Hadith thứ sáu - Phân Tích 40 Hadith Nawawiyah.
6- Ông Abu Abdullah Al-Nuaman
bin Basheer (cầu xin Allah hài lòng về ông) kể: tôi đã nghe Rosul (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho
Người) nói: "Quả thật, mọi điều Halal được phép và mọi điều Harom bị cấm
đã được phân định rất rõ ràng và ở giữa hai khoảng Halal và Harom có những điều
bị nghi ngờ làm nhiều người không biết đến, và ai từ
bỏ được chúng – những điều bị nghi ngờ đó – thì y đã tránh được tai tiếng về
tôn giáo và danh dự của mình còn ai rơi vào những điều bị nghi ngờ đó thì đã
rơi vào điều Harom như thể người chăn cừu chăn xung quanh vành đai cấm suýt
chút là rơi và vanh đai cấm đó. Chẳng phải mỗi vị vua đều có vành đai cấm hay
sao? Chẳng phải vành đai cấm của Allah là những điều đã bị Ngài cấm hay sao? Chẳng
phải trong mỗi người có một cục máu nếu nó tốt lành thì cả
cơ thể sẽ tốt lành còn nếu nó hư đốn thì cả cơ thể sẽ hư đốn theo,
chẳng phải đó là con tim hay sao ?" Hadith do Al-Bukhory ghi lại ở phần
Iman, chương sự ưu đãi của những ai vô tội trong tôn giáo của y, Hadith số 52
và Muslim ghi lại ở phần hợp tác, chương lấy điều Halal và bỏ những điều còn
nghi ngờ, Hadith số 107 và 1599.
* Những bài học rút từ Hadith:
1- Mọi vật được chia làm ba loại:
Halal được phép làm, Harom không được phép làm và điều bị nghi ngờ, mỗi loại có
một giáo riêng như sau:
a) Điều Halal được phép làm
thì không một ai bị khiểu trách khi làm nó cả thí dụ: thưởng thức những gì được
Allah cho phép như củ hạt, trái cây... Đây là điều Halal ai cũng rõ.
b) Điều Harom bị cấm làm sẽ bị
khiển trách đối với ai làm nó thí dụ: uống rượu, ăn xác chết, thịt heo và những
gì tương tự... Đây là điều Harom ai cũng rõ.
c) Điều bị nghi ngờ: đây là điều
dẫn đến bất đồng ý kiến trong mọi người, có người cho rằng Halal, có người cho
rằng Harom có người im lặng và có người thì phân tích.
Thí dụ điều bị nghi ngờ: thuốc
lá trong những ngày đầu mới xuất hiện làm mọi người nghi ngờ không thể xác định
được là Halal hay Harom nhưng ngày nay đã được bác sĩ nghiên cứu và chứng minh
rằng thuốc lá là điều độc hại, đến đây chúng ta không còn gì nghi ngờ gì cả mà
khẳng định là điều Harom bị cấm.
2- Những lý do đưa đến sự nghi
ngờ:
a) Kiến thức kém: với kiến thức
ít ỏi sẽ làm cho chúng ta rơi vào tình trạng nghi ngờ, bởi một khi hiểu biết
nhiều sẽ hiểu được nhiều điều mà mọi người không biết.
b) Hiểu biết kém: tức hiểu chậm
và có khi người có kiến thức nhiều nhưng lại không hiểu nhiều cũng làm rơi vào
tình trạng nghi ngờ.
c) Lơ là trong vấn đề nghiên cứu:
không chịu khó nghiên cứu tìm kiếm để biết được tận tường sự việc cũng làm cho
bị nghi ngờ.
d) Điều tệ hại nhất trong chuyện
này là có ý định xấu: bởi y chỉ muốn cố ra sức bảo vệ câu nói của mình mà bỏ đi
sự nghiên cứu thêm để biết rõ sự thật là đúng hay sai. Với ý định bảo thủ này
không cho phép y đến với kiến thức đúng thật – cầu xin Allah được bình an – bởi
y chỉ muốn tìm kiến thức phù hợp với sở thích của y.
