ thay y ăn, biếu tặng và phân phát
cho người nghèo.
2-
Trường hợp con vật có khiếm khuyết chẳng hạn như bị què một chân, nếu là
do lỗi không quan tâm và bất cẩn thì y phải đi đổi lại con khác lành lặn hơn,
còn nếu như không do lỗi bất cẩn và lơ là từ y thì con vật vẫn có giá trị.
3-
Nếu như con vật chạy mất hoặc bị trộm, nếu là do lỗi bất cẩn và lơ là của
y thì y phải thay thế một con khác, còn nếu không phải do lỗi bất cẩn và lơ là
của y thì y không phải chịu bất cứ điều gì; và khi nào tìm thấy con vật thì giết
nó cho dù thời gian đã hết.
4-
Không được phép bán bất cứ thứ gì từ con vật Qurban, riêng đối với những
gì được biếu tặng hay được Sadaqah từ thịt của con vật Qurban thì người được biếu
và được Sadaqah được quyền cho, bán tùy ý, nhưng không được bán cho người đã biếu
và Sadaqah cho y.
5-
Con vật phải
được cắt tiết từ sau lễ nguyện Salah Eid trở đi bởi vì thời gian giết con vật
Qurban được tính sau khi lễ nguyện Salah Eid kết thúc và tốt nhất là sau khi kết
thúc bài thuyếtgiảng, và nó kéo dài cho đến hoàng hôn của ngày thứ mười ba. Vì
vậy, ai giết mổ hoặc cắt tiết con vật trước lễ nguyện Salah Eid thì không có
giá trị của Qurban.
2.
Một số vấn đề liên
quan đến Qurban
Ông Anas bin
Malik nói:
“Thiên sứ của Allah đã làm Qurban với
hai con cừu màu trắng đen có sừng, Người đã tự tay cắt cổ chúng, Người nhân
danh Allah, Takbir rồi đặt chân của Người lên hông của chúng.”(Albukhari,
Muslim)
Hadith là bằng
chứng cho một số vấn đề liên quan đến Qurban, các vấn đề quan trọng tiêu biểu:
1. Theo giáo luật, Qurban
được phép làm cho bản thân, gia đình và những ai khác bởi vì Thiên sứ của Allah
và các vị Sahabah từng làm Qurban cho bản thân họ và cho cả người thân trong
gia đình của họ.
2. Con vật Qurban
nên là con đực tốt hơn bởi vì Thiên Sứ của Allah đã làm Qurban hai con cừu đực
và bởi vì thịt của nó ngon hơn, tuy nhiên, tất cả các học giả đều đồng thuận rằng
con cái vẫn có giá trị để Qurban.
3. Chọn những
con có sừng làm Qurban tốt hơn những con không có sừng, mặc dù vẫn có thể làm Qurban
với những con không có sừng, các học giả không có bất đồng quan điểm trong vấn
đề này.
4. Giáo luật
huyến khích chọn con vật Qurban có màu sắc đẹp và đặc điểm tốt, và tốt nhất là
có màu lan đen trắng hoặc màu trắng của nó nhiều hơn đen. Đây cũng là cách để
tôn vinh những biểu hiệu của Allah Tối Cao. Ngài phán:
{Những con vật
tế, TA đã làm cho chúng thành một trong các Biểu Hiệu của Allah dành cho các
ngươi, để các ngươi có được các món tốt lành từ nơi chúng.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 36).
{Đó (là điều lệnh
của Allah). Ai tôn trọng các biểu hiệu của Allah thì y thực sự thuộc những trái
tim ngoan đạo.} (Chương 22 –
Al-Hajj, câu 32).
Ibnu Abbas nói về ba tiêu chuẩn cho con vật Qurban: “Làm cho con vật
tròn béo, đẹp và trang trọng.”(Albukhari, Muslim).