Sự nghi ngờ này không phải ai
cũng bị như được minh chứng qua hai bằng chứng sau thứ nhất là câu nói của Nabi
(cầu xin Allah ban bình an và phúc lành
cho Người):"có nhiều người không biết đến" tức có nhiều người biết đến điều này.
Thứ hai: nếu sự nghi ngờ này
ai cũng bị thì không thể gọi Qur'an là sự phân giải, điều này đồng với nghĩa
trong giáo lý Islam còn điều gì đó không rõ ràng thì quả thật điều này tuyệt đối
không có trong giáo lý Islam.
3- Với sự nghi ngờ này để phân
biệt ai là người cố công học hỏi và ai không cố công học hỏi.
4- Không có giáo lý nào trong
Islam điều gì đó mà không một ai biết cả, vì Nabi (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người) nói: "có nhiều người không biết đến."
5- Khuyến khích bỏ những điều
nghi ngờ nhưng phải có bằng chứng minh chứng sự nghi ngờ đó có còn nếu không có
bằng chứng minh chứng sự nghi ngờ đó có thì đó chẳng qua là sự sáo lòng mà
thôi. Một khi đã tìm thấy được sự nghi ngờ thì con người được lệnh phải khiêm tốn
mà bỏ khuất điều nghi ngờ đó đi còn nếu không có nguồn gốc cho sự nghi ngờ đó
thì việc từ bỏ nó cần phải suy nghĩ lại.
Thí dụ: được ghi lại trong
Soheeh Al-Bukhory từ bà A-y-shah t kể rằng:
Có nhóm người đến gặp Nabi (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho
Người) và hỏi: Thưa Rosul của Allah! Có người mang thịt đến tặng chúng
tôi, chúng tôi không biết được họ có nhắc tên Allah khi cắt cổ không (tức đọc
Bismillah) ? Nabi (cầu xin Allah ban
bình an và phúc lành cho Người) đáp: "Các
anh hãy đọc Bismillah (Nhân danh Allah) rồi hãy ăn đi." Hadith do Al-Bukhory ghi lại.
Hỏi: Vậy chúng ta có nên bỏ số thịt đó e rằng họ không đọc
Bismillah khi cắt cổ hay không ?
Đáp: Không cần phải làm thế, bởi ở đây không có gì phải lo sợ
cả vì Nabi (cầu xin Allah ban bình an
và phúc lành cho Người) đã nói: "Các
anh hãy đọc Bismillah (Nhân danh Allah) rồi hãy ăn đi."
Tương tự thế, nếu người Do
Thái giáo hay Thiên Chúa giáo mang thịt do chính họ cắt cổ đến tặng bạn thì
không cần phải hỏi rằng: con vật này ăn có giết theo cung cách Islam hay không,
bởi câu hỏi này không liên quan gì đến vấn đề.
Tương tự, nếu dính trên áo vết
dơ gì đó không biết được rằng là dơ hay không thì chúng ta có nên mặc hay không
?
Đáp: Nhìn thử xem, nếu đoán rằng nó là chất dơ thì chúng ta
nên tránh xa, một khi dự đoán chất dư càng mạnh thì càng nên tránh xa, còn nếu
không đoán được đó là gì thì khỏi quan tâm đến, vì vậy mà Nabi (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho
Người) đã dứt khoát trả lời câu hỏi của người đàn ông gặp phải rắc rối
không biết bị hư nước Wuđụa hay không trong lúc dâng lễ Solah rằng:
Nabi (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người) nói: "Không
được bỏ đi cho đến khi nghe được tiếng hoặc cảm nhận được xì hơi." Hadith do Al-Bukhory ghi lại.
6- Một khi đã rơi vào sự nghi
ngờ thì đã rơi vào điều Harom như Nabi (cầu
xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người) đã nói: "ai rơi vào những điều bị nghi
ngờ đó thì đã rơi vào điều Harom."
7- Bắt buộc ngăn chặng mọi
phương tiện dẫn đến Harom và đây là điều giáo lý Islam bảo, như Allah đã phán:
{Và chớ mắng nhiếc những (thần
linh) mà họ van vái ngoài Allah, bởi vì do vô kiến thức họ sẽ mắng nhiếc lại
Allah để trả thù.} Al-An-a'm: 108.