5. Khuyến
khích người làm Qurban tự tay cắt tiết con vật Qurban nếu y là người thạo việc
bởi vì việc cắt tiết Qurban cũng là một hành vi tìm sự hài lòng nơi Allah.
Albukhari nói: (Abu Musa ra lệnh bảo các con gái của ông tự cắt tiết con vật Qurban)
(Fathu Al-Bari: 10/19). Còn nếu như người làm Qurban không thạo việc cắt
tiết con vật thì hãy ủy thác việc này cho người Muslim nào thạo việc bởi vì
Thiên Sứ của Allah từng ủy thác cho Ali giết con vật Qurban thay Người trong lần
hành hương Hajj chi tay.
6. Giáo lý qui
định nhân danh Allah và Takbir khi cắt tiết con vật Qurban, nói: (Bismiillah,
Wollo-hu-akbar), Bismillah là bắt buộc còn Wollo-hu-akbar là khuyến khích;
không khuyến khích đọc thêm bất cứ một lời nào khác vì không có cơ sở giáo lý,
ngoại trừ lời Du-a xin được chấp nhận; và cũng không được Salawat cho Nabi
trong thời điểm này vì không phù hợp.
Bắt buộc phải
nhân danh Allah (Bismillah) lúc cắt tiết con vật Qurban. Nếu khoảng thời gian
khi nhân danh Allah với việc đặt dao vào cổ con vật để cắt tiết khá lâu thì phải
nhân danh lại trừ phi khoảng thời gian không đáng kể chẳng hạn đã đặt con vật
vào tư thế chuẩn bị cắt tiết và đi lấy dao.
3. Những
khiếm khuyết làm mất giá trị Qurban
Ông Al-Barra’
bin A’zib thuật lại: Thiên Sứ của Allah đứng dậy trong đám chúng tôi, nói:
“Bốn khiếm
khuyết không có giá trị cho Qurban: con vật bị đui một con mắt với đặc điểm rõ
ràng, con vật bị bệnh với căn bệnh rõ ràng, con vật bị què chân một cách rõ
ràng và con vật gầy còm.” (Abu Dawood, Tirmizhi, Annasa-ivà những vị học
giả khác; Tirmizhi nói: đây là Hadith Sahih)
Hadith là bằng
chứng nói rằng bốn khuyết tật này là những yếu tố cản trở giá trị của Qurban,
và bốn khiếm khuyết này cũng bao hàm cho những khiếm khuyết khác có mức độ
tương đồng hoặc nặng (nhiều) hơn.
Khiếm
khuyết thứ nhất: Đui một mắt với
đặc điểm rõ ràng có nghĩa là mất hoàn toàn một con mắt. Dựa theo lý này thì nếu
như con vật mà mắt của nó bị hư không nhìn thấy nhưng con mắt không bị mất đi
thì vẫn có giá trị cho Qurban bởi vì sự đui mắt của nó chưa rõ ràng. Và dĩ
nhiên nếu con vật mù cả hai mắt thì nó mất đi giá trị Qurban bởi vì mù cả hai
còn nặng hơn đui một bên mắt.
Khiếm
khuyết thứ hai: Bệnh với căn bệnh
rõ ràng có nghĩa là cơ thể con vật có những dấu hiệu rõ ràng của căn bệnh, các
dấu hiệu căn bệnh thể hiện rõ trên cơ thể của nó chẳng hạn như trên lưng của nó
toàn ghẻ lở; và ghẻ lở sẽ làm ảnh hưởng đến thịt và mỡ của nó.
Khiếm
khuyết thứ ba: Què chân một
cách rõ ràng có nghĩa là một trong bốn chân của con vật bi hư, đi khập khiễng,
bước đi rất khó khăn trông giống như muốn gãy. Và dĩ nhiên nếu con vật bị đứt
lìa một trong tứ chi của nó thì càng không có giá trị cho Qurban vì như thế còn
nặng hơn cả bị què và bởi vì như thế là con vật không lành lặn.
Khiếm
khuyết thứ tư: Gầy còm tức gầy
yếu quá mức, có nghĩa là nếu con vật chỉ hơi gầy thì không sao, giống như nếu
con vật bị thương nhẹ ở con mắt của nó hoặc sự què chân của nó không đáng kể vẫn
có thể di chuyển bình thường thì vẫn có giá trị cho Qurban.
Quả thật, hadith
trên là bằng chứng cho chúng ta hiểu rằng nếu có những khiếm khuyết khác ngoài
bốn khiếm khuyết này hoặc ngoài những khiếm khuyết tương đồng với bốn khiếm
khuyết đó thì không trở ngại cho Qurban của con vật. Bởi lẽ, hadith là lời
trình bày và giới hạn phạm vi, nếu như có những khiếm khuyết khác ngoài bốn khiếm
khuyết này làm cản trở giá trị Qurban của con vật thì chắc chắn Thiên sứ của
Allah đã trình bày và liệt kê ra, vì việc trì hoãn sự trình bày và giải thích
khỏi thời điểm cần thiết là không được phép đối với sứ mạng của Người.
Con vật bị
rách tai, gãy sừng cũng như những khuyết điểm không đáng kể khác không làm ảnh
hướng đến giá trị Qurban của con vật.
Không được phép làm Qurban với giống cừu được nuôi để lấy mỡ sau khi đã
cắt bỏ phần lớp mỡ của nó bởi vì như thế con vật sẽ không được coi là lành lặn.
Đến đây, chúng ta đã kết thúc nội dung Qurban.
Cầu xin Allah phù
hộ cho bầy tôi tránh khỏi những nguyên nhân làm trái với mệnh lệnh và giáo luật
của Ngài, xin Ngài phù hộ cho bầy tôi luôn khẳng định được đức tin mà Ngài hài
lòng, xin Ngài tha thứ tội lỗi cho bầy tôi, những tội lỗi đã qua và những tội lỗi
sẽ làm, những tội lỗi bầy tôi biết cũng những tội lỗi mà bầy tôi không hay biết,
và Ngài là Đấng biết rõ và am tường mọi thứ hơn bầy tôi.
Lạy Allah, cầu
xin Ngài ban mọi điều tốt lành, những gì bầytôi biết và những gì bầy tôi không
biết, bầy tôi cầu xin Ngài che chở bầy tôi tránh khỏi mọi điều xấu, những điều
xấu mà bầy tôi biết và những điều xấu mà bầy tôi không biết, xin Ngài phù hộ bầy
tôi tránh xa những bản chất và tính khí xấu cũng như những việc làm không tốt đẹp.
Lạy Allah, bầy tôi luôn hy vọng và
khao khát lòng nhân từ nơi Ngài, xin Ngài đừng gây khó khăn cho bản thân bầy
tôi, xin Ngài cải thiện và ban điều tốt lành cho tất cả mọi vụ việc của bầy
tôi, quả thật không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Ngài, Ngài là Thượng
Đế Duy Nhất không có đối tác ngang vai.
Lạy Allah, xin
Ngài chấp nhận việc làm ngoan của bầy tôi, xin Ngài xí xóa cho những sai sót của
bầy tôi. Lạy Allah, bầy tôi cầu xin Ngài kiến thức hữu ích, việc làm được chấp
nhận và bổng lộc tốt lành. Lạy Allah, xin Ngài đáp lại lời cầu xin của bầy tôi,
xin Ngài khẳng định niềm hy vọng của bầy tôi, xin Ngài tha thứ cho bầy tôi, cho
cha mẹ của bầy tôi và cho tất cả những người đồng đạo Muslim.
Tác giả biên soạn: Usman Ibrahim
Xem thêm:
Các thuật ngữ trong Islam mà người Muslim cần biết
Câu Chuyện Về Nabi Musa Với Fir’aun & Ân
Phước Nhịn Chay Ngày A’shu-ra