Qua câu kinh người Muslim không được phép chửi
mắng các thần linh của những người thờ đa thần hồng ngăn chặng việc họ sẽ chửi
lại Allah trong khi đó chửi thần linh của người đa thần là chân lý và việc chửi
Allah để trả thù là vô kiến thức.
8- Xoay quanh việc hoàn thiện
và hư đốn của con người là nằm ở con tim, khi con tim tốt lành thì cả cơ thể sẽ tốt lành còn nếu nó hư đốn thì cả cơ thể sẽ hư
đốn theo.
Rút được bài học quí giá ở đây là phải ra sức bảo vệ con
tim nhiều hơn ra sức bảo vệ tay chân bởi con tim là trung tâm của mọi việc và
con tim là điều mà con người bị thử thách vào ngày tận thế, như Allah đã phán:
{Há y không biết, khi mọi vật nằm
dưới mộ đều bị quật lên ? * và mọi điều (bí mật) trong lòng sẽ được phơi bày.} Al-A'diyat: 9 – 10.
Allah phán ở chương khác:
{Quả thật, Ngài (Allah) thừa khả
năng làm y (sống) trở lại * Vào một ngày mà mọi bí mật (của con tim) đều được
kiểm tra.} Al-Toriq: 8 – 9.
Vì vậy, anh phải tẩy rửa con tim sạch khỏi sự đa thần,
Bid-a'h (cái tân), kỳ thị, đố kỵ, ghét bỏ anh em Muslim khác và tất cả mọi đức
tính xấu xóa đi giáo lý Islam bởi con tim là nguồn gốc của mọi việc.
9- Trong Hadith đáp lại những
kẻ làm tội lỗi một khi bị ngăn cản làm điều tội lỗi thì họ đáp: sự kính sợ nằm ở
đây rồi họ vỗ lên lòng ngực mình, quả là dùng chân lý minh chứng cho điều vô
nghĩa, bởi vì Người mà nói ra câu:
"Sự kính sợ là ở đây." Hadith do Muslim ghi lại, câu
nói này là do chính Nabi (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người) nói
và ý nghĩa của Hadith là: khi ở đây (tức con tim) biết kính sợ thì mọi phần
khác của cơ thể sẽ biết sợ theo nhưng ý muốn của họ "Sự kính sợ là ở
đây" mang ý nghĩa là họ sẽ tiếp tục làm tội lỗi còn sự kính sợ vẫn nằm
trong tim họ.
Để đáp lại cho nghi vấn này rất dễ bằng lời giải thích
sau: nếu những gì ở đây tốt đẹp thì mọi điều khác sẽ tốt đẹp theo, bởi Nabi (cầu
xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người) đã nói: "nếu nó tốt lành thì cả cơ thể
tốt lành còn nếu nó hư đốn thì cả cơ thể hư đốn theo".
10- Mọi hành động của con người
được bắt nguồn từ con tim vì câu nói của Nabi (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người): "nếu nó tốt lành thì cả cơ thể
tốt lành còn nếu nó hư đốn thì cả cơ thể hư đốn theo".
Hỏi: Với bằng chứng này trí tuệ có nằm trong con tim
không ?
Đáp: Đúng vậy, trong Hadith có ngụ ý rằng trí tuệ nằm
trong con tim và cơ quan điều khiểu nằm ở con tim như được Qur'an đã đề cặp,
Allah phán:
{Thế sao chúng chẳng chịu chu
du trên trái đất để cho con tim chúng hiểu được (thực tại) và tai của chúng có
dịp nghe câu chuyện về (sự trừng phạt)? Quả thật, không phải những cặt mắt của
chúng bị mù mà là do chính con tim trong lồng ngực của chúng mới bị mù lòa} Al-Haj: 46.
Hỏi: Con tim suy nghĩ bằng cách nào, ra sao ?
Đáp: Đây là điều không biết được nhưng là người Muslim phải tin là trí tuệ nằm trong con tim như đã được Qur'an đề cặp ở trên.
Halal được phép và mọi điều Harom bị cấm đã được phân định rất rõ ràng |